• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bản chất của kế toán quản trị chi phí

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

1.1. Khái quát về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí

Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư, quyết định sử dụng các nguồn lực, các quyết định quản trị khác trong doanh nghiệp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán quản trị:

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFCA định nghĩa “Kế toán quản trị được xem như là một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của tổ chức cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của tổ chức [53, tr 84]. Như vậy theo quan điểm này, kế toán quản trị đã được khái quát các nội dung, công việc cụ thể đồng thời là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm quản trị theo từng hoạt động cụ thể của đơn vị.

Theo Hội các nhà kế toán quản trị IMA định nghĩa “Kế toán quản trị là công việc có sự kết hợp của việc ra quyết định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và cung cấp các thông tin chuyên sâu về báo cáo tài chính nhằm giúp các nhà quản trị điều hành và thực hiện các chiến lược kinh doanh” [54, tr 8]. Theo quan điểm này, kế toán quản trị đã được khái quát theo các công việc cụ thể mà các nhà quản trị phải thực hiện với mục tiêu thực hiện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động.

Theo Burns, Quinn, Warren&Oliveira (2013) định nghĩa ngắn gọn: “Kế toán quản trị là một bộ phận trong tổ chức nhằm cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính trong quá trình ra quyết định của nhà quản lý” [46, tr 5]. Theo quan điểm này,

kế toán quản trị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, dựa vào các thông tin đó các nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành các hoạt động trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo Luật Kế toán Việt Nam (2015) định nghĩa “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” [29, điều 3]. Theo quan điểm này kế toán quản trị được khái quát các bước công việc cụ thể đồng thời là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm đưa ra các quyết định điều hành nội bộ các hoạt động kinh doanh.

Như vậy, mỗi quan điểm đề cập đến một góc độ khác nhau của kế toán quản trị, tuy nhiên các khái niệm đều mang đặc điểm chung: Là bộ phận của hệ thống kế toán đơn vị cung cấp thông tin định lượng, đối tượng sử dụng là bên trong đơn vị, với mục đích kiểm soát, hoạch định và ra quyết định trong đơn vị.

Bên cạnh các khái niệm về kế toán quản trị còn có khái niệm về kế toán chi phí. Theo Institute of Management Accountants, kế toán chi phí được định nghĩa:

“Kế toán chi phí là kỹ thuật hay phương pháp để xác định chi phí cho một dự án, một quá trình hoặc một sản phẩm. Chi phí này được xác định bằng việc đo lường trực tiếp, kết chuyển tùy ý hoặc phân bổ một cách hệ thống và hợp lý” [53, tr 25].

Giá trị của quyết định

Thấp hơn Cao hơn

Thông tin quá khứ Thông tin tương lai

· Đánh giá chiến lược

· Tính toán, tổng hợp chi phí

· Phân tích: Chênh lệch chi phí, hiệu quả quá trình hoạt động,…

· Báo cáo

· Lập kế hoạch, dự toán

· Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh

· Ra quyết định phù hợp Sự đo lường chi phí

Kế toán chi phí Đánh giá và phân

tích hoạt động Lập kế hoạch và ra quyết định

Phạm vi chi phí, giá thành

· Giá vốn hàng bán

· Tính giá HTK

Kế toán

Kế toán tài chính Thông tin Kế toán quản trị

tài chính Thông tin phi

tài chính

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi phí

Như vậy, kế toán chi phí không phải là một bộ phận độc lập, một phân hệ của hệ thống kế toán trong đó kế toán chi phí vừa là một bộ phận của kế toán tài chính, vừa là một bộ phận của kế toán quản trị. Trong đó, dưới góc độ của kế toán tài chính, kế toán chi phí có chức năng tính toán, đo lường chi phí phát sinh trong tổ chức theo đúng nguyên tắc để cung cấp thông tin trên bảng cân đối kế toán và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Dưới góc độ của kế toán quản trị, kế toán chi phí có chức năng đo lường, tính toán phân tích cho từng hoạt động nhằm cung cấp thông tin về chi phí phục vụ cho quản trị doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định quản lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với kế toán QTCP, hiện nay chưa có khái niệm chính thức, nhưng theo quan điểm tác giả nghiên cứu kế toán chi phí trong hệ thống kế toán quản trị gọi là kế toán quản trị chi phí. Quan điểm này thể hiện đúng bản chất, chức năng của kế toán quản trị và sẽ giúp ích trong việc xây dựng hệ thống kế toán QTCP hiệu quả trong các tổ chức, với việc kết hợp hài hòa các mục tiêu kiểm soát chi phí và ra quyết định quản lý. Kế toán QTCP trong doanh nghiệp sản xuất là tiêu biểu cho kế toán QTCP trong doanh nghiệp nói chung thể hiện được đầy đủ khái niệm, nội dung của kế toán QTCP đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Theo Akira Nishimura (2003), kế toán quản trị bắt đầu chuyển sang một kỷ nguyên mới, gắn kết chặt chẽ gần hơn với quản trị, là công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường, hợp nhất giữa kiểm soát và thông tin phản hồi với thông tin định hướng [44, tr 119]. Do vậy quan điểm kế toán quản trị chi phí là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm soát chi phí và ra quyết định quản lý sẽ là cơ sở cho tất cả các nội dung trình bày trong luận án. Kế toán QTCP tạo nên sự kết nối với nhu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp, đây là kênh thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong việc thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp. Bản chất của kế toán QTCP được thể hiện như sau:

Kế toán QTCP là một bộ phận cấu thành của kế toán quản trị nằm trong phân hệ kế toán nói chung trong các doanh nghiệp sản xuất.

Kế toán QTCP phát triển gắn với nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất. Sự thay đổi nhu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của kế toán QTCP theo định hướng đáp ứng nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kế toán QTCP không chỉ thu thập và cung cấp thông tin quá khứ mà còn thu thập xử lý và cung cấp thông tin tương lai dưới dạng thông tin tài chính, thông tin phi tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp.

Thông tin kế toán QTCP được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản của nhà quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định.

Tài liệu liên quan