• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.1. Hoàn thiện nhận diện chi phí

Nhận diện chi phí là cơ sở cho sự vận hành nội dung của kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường. Qua kết quả khảo sát, cho thấy các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa mới chỉ nhận diện chi phí theo yếu tố và theo khoản mục trong giá thành, trong khi nhu cầu của nhà quản trị mong muốn phân loại chi phí thành biến phí và định phí (bảng 4.10 – phụ lục 04). Kế thừa bài học kinh nghiệm của kế toán QTCP của Mỹ (đặt trong tâm vào nhận diện chi phí thành biến phí) đồng thời để đáp ứng được yêu cầu nhà quản trị trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả đề xuất việc nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động và theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu chi phí.

3.3.1.1 Nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động Theo phương pháp này chi phí trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa được phân chia thành: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Tác giả căn cứ vào các khoản mục chi phí phát sinh, mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa để nhận diện thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Nhận diện chi phí

TT Khoản mục Biến

phí

Định phí

Chi phí

hỗn hợp Ghi chú I Nguyên vật liệu trực tiếp

1 Chi phí nguyên vật liệu chính TT

1.1 Giá mía nguyên liệu x

1.2 Các chi phí hỗ trợ

a Chi phí hỗ trợ mùn đã qua xử lý x

b Hỗ trợ phân bón qua lá x

c Hỗ trợ thuốc mối x

d Hỗ trợ mía giống (phần chênh lệch giá) x

e Cước vận chuyển mía giống nội vùng x

f Hỗ trợ giá mía vùng gần x

g Hỗ trợ BCĐ trồng mía x

h Tiền lương cho CB khối nguyên liệu x

i Công tác phí nguyên liệu x

k Chi phí phát triển vùng nguyên liệu x

l Chi phí bảo vệ mía trong vụ sản xuất x

m Chi khác (động viên thời tiết khó khăn…) x

n Cước vận chuyển mía nguyên liệu x

2 Vật liệu phụ

2.1 - Vôi cục sản xuất x

2.2 - Vôi xử lý nước x

2.3 - Lưu huỳnh x

2.4 - Thuốc tẩy (Soudium Hydrosunfits) x

2.5 - NaOH x

2.6 - HCl x

TT Khoản mục Biến phí

Định phí

Chi phí

hỗn hợp Ghi chú

2.7 - Na3PO4 x

2.8 - H3PO4 x

2.9 - Na2CO3 x

2.10 - Chất trợ lắng chìm (Talosep*XL) x

2.11 - Chất phá bọt (dầu lạc) x

2.12 - Talodura x

2.13 - Talomel x

2.14 - Bao PP+PE x

2.15 - Chỉ khâu bao x

2.16 - Men xử lý nước thải x

2.17 - Hoá chất kiểm nghiệm x

3 Nhiên liệu x

3.1 - Củi đốt x

3.2 - Điện lưới x

3.3 - Mỡ bôi trơn x

3.4 - Dầu bôi trơn x

3.5 - Dầu DO x

3.6 - Nước công nghiệp x

4 Hóa chất bổ sung

4.1 - Chất đóng cặn (Taloscale XL) x

4.2 - Chất diệt khuẩn Antiformin DMT) x

4.3 - Chất tẩy trắng Tetraploc x

4.3 - Chất tẩy phá cặn Polystabil VZ x

4.4 - Chất trợ lắng Chitosan x

4.5 - Bột trợ lọc Diatomit x

4.6 - Hydrarin hydrate x

4.7 - Trợ lắng Praestol 2515 x

II Chi phí nhân công trực tiếp

1 Lương và các khoản theo lương công nhân TTSX

1.1 - Lương tính theo SP x

1.2 - Lương bổ sung ngoài đơn giá SP x

1.3 - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ x

TT Khoản mục Biến phí

Định phí

Chi phí

hỗn hợp Ghi chú

2

Lương và các khoản theo lương bộ phận phục vụ SX

2.1 - Lương tính theo SP x

2.2 - Lương bổ sung ngoài đơn giá SP x

2.3 - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ x

3 - Phụ cấp độc hại x

III Chi phí SX chung 1 Chi phí QL phân xưởng

1.1 - Lương và các khoản theo lương QLPX x

