• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.7. Công cụ thu thập thông tin

Nghiên cứu sinh, giảng viên hướng dẫn và một chuyên gia nhân học đến từ Trường Đại học Copenhaghen, Đan Mạch thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu.

2.7. Công cụ thu thập thông tin

- Phần 1. Phần hành chính, bao gồm: Thông tin về thời gian phỏng vấn, tên điều tra viên, tên giám sát và địa điểm phỏng vấn; Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu

- Phần 2. Thông tin chung về tình hình sức khỏe của thai phụ - Phần 3. Thông tin về việc hỗ trợ của gia đình đối với thai phụ - Phần 4. Thông tin về hành vi của người chồng đối với thai phụ - Phần 5. Thang đo trầm cảm

- Phần 6. Kết thúc phỏng vấn và hẹn lịch cho lần phỏng vấn tiếp theo

 Bộ công cụ dùng để phỏng vấn phụ nữ sau sinh (24h-48h sau sinh), được ký hiệu là Q3, bao gồm các nội dung:

- Phần 1. Phần hành chính, bao gồm: Thông tin về thời gian phỏng vấn, tên điều tra viên, tên giám sát và địa điểm phỏng vấn; Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu

- Phần 2. Thông tin về trẻ và quá trình sinh đẻ

- Phần 3. Kết thúc phỏng vấn và hẹn lịch cho lần phỏng vấn tiếp theo

 Bộ công cụ dùng để phỏng vấn phụ nữ sau sinh (từ 4-12 tuần sau sinh), được ký hiệu là Q4, bao gồm các nội dung:

- Phần 1. Phần hành chính, bao gồm: Thông tin về thời gian phỏng vấn, tên điều tra viên, tên giám sát và địa điểm phỏng vấn; Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu

- Phần 2. Thông tin về sức khỏe của mẹ và bé, - Phần 3. Thang đo trầm cảm sau sinh

- Phần 3. Thông tin về chăm sóc sau sinh và hỗ trợ sau sinh - Phần 4. Kết thúc phỏng vấn.

Thang đánh giá trầm cảm trong mang thai và sau sinh

Như đã mô tả ở phần tổng quan, nghiên cứu sử dụng thang EPDS để đo trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh [34]. Thang đo bao gồm 10 câu hỏi,

tìm hiểu về cảm nhận của phụ nữ trong vòng 7 ngày vừa qua bao gồm tâm trạng phiền muộn, cảm giác bị tội, lo âu và ý tưởng tự sát. Mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn trả lời, tính theo thang điểm từ 0 đến 3 điểm, trong đó: câu 1, 2 và 4:

cách tính điểm cho các đáp án tăng dần từ 0 đến 3; câu 3, 5 -10 được cho điểm ngược lại, điểm số cho câu trả lời giảm dần từ 3 đến 0 điểm cho đáp án cuối. Tổng điểm của bộ câu hỏi từ 0 đến 30 điểm, điểm càng cao thì mức độ trầm cảm càng tăng.

Độ tin cậy của thang đo cũng đã được đánh giá là cho kết quả tốt với chỉ số Cronbach’s alpha là 0,87. Tác giả Cox đã khuyến nghị thang đo EPDS rất hữu ích trong việc sàng lọc trầm cảm trước và sau sinh ở cộng đồng như đã phân tích ở phần tổng quan [34]. Trong nghiên cứu này, chỉ số Cronbach’s alpha khi đo trầm cảm trong khi mang thai là 0,72 và sau sinh là 0,76.

Thang đo EPDS lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và được đánh giá trên cộng đồng người Việt di cư ở Australia và cho điểm cắt 9/10 với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 68,5% [102]. Gần đây, thang đo EPDS một lần nữa được thực hiện ở Việt Nam do Trung tâm RTCCD thực hiện và đưa ra điểm cắt thấp hơn rất nhiều là 3/4 với độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 69,7% và 72,9% [30]. Mặc dù thang đo này đã được chuẩn hóa và dịch ra tiếng việt, thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, các nghiên cứu về trầm cảm ở Việt Nam sử dụng nhiều điểm cắt khác nhau (3/4, 9/10 và 12/13). Như đã mô tả và phân tích ở phần tổng quan về điểm cắt để xác định trầm cảm trong nghiên cứu cho thấy điểm cắt 9/10 là điểm cắt được khuyến nghị nhiều nhất để phát hiện trầm cảm. Đây cũng là điểm cắt được sử dụng tại một số quốc gia Châu Á, nơi có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu của Bronwen và cộng sự về việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu đưa ra khuyến nghị rằng: có hai điểm cắt có thể sử dụng là 12/13 và 9/10. Mặc dù ở điểm cắt 12/13 cho độ

nhạy là 95% và độ đặc hiệu 84%. Tuy nhiên, các chuyên gia sử dụng và phát triển thang đo EPDS khuyến cáo nên sử dụng điểm cắt thấp hơn là điểm 9/10 để các trường hợp trầm cảm không bị bỏ qua [24].

Chính vì những lý do trên, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng điểm cắt 9/10 để xác định tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Dựa vào điểm cắt 9/10, ngưỡng phân loại trầm cảm như sau:

Tổng điểm của thang đo EPDS < 10: Không trầm cảm Tổng điểm của thang đo EPDS ≥ 10: Trầm cảm

Dưới đây là nội dung các bộ công cụ được sử dụng để phỏng vấn ở các giai đoạn khác nhau (chi tiết bộ câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1):

Thang đánh giá lo âu

Nghiên cứu cũng sử dụng thang đo rối loạn lo âu ở người trưởng thành tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và cộng đồng có tên gọi SRQ 20 (Self-Reporting Questionnair 20 items) của WHO [103]. SRQ20 gồm 20 tiểu mục với lựa chọn trả lời là có hoặc không, được sử dụng để chẩn đoán các triệu chứng rối loạn lo âu thông thường với tổng điểm tối đa là 20 điểm.

Thang đo này đã được Trần Tuấn và cộng sự năm 2004 dịch ra tiếng việt và chuẩn hóa bộ công cụ với điểm cắt 7/8, độ nhạy là 73% và độ đặc hiệu là 82%

[104]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phụ nữ có điểm SRQ20> 7 thì được định nghĩa là rối loạn lo âu.

2.7.2. Nghiên cứu định tính

Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm gồm 3 phần (chi tiết bản hướng dẫn được trình bày ở phụ lục 2):

Phần I. Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu

Phần II. Nội dung của bản hướng dẫn phỏng vấn sâu

- Phụ nữ giới thiệu bản thân thông qua câu chuyện về cuộc đời của họ - Tiền sử sinh sản

- Quá trình mang thai và hỗ trợ từ gia đình trong khi mang thai - Lo lắng hay mối quan tâm nào khi đang mang thai không - Trải nghiệm của phụ nữ về trầm cảm và bạo lực

- Nguyên nhân trầm cảm

- Hành vi tìm tiếm những hỗ trợ và những khó khăn trong quá trình tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ

Phần III. Kết thúc cuộc phỏng vấn 2.8. Xử lý và phân tích số liệu