• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hỗ trợ của gia đình đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh

4.3.2. Hỗ trợ của gia đình đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

sau sinh của Klainin và cộng sự cho thấy: phụ nữ có trình độ học vấn thấp thì nguy cơ bị TCSS cao hơn phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn [54].

Nghiên cứu của Diana Pham năm 2017 về yếu tố liên quan đến trầm cảm cho biết những phụ nữ có trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao từ 2,3 đến 2,4 lần khi so sánh với những phụ nữ có trình độ cao hơn [113].

họ không quan tâm đến việc khám thai định kỳ của họ và cũng không hỗ trợ họ công việc nhà, thậm chí cũng không tâm sự và chia sẻ với phụ nữ về những khó khăn và những lo lắng cho thai nhi…trong khi đó, phụ nữ cho rằng chồng của họ chính là người mà họ cho là quan trọng nhất trong việc chia sẻ những khó khăn và lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày. Điều này, làm cho tâm trạng của họ càng trở nên trầm trọng hơn, đã buồn lại càng buồn hơn, đã bế tắc lại càng bế tắc hơn.

Ngoài việc hỗ trợ phụ nữ trong khi mang thai từ phía các thành viên trong gia đình, việc hỗ trợ sau sinh cũng rất quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là trong tháng đầu sau sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh liên quan mạnh mẽ đến trầm cảm sau sinh.

Kết quả cho thấy những phụ nữ không được hỗ trợ sau sinh thì nguy cơ trầm cảm sau sinh cao gấp gần 4 lần khi so sánh với những phụ nữ được hỗ trợ sau sinh. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền trên bệnh nhân bị trầm cảm cho thấy: Phụ nữ không được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 30 ngày đầu sau sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 40%. Tiếp đến không được hỗ trợ của người thân 22,3%, mâu thuẫn với bố mẹ chồng và quan hệ vợ chồng bất hòa đều chiếm 14,2% [139]. Trong giai đoạn sau sinh người phụ nữ cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức. Do vậy, việc được nghỉ ngơi trong giai đoạn này rất quan trọng giúp cho họ nhanh chóng hồi phụ sức khỏe.

Vì vậy, những căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi, buồn phiền trong thời gian sau sinh như phải chăm sóc trẻ (đặc biệt ban đêm), bất đồng trong quan hệ với các thành viên trong gia đình đặc biệt với chồng, không được sự trợ giúp của người thân, không được nghỉ ngơi sau sinh… đều có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Kết quả của chúng tôi giống với nghiên cứu của Fisher J. và công sự (2004), được tiến hành trên 506 phụ nữ sau sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những bà mẹ không được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 30 ngày đầu sau sinh có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn những bà mẹ khác [136]. Nghiên cứu của Lê Quốc Nam cũng cho kết quả tương tự: những bà mẹ không thường xuyên được sự trợ giúp của người thân trong vấn đề chăm sóc trẻ (đặc biệt vào ban đêm) thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn so với những bà mẹ được giúp đỡ thường xuyên [138].

Gần đây, nghiên cứu của Diana Pham và cộng sự năm 2017 cũng cho kết quả tương tự: phụ nữ sau sinh không được hỗ trợ chăm sóc trẻ thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao gấp gần 4 lần so với những phụ nữ được hỗ trợ sau sinh với (OR=3.54; 95%CI: 1.62–7.74) [113].

Ở các nước châu Á, việc hỗ trợ phụ nữ sau sinh đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất. Nghiên cứu của Murray và cộng sự cũng cho thấy việc hỗ trợ từ phía gia đình ruột là rất quan trọng trong thời kỳ hậu sản vì hầu hết các xung đột hoặc căng thẳng xảy ra đối với phụ nữ từ phía các thành viên trong gia đình là chồng, đặc biệt là mẹ chồng và chồng. Cho nên, hầu hết phụ nữ sau sinh họ thường ở nhà mẹ đẻ của mình sau khi sinh. Ngoài ra, ở với mẹ của họ có thể cảm thấy an ủi hơn sau khi sinh. Điều này góp phần giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh [20], [22]. Ở Nhật Bản, phụ nữ có thai từ trên 32 đến 35 tuần, họ được về sống với bố mẹ đẻ cho đến khoảng 2 tháng sau sinh. Trong giai đoạn này, họ nhận được sự hỗ trợ của nhà nước và chủ yếu từ mẹ đẻ mình. Người mẹ sẽ truyền lại cho con mình những kiến thức và kỹ năng liên quan đến chăm sóc trẻ [54].

Ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Việt Nam được khuyến khích nghỉ ngơi 1 tháng sau sinh. Phụ nữ sẽ được nghỉ trên giường và nhận được sự hỗ trợ của mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc người thân trong gia đình trong việc chăm sóc con, nấu ăn và một số công việc nội trợ khác [80]. Một số hoạt động như tắm, gội đầu, ra khỏi nhà và bị gió lùa trong tháng đầu sau sinh là nên tránh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé.

Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam còn bị cấm biểu lộ cảm xúc tiêu cực, than phiền, khóc. Mặt khác, nếu họ sinh được một cậu con trai thì họ sẽ không phải làm gì trong tháng đầu, chỉ tập trung tinh thần tốt để chăm con [120]. Ở Malaysia, phụ nữ được quy định nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng và mặc quần áo ấm, buộc đá ấm xung quanh bụng hoặc ở trong một căn phòng nóng để phục hổi cân bằng cơ thể và để tự bảo vệ mình khỏi bị tổn hại bởi những linh hồn ma quỷ [81]. Họ còn được chăm sóc hàng ngày từ một nữ hộ sinh có kinh nghiệm như mát xa toàn thân, chuẩn bị phòng tắm trị liệu và giúp sản xuất sữa bằng một công thức pha trộn các loại thảo dược và lòng đỏ trứng [54].

Mặc dù những nghi lễ, phong tục tập quán sau sinh ở các nền văn hóa khác nhau nhưng nhìn chung họ đều muốn tốt cho sức khỏe bà mẹ mới sinh và trẻ em. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng chỉ ra đây cũng là điểm tốt nhưng cũng là vấn đề đối với một số phụ nữ bị kiêng khem một cách nghiêm ngặt làm cho họ cảm thấy ngột ngạt và mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu có thể xảy ra. Có 5/20 phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi rơi vào tình trạng căng thẳng mâu thuân giữa mẹ chồng và nàng dâu trong việc hỗ trợ phụ nữ sau sinh. Mâu thuẫn xảy ra do bất đồng quan điểm về nuôi con bằng sữa mẹ.

Một phụ nữ tâm sự rằng em ít sữa nên em muốn cho con ăn thêm sữa ngoài nhưng mẹ chồng em không cho hay phong tục kiêng khem không cho phụ nữ

tắm trong tháng đầu sau sinh và không cho phụ nữ và em bé ra ngoài vì sợ nắng và gió. Bốn phụ nữ chia sẻ họ cảm thấy ngột ngạt khi ở mãi trong phòng kín, nhiều khi làm cho mình cảm thấy bế tắc và tù túng. Điều này, khiến một số phụ nữ có thể bị stress lâu dài sẽ phát triển thành trầm cảm [54].