• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hành vi bạo lực của chồng đối với phụ nữ

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh

4.3.3. Hành vi bạo lực của chồng đối với phụ nữ

tắm trong tháng đầu sau sinh và không cho phụ nữ và em bé ra ngoài vì sợ nắng và gió. Bốn phụ nữ chia sẻ họ cảm thấy ngột ngạt khi ở mãi trong phòng kín, nhiều khi làm cho mình cảm thấy bế tắc và tù túng. Điều này, khiến một số phụ nữ có thể bị stress lâu dài sẽ phát triển thành trầm cảm [54].

hiện trên 320 phụ nữ Mexico gốc Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ các dạng bạo lực thấp hơn lần lượt là: bạo lực tinh thần do chồng trong thời kỳ mang thai là 10,9%, bạo lực thể xác là 3,4% và bạo lực tình dục trong mang thai là 1,5% [121]. Nghiên cứu của Fisher và cộng sự năm 2013 trên 519 thai phụ ở Hà Nam cũng cho tỷ lệ bạo lực thể xác trong khi mang thai là 3,8% khi sử dụng cùng công cụ đo trầm cảm [21].

Như đã trình bày ở trên, phụ nữ bị bạo lực trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người không bị bạo lực trong mang thai. Điều này cũng được thể hiện ở các nghiên cứu trước đó cho thấy bạo lực gia đình/bạo lực bạn tình trong khi mang thai ảnh hưởng mạnh mẽ đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai bị bạo lực do chồng/bạn tình thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp từ hơn 2 đến hơn 3 lần khi so sánh với những phụ nữ không bị bạo lực trong mang thai [73], [122], [123].

Như nghiên cứu của Rodriguez và cộng sự thực hiện trên phụ nữ mang thai tại Latin ở Los Angeles cho thấy: phụ nữ mang thai bị bạo lực do chồng/bạn tình thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn hai lần khi so sánh với thai phụ không bị bạo lực do chồng/bạn tình (OR, 2,43; 95% CI, 1,16-5,11) [123]. Một nghiên cứu khác của Mahenge và cộng sự thực hiện trên phụ nữ mang thai ở Tanzania năm 2013 đã chỉ ra rằng: những phụ nữ mang thai bị bạo lực do chồng/bạn tình thì nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hơn 3 lần khi so sánh với thai phụ không bị bạo lực do chồng/bạn tình (AOR 3,31, 95% CI 2,39–4,59) [57].

Bạo lực do chồng trong mang thai không chỉ liên quan chặt chẽ với trầm cảm trong khi mang thai mà còn liên quan chặt chẽ với trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự kết hợp mạnh mẽ giữa trầm cảm sau sinh và bạo lực thể xác và hoặc tình dục trong mang thai. Kết quả này tương đồng

với một nghiên cứu phân tích tổng hợp kết quả các nghiên cứu khác, những phụ nữ bị bạo lực thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao gấp hơn 3 lần so với những phụ nữ không bị bạo lực [124]. Một nghiên cứu khác tại Brazil cũng cho kết quả về mức độ trầm trọng của bạo lực với trầm cảm sau sinh [72].

Những phát hiện này khẳng định trong các nghiên cứu định lượng về mối liên quan giữa bạo lực chồng/bạn tình với sức khoẻ tâm thần của phụ nữ. Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng các phương pháp định tính, nghiên cứu đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về trải nghiệm của phụ nữ bị bạo lực trong thời kỳ mang thai và những ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ tâm thần của phụ nữ trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày. Bạo lực tinh thần theo định nghĩa của WHO đề cập đến nhiều hành vi khác nhau, từ sự sỉ nhục đến hăm dọa và đe dọa, gây hại. Trong nghiên cứu này, phụ nữ nhấn mạnh nhiều nhất đến các hành vi như: họ cảm thấy bị bỏ qua, bị từ chối hỗ trợ và bị kiểm soát từ chồng. Các nghiên cứu hiện tại về bạo lực gia đình ở Việt Nam đã ghi nhận về tình trạng căng thẳng trong hôn nhân, trong đó người chồng sử dụng và duy trì quyền lực của nam giới để kiểm soát vợ mình thông qua các hành vi bạo lực và bỏ qua các nhu cầu của vợ [125], [126].

Phụ nữ vốn dễ bị tổn thương, cộng thêm giai đoạn mang thai hoặc sinh cùng với bạo lực làm cho mức độ trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, phụ nữ thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía chồng và các thành viên khác trong gia đình cùng với mâu thuẫn giữa mẹ chồng-nàng dâu rất phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam [127]. Tất cả điều này làm tăng sự tổn thương đối với phụ nữ, nhiều phụ nữ trong nghiên cứu rơi vào tình trạng căng thẳng và bế tắc.

Mặc dù nước ta đã có luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, nhưng đến nay nhưng tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực vẫn còn khá phổ biến đặc biệt là phụ nữ mang thai như đã mô tả ở phần kết quả. Vì vậy, đây cũng là vấn đề mà các cán bộ y tế, lãnh đạo địa phương và các tổ chức cộng đồng cần phải lưu ý và quan tâm hơn trong quá trình sàng lọc và hỗ trợ giúp đỡ các thai phụ đặc biệt những thai phụ báo cáo bị bạo lực và trầm cảm trong mang thai và sau sinh.