• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa thành phố

2.4.2. Những tồn tại

Bên cạnh những mặt đạt được, bệnh viên đa khoa thành phố Đồng Hới còn có một số tồn tại sau:

Thứ nhất, do cơ chế quản lý trong suốt thời gian qua đã tạo cho Bệnh viện quen với việc được NSNN bao cấp mà chưa chủ động trong việc tự thu để chi. Khi chuyển sang cơ chế tài chính mới, được tự chủ một phần về tài chính, một mặt tạo tiền đề cho Bệnh viện phát triển nhưng mặt khác cũng đặt Bệnh viện trước nhiều bỡ ngỡ, và không ít khó khăn cần giải quyết. Đólà:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm có tỷ trọng giảm dần, chỉ đáp ứng được khoảng 35%-40% nhu cầu của Bệnh viện trong khi bệnh viện thường xuyên đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân. Chi cho giường bệnh từ nguồn NSNN thấp, NSNN chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, còn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và BHYT thu được. Hơn nữa nguồn NSNN cấp chưa có chiến lược, định hướng, mục tiêu, phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý kế hoạch theo những mục tiêu phát triển của Bệnh viện trong dài hạn mà việc cân đối ngân sách cho Bệnh viện vào khả năng thu và cơ cấu chi củaNSNN.

- Thiếu các nguồn lực để duy trì vàđảm bảo chi cho các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng và để thực hiện mục tiêu công bằng trong phân phối các dịch vụ y tế cho nhân dân. Bệnh viện đã tập trung chi cho con người và lĩnh vực điều trị chiếm 80%-85% tổng thu từ nguồn thu viện phí, BHYT nên hầu như không còn kinh phí để đầu tư mới, duy tu, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Trang thiết bị tuy đãđược trang bị thêm nhưng còn hạn chế, lạc hậu và thiếu nhiều trang thiết bị y tế chuyên dùng hiện đại; một số khoa lâm sàng và cận lâm sàng đang trong tình trạng xuống cấp mà vẫn chưa được đầu tư sửa chữa hoặc xây mới như: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, truyền nhiễm, da liễu. Số giường bệnh các chuyên khoa như chấn thương, ngoại, sản, nhi còn thấp so với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Còn thiếu các chuẩn mực tiêu chí dựa trên bằng chứng phản ánh chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế.

Thứ hai, các nguồn tài chính hiện tại đã thiếu so với nhu cầu chăm sócsức khỏe nhân dân tại bệnh viện nhưng lại được phân bổ không công bằng giữa các hoạt động; nguồn NSNN còn rất hạn chế, chưa hợp lý so với yêu cầu phát triển bệnh viện, chỉ được cấp ở mức tối thiểu theo định mức của Nhà nước. Trong tổng chi của bệnh viện thì chi về điều trị chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu từ viện phí, BHYT. Tuy nhiên giá viện phí đang áp dụng hiện nay chưa cơ cấu đủ các yếu tố chi phí nên viện phí thu được chưa cao.

Thứ ba, phương thức chi trả dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chủ yếu là thanh toán theo dịch vụ. Bệnh viện mới áp dụng phương thức chi trả theo định suất,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuy nhiên phương pháp này còn thiếu tính hệ thống và chưa tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu điều chỉnh theo thực tế mô hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, suất phí thấp nên thường xuyên xảy ra tình trạng vượt trần, vượt quỹ BHYT, gây khó khăn cho công tác quyết toán tài chính và chưa đáp ứng được yêu cầu chi phí cungứng dịch vụ cho người bệnh.

Thứ tư, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, đa số dân ở các huyện vùng núi trong tỉnh và các địa bàn lân cận đến khám chữa bệnh tại bệnh viện đều không có thuận lợi về địa lý để tiếp cận với dịch vụ y tế của bệnh viện cung cấp như dân ở các Huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch, Ròn…, bên cạnh đó họ còn thiếu kiến thức về y tế và thu nhập chưa cao nên ít có điều kiện chi trả cho việc sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Bệnh nhân tại bệnh viện thường là bệnh nhân nghèo nên việc chi trả cho việc sử dụng các dịch vụ y tế còn hạnchế.

Thứ năm, Chênh lệch thu - chi từ năm 2015- 2017 đều có dư ra tuy nhiên không nhiều điều đó dẫn đến thu nhập cán bộ của công nhân viên phần lớn vẫn còn ở mức thấp và vẫn chưa đủ nuôi sống gia đình.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại Những nguyên nhân khách quan Về chính sách quản lý của nhà nước

Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về cơ chế tài chính của bệnh viện còn rườm rà, không đồng nhất gây nên khó khăn và thiếu sót trong quản lý tài chính. Chế độ tài chính theo Nghị định 43/2006 của Chính phủ chưa đồng bộ, vẫn bị ràng buộc bởi những quy định cũ, nên chưa thực sự tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tự chủ trong thu chi tài chính.