1.2 - Lương tính theo SP x

1.3 - Lương bổ sung ngoài đơn giá SP x

1.4 - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ x

1.5 - Lương hỗ trợ cho công nhân không có việc ngoài vụ x

1.6 - Lương thuê CN xếp kho đường x

1.7 - Lương bốc CN bốc vác x

2 Chi phí NVL phục khác, CCDC

2.1 - CP Vật tư Phụ tùng thay thế x

2.2 - CP Vật tư x

3 Khấu hao TSCĐ và sửa chữa lớn

3.1 - Khấu hao TSCĐ x

3.2 - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ x

3.3 + Chí phí vật tư x

3.4 + Chi phí nhân công x

3.5 + Chi phí kiểm định hiệu chỉnh, thuê ngoài x

3.6 Chi phí điện nước phục vụ SCL 2013 x

4 Chi phí bằng tiền khác

4.1 - ăn công nghiệp + ăn ca trong vụ x

4.2 - ăn công nghiệp ngoài vụ x

4.3 - Chi phí khác x

IV Chi phí bán hàng

1 - Chi phí khuyến mãi, chiết khấu x

2 - Chi phí quảng cáo x

TT Khoản mục Biến phí

Định phí

Chi phí

hỗn hợp Ghi chú

3 - Chi phí công tác bán hàng x

4 - Chi phí bốc lên xe x

5 - Chi phí bốc chuyển kho x

6 - Thuê kho x

7 - Lương thủ kho x

8 - Khấu hao TSCĐ x

9 - CP trung chuyển x

10 - Phí Bảo trì đường bộ + Kiểm định x

11 - Chi phí vận chuyển x

12 - Chi phí bán hàng khác x

V Chi phí quản lý DN

1 - Lương cán bộ quản lý DN tính theo SP x

2 - Lương bổ sung ngoài đơn giá SP x

3 - Chi phí thuê chuyên gia (nếu có) x

4 - Chi phí đào tạo x

5 - Lương cán bộ quản lý ngoài vụ x

6 - Chi ăn ca cho CBCNV quản lý x

7 - Khấu haoTSCĐ dùng cho quản lý x

8 - Chi phí hoạt động HĐQT x

9 - Công cụ, dụng cụ x

10 - Văn phòng phẩm x

11 - Đồ dùng văn phòng x

12 - Chi phí xăng xe đi công tác x

13 - Chi phí điện thoại, điện chiếu sáng x

14 - Chi phí chuyển tiền x

15 - Thuế và lệ phí x

16 - Chi phí bằng tiền khác x

Nhận diện chính xác chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp mía đường thành biến phí, định phí hay chi phí hỗn hợp là rất phức tạp, bởi trong chi phí hỗn hợp bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí, định phí doanh nghiệp mía đường nên áp dụng phương pháp cực đại - cực tiểu.

Theo tác giả phương pháp này đơn giản, dễ làm, phù hợp đối với các doanh nghiệp

bước đầu tách chi phí như doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa. Căn cứ vào phương pháp cực đại - cực tiểu kết hợp với phương pháp phân loại theo mức độ hoạt động tác giả thực hiện tách chi phí hỗn hợp như sau:

Bảng 3.3: Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động tại công ty CP mía đường Lam Sơn

Đơn vị tính: 1.000đ

TT Khoản mục

chi phí

Sản phẩm đường vàng (41.000 tấn)

Sản phẩm đường RS(35.500 tấn)

Sản phẩm đường RE (45.000 tấn)

I Biến phí 417,178,752.10 354,132,728.28 461,525,664.40 1 Biến phí sản xuất 410,450,479.80 348,197,934.11 450,494,428.90 1.1 Chi phí NVLTT 396,903,424.6 338,659,570.65 435,625,709.9 a Nguyên vật liệu chính 386,172,997.8 32,050,216.85 423,848,412.3 b Vật liệu phụ, nhiên liệu 10,730,426.7 6,609,353.80 11,777,297.6 1.2 Chi phí NC TT 6,786,462.1 4,714,216.05 7,448,555.9 1.3 Biến phí SXC 6,760,593.1 4,824,147.41 7,420,163.1 2 Biến phí bán hàng 3,577,872.34 3,161,545.75 4,483,248.57 3 Biến phí QLDN 3,150,399.96 2,773,248.42 4,947,604.83 II Định phí 72,976,237.44 45,299,346.16 81,843,574.47 1 Định phí SXC 61,736,101.4 35,398,828.03 67,759,135.7 2 Định phí bán hàng 1,788,936.17 1,580,772.88 2,241,624.29 3 Định phí quản lý DN 9,451,199.87 8,319,745.25 11,842,814.48 III Cộng chi phí 490,154,989.54 399,432,074.44 541,768,856.77

