• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa giai

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.1. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa giai

Định hướng phát triển của các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020 như sau:

Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa phát triển thành “doanh nghiệp xanh vững mạnh” đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Tập trung vào khai thác chuỗi giá trị ngành đường, đầu tư sau đường nâng cao giá trị gia tăng góp phần vào mực tiêu giảm giá thành.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất “tưới khoa học cho cây mía” với chương trình làm mới đồng bộ và toàn diện cây mía - hạt đường với dự kiến năng suất bình quân đạt trên 90 tấn/ha, chất lượng mía từ 12CCS. Xây dựng chương trình nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất các giống mía có năng xuất, chất lượng cao và sạch bệnh theo đề án “Nuôi cấy mô sản xuất giống theo phương pháp công nghệ cao quy mô công nghiệp”. Mục tiêu đến năm 2015 diện tích mía đứng 28,5 nghìn ha, trong đó: vùng Lam Sơn 14-14,5 nghìn ha; vùng Nông Cống 4,5-5,0 nghìn ha; vùng Việt - Đài 10,5-11 nghìn ha. Diện tích mía thâm canh toàn tỉnh 7.000 ha; tạo đột phá về năng suất mía, năng suất mía bình quân đạt trên 70 tấn/ha trở lên; sản lượng mía nguyên liệu đạt 2,1 triệu tấn trở lên. Phấn đấu đến năm 2020 phải đạt 14 đến 15 tấn đường/ha, tỷ lệ mía/đường dưới 8M/Đ. Đảm bảo xây dựng vùng trọng điểm thâm canh cây mía nguyên liệu trong tỉnh bền vững. Giá thành sản xuất đường đảm bảo cạnh tranh, cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên kết hợp áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.

Rà soát lại diện tích đất đai, định vị cho từng trạm nguyên liệu, từng xã, từng vùng. Tiếp tục dồn điển, đổi thửa, động viên người trồng mía quy hoạch cải tạo lại ruộng mía tạo thành vùng sản xuất lớn từ 50 đến 100 ha mía ruộng liền vùng, liền khoảng để tổ chức lại sản xuất. Cơ giới hóa đồng bộ từ khâu cày, bừa làm đất, trồng mới đến bón phân chăm sóc và thu hoạch.

Tập trung nghiên cứu nguyên liệu đốt lò phát điện nhằm cung cấp cho sản xuất và mở rộng đầu tư đồng phát điện từ bã mía cung cấp một phần điện cho điện lưới quốc gia. Căn cứ vào Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát

điện các dự án điện sinh khối tại Việt Nam. Theo đó doanh nghiệp mía đường thuộc đối tượng hỗ trợ phát điện sinh khối được ưu đãi thuế và hỗ trợ giá điện sinh khối là 5,8 cent/kWh cộng với chi phí tránh được có thể lên tới 7-9 cent/kWh. Đây được xem là cơ hội để ngành mía đường Việt Nam nói chung và mía đường Thanh Hóa nói riêng mở rộng đầu tư đồng phát điện từ bã mía.

Tận thu tối đa bã mía và mật rỉ cho sản xuất sản phẩm sau đường. Đánh giá lại hệ thống nước tưới, xây dựng đề án mới về nước đảm bảo đủ điều kiện tưới tiêu trong thời tiết khô hạn.

Tăng cường và phát huy hơn nữa mối liên kết trong ngành sản xuất và kinh doanh mía đường, thực hiện liên kết theo cả chiều dọc từ nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ và các ngành hỗ trợ giống phân bón và chiều ngang là giữa các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, với vai trò chủ động và chủ đạo trong mối liên kết dọc các doanh nghiệp cần đảm bảo một cách có hệ thống các vấn đề về giống - vốn - phân bón - đầu ra cho người trồng nguyên liệu thông qua các hợp đồng pháp lý.

Bên cạnh đó, cần xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng để chia sẻ đầu vào, tăng quy mô sản xuất và ổn định thị trường.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả vận dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ là tiền đề cho việc hoàn thiện kế toán QTCP đáp ứng được mục tiêu quản trị doanh nghiệp nói chung và mục tiêu quản trị chiến lược nói riêng trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa.

ĐIỂM MẠNH (S)

- Các doanh nghiệp mía đường có vùng nguyên liệu ổn định, vùng nguyên liệu có điều kiện giao thông thuận lợi, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

- Các doanh nghiệp mía đường đã xây dựng được mối quan hệ tốt với bà con nông dân trồng mía.

ĐIỂM YẾU (W)

- Các doanh nghiệp mía đường thường nằm ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nên việc thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao gặp nhiều khó khăn.

- Vùng nguyên liệu không tập trung trải dài 18 huyện, cơ giới hóa chưa được áp

- Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người dân.

- Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp mía đường có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý điều hành cũng như chuyên môn phụ trách, có quan hệ tốt với chính quyền, các nhà cung cấp và khách hàng.

- Công nghệ của công ty hiện tại được đánh giá là hiện đại nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay (đối với công ty CP mía đường Lam Sơn)

- Thị trường đầu ra của công ty ổn định và chiếm thị phần cao so với với các doanh nghiệp sản xuất mía đường cả nước.

- Tình hình tài chính lành mạnh, không phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay.

- Các doanh nghiệp mía đường có uy tín lớn trên thị trường, từng bước khẳng định được thương hiệu và hình ảnh trong tâm trí của khách hàng.

dụng trên diện rộng làm cho năng suất mía chưa cao.

- Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mía đường so với các doanh nghiệp trong nước là khá cao, tuy nhiên so với sản phẩm nhập khẩu thì vẫn ở mức trung bình do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mía đường khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết gia nhập WTO trong ngành mía đường.

- Sản phẩm của doanh nghiệp mới chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại miền Bắc, trong khi thị trường miền Nam nơi có nhu cầu tiêu thụ đường rất lớn của cả nước, đặc biệt là nhu cầu đường phục vụ cho các ngành sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng khác là rất cao so với khu vực miền Bắc và Miền Trung.

- Tỷ lệ đầu tư tài chính đặc biệt là mua cổ phiếu và góp vốn cổ phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản do đó khi thị trường chứng khoán đi xuống, nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (đặc biệt là công ty CP mía đường Lam Sơn).

CƠ HỘI (O)

- Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang có nhiều cơ hội phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế sâu, rộng, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm nói riêng có nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển.

- Thị trường đường thế giới và Việt Nam

THÁCH THỨC (T)

- Theo lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất nhập khẩu đường đã giảm về 0% năm 2015. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm.

trong thời gian qua và trong một vài năm tới được dự báo là cung chưa thể đáp ứng được cầu, do đó giá đường trên thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.

- Sản phẩm của doanh nghiệp mía đường là loại sản phẩm thiết yếu và có nhu cầu đang ngày càng tăng lên cùng với chất lượng đời sống của người dân.

- Ngành mía đường và việc phát triển vùng nguyên liệu mía đường Việt Nam vẫn đang được nhà nước đầu tư và giành nhiều ưu đãi.

- Tốc độ phát triển công nghệ tại Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra rất nhanh, bên cạnh đó là chính sách khuyến khích nhập khẩu các loại công nghệ cao của Nhà nước đặt doanh nghiệp mía đường trước áp lực cạnh tranh cao về công nghệ.

- Địa bàn tỉnh Thanh Hóa phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu các doanh nghiệp mía đường không có chính sách đầu tư, thu mua hợp lý và quản lý tốt vùng nguyên liệu thì có thể người trồng mía sẽ chuyển hướng canh tác sang các loại cây trồng khác.

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh

Tài liệu liên quan