Các VBQPPL còn chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn nhau trong việc xử lý cơchếtựchủtài chính đốivớibệnhviệncông. Thiếucác thôngtư hướngdẫncụthể cách thức, phương pháp để bệnh viện đạt tới mục tiêu tự chủ tài chính một cách hiệu quảnhất.

Về tình hình kinh tế- xã hội

Khó khăn về kinh tế vĩ mô đãảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng chi NSNN cho y tế. Tốc độ tăng chi NSNN cho y tế trong ba năm gần đây sụt giảm rõ

Trường Đại học Kinh tế Huế

rệt do ảnh hưởng chung từ những khó khăn kinh tế vĩ mô và chính sách thắt chặt tài khoá. Theo số liệu dự toán ngân sách của Bộ Y tế trong hai năm 2002-2017 [19], ngân sách dành cho y tế tăng 14,2% (sau khi đãđiều chỉnh theo chỉ số giảm phát), trong khi ngân sách chung chỉ tăng 2,8%. Tốc độ tăng dự toán NSNN cho y tế giai đoạn 2014-2017 đã chậm đi, dưới 7%/ năm so với mức tăng ngân sách chung hơn 9%/năm.

Chi công trong tổng chi tiêu y tế (bao gồm NSNN, BHYT và viện trợ) trong vài năm qua có xu hướng giảm, từ 46,6% năm 2015 xuống còn 42,6% năm 2017 theo số liệu Tài khoản y tế quốc gia ước tính mới nhất năm 2017.

Về vị trí địa lý

Do bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới cách bệnh viện TƯ Huế khoảng 150 km, nên tâm lý của người dân hầu hết khi có bệnh dù nặng hay nhẹ và có điều kiện thì họ sẽ đi thẳng vào Huế để chữa trị. Điều này làm cho nguồn thu của bệnh viện thường không cao dẫn đến thu nhập của cán bộ ít thay đổi.

Những nguyên nhân chủ quan

Bệnh viện chưa chú ý đến chiến lược phát triển và các kế hoạch dài hạn, chủ yếu mới chỉ có các kế hoạch tác nghiệp và ngắnhạn

Mặc dù đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính nhưng thực tế những năm qua Bệnh viện chưa quan tâm đến nghiên cứuthị trường và khách hàng của mình, chưa xây dựng và lựa chọn được các mục tiêu chiến lược, chưa xác định được chiến lược cạnh tranh và hợp tác cơ bản trong quá trình phát triển. Vì vậy một số chính sách, chương trình kế hoạch, các biện pháp về tài chính để thực hiện các mục tiêu và quyết định quản lý đãđề ra chưa thật phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất về định hướng.

Bệnh viện chưa phát triển được nhiều các chuyên khoa điều trị sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao

Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên bệnh viện chưa mở rộng và phát triển được các chuyên khoa điềutrị sâu, có chất lượng, năm 2017 bệnh viện đã thành lập khoa khám và điều trị theo yêu cầu nhưng do mới hoạt động nên chưa đáp ứng nhu

Trường Đại học Kinh tế Huế

cầu KCB chất lượng của bệnh viện.Yêu cầu phát triển được nhiều kỹ thuật chẩn đoán điều trịbệnh kỹ thuật caolà rất cần để thu hút người bệnh, song do còn hạn chế về nâng cao tay nghề chuyên môn cho y bác sỹ nên các dịch vụ y tế kỹ thuật cao còn chưa nhiều, chưa đa dạng đáp ứng nhu cầu KCB và tình hình diễn biến bệnh tật phứctạp.

Do còn hạn chế về nguồn tài chính cũng như thu hút đầu tư nên đầu tư cho máy móc, trang thiết bị ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại của Bệnh viện còn nhiều hạn chế. Máy móc của bệnh viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đang ngày càng gia tăng cả về lượng và chất. Trang thiết bị y tế của bệnh viện hầu hết đã lạc hậu, nguồn cung chủ yếu là được cấp phát và phân bổ từ trên xuống, số lượng máy móc bệnh viện tự sắm sửa rất ít và chất lượng không cao. Điều này thực sự gây ra áp lực cho quản lý tài chính Bệnh viện trong bối cảnh nhu cầu về đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại thì lớn nhưng khả năng về nguồn tài chính của Bệnh viện cũng như khả năng chi trả của người dân ở đây thì rất hạn hẹp.

Yếu tố con người

Nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới còn thiếu nhiều y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường.

Chế độ đãi ngộ cho CBCCVC chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y tế quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao động, điều kiện làm việc vất vả. Thu nhập của cán bộ dựa chủ yếu vào phân bổ nguồn kinh phí từ trên rót xuống.

Đội ngũ cán bộquản lý tài chính, kế toán của bệnh viện trìnhđộ, năng lực của cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được các yêu cầu hoàn thiện, đổi mới quản lý tài chính cho phù hợp theo cơ chế mới, nhất là khi quy mô bệnh viện tăng nhanh, các yếu tố thị trường tác động mạnh tới hoạt động của bệnhviện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

3.1 Định hướngphát triển bệnh việnđa khoa thành phố Đồng Hới