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn)

Bảng 3.4: Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động tại công ty CP mía đường Nông Cống

Đơn vị tính: 1.000đ

TT Khoản mục chi phí

Sản phẩm đường RS

Phân bón NPK 5-8-5

Phân bón NPK 10-5-10

Phân bón NPKS 10-8-3 I Biến phí 411,383,820.50 20,465,202.9 39,686,795.8 1,931,041.60 1 Biến phí sản xuất 403,359,326.3 19,802,871.5 38,686,664.1 1,821,315.60 1.1 Chi phí NVLTT 371,899,352.0 18,289,293.3 36,445,725.6 1,739,912.7

a Nguyên vật liệu chính 358,016,329.5 17,225,714,3 34,850,357.1 1,642,828.6 b Vật liệu phụ,

nhiên liệu

13,883,022.40 1,063,579.0 1,595,368.5 97,084.10

1.2 Chi phí NC TT 21,564,350.1 547,800.5 821,700.8 54,780.1 1.3 Biến phíSXC 9,895,624.2 965,777.7 1,419,237.7 26,622.8 2 Biến phí bán hàng 2,902,429.0 644,639.1 966,958.6 101,000.0 3 Biến phí QLDN 5,122,065.2 17,692.3 33,173.1 8,726.0 II Định phí 44,096,222.0 3,396,200.0 6,205,267.40 101,480.80 1 Định phí SXC 34,278,812.3 3,102,225.0 5,783,428.7 46,228.6 2 Định phí bán hàng 1,451,214.5 214,879.7 322,319.5 25,132.0 3 Định phí quản lý DN 8,366,195.2 79,095.3 99,519.2 30,120.2 III Cộng chi phí 455,480,042.9 23,861,402.9 45,892,063.2 2,029,566.7

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Nông Cống)

Như vậy nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động rất cần thiết cho chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định quản lý.

Đặc biệt là đối với chi phí nguyên vật lệu chính trực tiếp (mía nguyên liệu) bởi chi phí này chiếm tỷ trọng lớn từ 85-96,5% trong chi phí nguyên liệu trực tiếp. Do vậy nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát chi phí sản xuất, hạ giá thành đường, kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường cần xem xét quản trị chi phí mía nguyên liệu. Để kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí mía nguyên liệu và ra quyết định

hợp lý của chi phí nguyên vật lệu chính trực tiếp, theo tác giả cần kiểm soát tại khâu thu mua và vận chuyển mía nguyên liệu, cụ thể:

Về công tác thu mua: Hiện tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa theo chữ lượng đường tại bàn cân nhà máy, đây là hình thức thu mua khoa học hướng người trồng mía canh tác theo hướng chất lượng. Tuy nhiên cần xây dựng khuôn mẫu và tiêu chuẩn đo lường cụ thể để tạo được lòng tin cho người trồng mía.

Giá mía nguyên liệu tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa chưa có sự đồng đều, bên cạnh đó do địa bàn rộng nên vùng mía của doanh nghiệp này lại gần nhà máy sản xuất của doanh nghiệp mía đường khác, vì vậy mà người trồng mía dễ tiêu cực khi bán mía nguyên liệu cho doanh nghiệp khác. Do vậy cần xây dựng liên kết ngang giữa các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa trong việc phối kết hợp sản xuất mía nguyên liệu. Đồng thời thực hiện các cam kết, ràng buộc giữa các doanh nghiệp trong việc thu mua mía nguyên liệu, tránh tính trạng nâng giá, ép giá và thu mua mía lẫn của nhau. (phụ lục 3.13)

Về công tác vận chuyển: Mía nguyên liệu có được thu hoạch kịp thời hay không phụ thuộc rất lớn vào đường giao thông và phương tiện vận chuyển. Thực tế cho thấy chi phí vận chuyển thường chiếm 10% đến 15% giá thành mía nguyên liệu.

Như vậy đường giao thông (bao gồm cả giao thông nội đồng) và phương tiện vận chuyển từng vùng mía về đến nhà máy có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí cấu thành nên giá thành mía nguyên liệu. Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần đa dạng hóa theo phương pháp:

Cần bổ sung và nâng cấp các xe vận chuyển mía, các hợp đồng vận chuyển nhằm đảm bảo tiến độ cho sản xuất với giá cước vận tải hợp lý, tránh tình trạng mía đỏ đầu, đen đầu do thiếu xe vận chuyển. Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng hàng năm để đảm bảo tốt cho công tác vận chuyển.

Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu vận chuyển mía nguyên liệu, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần khuyến khích người trồng mía vận chủ động vận chuyển mía đến bán tại nơi sản xuất.

Không chỉ đối với chi phí mía nguyên liệu mà đối với các chi phí trực tiếp khác, chi phí gián tiếp (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) thì việc nhận diện chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động sẽ là kênh để

nhà quản trị doanh nghiệp mía đường có thể kiểm soát chi phí và có ứng xử khác nhau đối với từng loại chi phí. Qua đó nhà quản trị có thể tính toán, cân nhắc khi thay đổi mức độ hoạt động nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh.

Đây cũng chính là cơ sở cho việc hoàn thiện các nội dung tiếp theo của kế toán QTCP trong các doanh nghiệp mía đường tỉnh Thanh Hóa.

3.3.1.2 Nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp cho đối tượng chịu chi phí Do mỗi phương pháp nhận diện chi phí đáp ứng yêu cầu quản trị khác nhau, vì vậy để phục vụ cho mục đích tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả đề xuất nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp cho đối tượng chịu chi phí. Theo đó chi phí được phân chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm sản xuất, phân xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất, từng loại đơn đặt hàng, từng chi nhánh tiêu thụ, từng cửa hàng tiêu thụ).

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng loại sản phẩm như đường, cồn, phân bón, men công nghiệp thì việc nhận diện chi phí sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng sản phẩm. Theo cách phân loại này, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp được nhận diện như sau:

Chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) và các chi phí phát sinh ngoài sản xuất (chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm đường và sản phẩm sau đường, chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, chi phí hoa hồng tiêu thụ sản phẩm,…)

Chi phí gián tiếp là các chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý hành chính chung.

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng phân xưởng sản xuất đường, phân xưởng sản xuất phân bón, nhà máy sản xuất cồn, men công nghiệp thì việc nhận diện chi phí sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phân xưởng sản xuất, từng nhà máy sản xuất, cụ thể:

Chi phí trực tiếp là các chi phí tạo ra sản phẩm đường, cồn, men công nghiệp được sản xuất trong phân xưởng, nhà máy và các chi phí chung trong phân xưởng (tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trong phân xưởng, nhà máy; điện nước; khấu hao TSCĐ).

Chi phí gián tiếp là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng loại đơn đặt hàng: Hiện tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có các đơn hàng từ các công ty sản xuất bánh kẹo, đồ uống, nước giải khát. Việc nhận diện chi phí giúp doanh nghiệp mía đường đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn hàng, làm cơ sở lựa chọn đơn hàng phù hợp.

Chi phí trực tiếp là các chi phí sản xuất sản phẩm và các chi phí khác liên quan đến đơn hàng.

Chi phí gián tiếp là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng chi nhánh tiêu thụ, từng cửa hàng tiêu thụ thì việc nhận diện chi phí là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng từng chi nhánh tiêu thụ, từng của hàng tiêu thụ.

Chi phí trực tiếp là giá vốn hàng bán, các chi phí chung phát sinh tại chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ (tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trong chi nhánh, cửa hàng; điện nước; khấu hao TSCĐ;…).

Chi phí gián tiếp đối với chi nhánh, từng cửa hàng tiêu thụ là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

Việc nhận diện chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận trong doanh nghệp mía đường Thanh Hóa (nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận được trình bày tại mục 3.3.7)

3.3.2. Hoàn thiện định mức chi phí và lập dự toán sản xuất kinh doanh

Tài liệu liên quan