• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện tại một số địa phương ở Việt Nam

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG [1]

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện tại một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính của BVĐK tỉnh Khánh Hòa

BVĐK tỉnh Khánh Hòa gồm38 khoa phòng gồm: 9 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng; tổng nhân lực hiện có 1208CNVC-LĐ (trong đó có 175 đảng viên, 156 cán bộ trình độ trên đại học, 212 cán bộ trình độ đại học) và 1 Trung tâm dịch vụ Y tế.

Năm 2011 là năm thứ năm thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP tự chủ một phần tài chính. BV chủ yếu dựa vào khoản thu từ quỹ BHYT, VP trựctiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT. NSNN chỉ cấp một phần cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện (năm 2011 chiếm 13.29% trong các nguồn thu).Ngoài ra, bệnh viện còn huy động nguồn vốn từ xã hội hoá để xây dựng khu khámbệnh theo yêu cầu nhằm tăng nguồn xã hội hóa trong việc mua sắm TTB y tế và cải tạo mở rộngbệnh viện(vì nhu cầu về TTB y tế là rất lớn nhưng nguồn vốn của bệnh việnthì giới hạn).

Bệnh viện Khánh Hòa được sự quan tâm sâu sắc của UBND tỉnh và các ban ngành liên quan trong công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và định hướng phát trỉển. Hàng năm, tỉnh vẫn cấp kinh phí thường xuyên và kịp thời, đáp ứng cho công tác hoạt động của Bệnh viện. Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa luônủng hộ và tạo điều kiện để Bệnh viện Khánh Hòa nâng cao năng lực khám và điều trị như công tác mua sắm máy móc phục vụ chẩn đoán, công tác đào tạo phục vụ nâng cao kiến thức cho điều trị cũng như quản lý Bệnh viện bằng nguồn kinh phí ngân sách.

Bộ Y tế và Sở Y tế Khánh Hòa luôn tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn , cũng như giải quyết những vướng mắc trong công tác điều trị, phòng và chống dịch…Được sự tạo điều kiện của các cấp quản lý tạo hành lang pháp lý để Bệnh viện triển khai công tác xã hội hóa trong y tế, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh đó, BV còn tổ chức hoạt động nhà thuốc bệnh viện, cho thuê mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

bằng nhà xe,... Nguồn thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng đáng kể (năm 2015 là 31,64%).Từ khi thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ, BV đã tăng thu tiết kiệm chi, nên khoảng chênh lệch thu chi hàng năm cao. Từ đó bệnh viện trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để mua sắm TTB, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập và chităng thu nhập cho CBCNV.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính củaBệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh là bệnh viện tư có 150 giường bệnh và là một trong những BVĐK hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế, là nơi cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao.

Bằng nguồn vốn cổ phần, Bệnh viện mạnh dạn đầu tư trang bị cơ sở vật chất và TTB hiện đại. Hệ thống cận lâm sàng dùng cho chẩn đoán được trang bị đầy đủ như: CT scan đa lát cắt, x-quang kỹ thuật số, siêu âm màu 3 chiều, 4 chiều, siêu âm tim, hệ thống xét nghiệm hoàn chỉnh đảm bảocho các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch… Bệnh viện sẵn sàng cung cấp phòng dịch vụ cho người bệnh và người nhà bệnh nhân với nhiều cấp độ khác nhau tuỳtheo nhu cầu của khách hàng.

Loại hình này gần giống như loại hình bệnh viện khách sạn và hiện rất được yêu chuộng trên thị trường. Đồng thời Bệnh viện trả lương cao nên thu hút được đội ngũ giáo sư bác sĩ giỏi để khám và điều trị cho bệnh nhân. Ngoàira, tại Khoa Khám bệnh, người bệnh được hướng dẫn tận tình chu đáo, luôn có nhânviên hỗ trợ tư vấn khám bệnh, thủ tục khám bệnh, hẹn trả kết quả hồ sơ…

Bệnh việnAn Sinh là một bệnh viện tư nhưng có mô hình quản lý tài chính rất tiến bộ sovới bệnh viện công. Nếu như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chủ yếu dựa vào NSNN thì Bệnh viện tư An Sinh dựa vào khuynh hướng thị trường mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng caochất lượng khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân và sử dụng hiệu quả nguồn thukhai thác được để tái đầu tư.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho BVĐK thành phố Đồng Hới

Y tế là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh mạng của người dân do đó vấn đề cân đối giữa tính công bằng và hiệu quả trong y tế cần hết sức coi trọng. Đảm bảo tính công bằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển là vấn đề cấp bách và lâu dài. Trong khi đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội là vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở y tế nơi cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên hoạt động của các cơ sở y tế rất nhạy cảm với những tác động của các chính sách về y tế do đó việc nghiên cứu áp dụng các bài học kinh nghiệmcần phải được cân nhắc thậntrọng.

Qua kinh nghiệm của một số BV chúng ta có thể rút ra bài học có thể áp dụng tại BVĐKthành phố Đồng Hới như sau:

Thứ nhất, Chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho các bệnh viện công lập; đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịch vụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người có bảo hiểm nhà nước hoặc bảo hiểm lao động. Tăng nguồn thu từ các quỹ BHYT, BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT. Chính sách hướng đến BHYT toàn dân là biện pháp chính đáng mà chúng ta nên học tập.

Thứ hai,Nâng cao tính tự chủ, năng động của các BVCL, huy động mọi nguồn lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng nhân dân, đặc biệt là những người có khả năng chi trả... Nhằm tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị địa phương phát huy quyền chủ động quản lý, tuyển dụng, sử dụng biên chế và sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám bệnh và thị trường hóa mộtsố loại hình cung cấp dịch vụ như tổ chức KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu...nhưng không có nghĩa là thương mạihóa sự nghiệp y tế mà cần thông qua sự tăng cường quản lý của Nhà nước bằng hệ thống luật pháp. Coi trọng và phát triển BHYT là cách thức hữu hiệu nhất để đảmbảo vững chắc nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế.

Thứ ba, Tăng đầu tư từ NSNN, đápứng nhu cầu KCB cao củanhân dân.

Thứ tư,Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư từ nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế