• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.6. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

Bảng 3.14: Phân tích chênh lệch tiếp tục hay ngừng sản xuất

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tiếp tục kinh

doanh đường vàng

Ngừng kinh doanh

đường vàng Chênh lệch 1.Doanh thu 1,541,600,000.00 1,049,600,000.00 492,000,000.00 2. Biến phí 1,232,837,144.78 815,658,392.68 417,178,752.10 3. Giá trị sản phẩm phụ

ước tính 69,904,761.90 45,363,350.90 24,541,411.00

3. Lãi trên biến phí 238,858,093.32 188,578,256.42 50,279,836.90

4. Định phí 200,119,158.07 200,119,158.07

5.Lợi nhuận 38,738,935.25 (11,540,901.65) 50,279,836.90

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn)

Từ bảng phân tích chênh lệch cho thấy nếu tiếp tục kinh doanh Đường vàng thì kết quả kinh doanh của công ty sẽ lãi 38,738,935,250 đồng nếu ngừng sản xuất kinh doanh Đường vàng thì kết quả kinh doanh của công ty sẽ bị lỗ 11,540,901.65 đồng. Vậy công ty không nên bỏ kinh doanh sản phẩm đường vàng.

đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy báo cáo dự toán thực sự hữu ích đối với nhà quản trị doanh nghiệp.

(2) Báo cáo đánh giá hiệu quả bộ phận

Báo cáo đánh giá hiệu quả bộ phận (Báo cáo bộ phận) sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp mía đường có được những đánh giá toàn diện về từng mặt hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó sẽ đánh giá được thành quả của từng trung tâm trách nhiệm và thành quả của quản lý bộ phận từ đó nhà quản trị có thể có những thông tin hữu ích để đánh giá cũng như kiểm soát hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa là doanh nghiệp có quy mô sản xuất đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực với nhiều chi nhánh, bộ phận vì vậy có nhiều các trung tâm trách nhiệm khác nhau. Các doanh nghiệp nên thực hiện phân cấp quản lý theo đó phân chia thành các trung tâm trách nhiệm và gắn trách nhiệm cho các nhà quản trị ở từng trung tâm. Điều này phù hợp với ý kiến đề xuất ở Phiếu khảo sát số 16 và số 27 “Công ty cần thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng hơn, giao trách nhiệm cho từng bộ phận và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong công ty”. Theo đó, tác giả cho rằng tùy thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp mía đường để xây dựng các trung tâm trách nhiệm:

Đối với công ty CP mía đường Lam Sơn có quy mô lớn, nhiều đơn vị thành viên thì khi xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm. Có thể chia thành 4 trung tâm trách nhiệm: Trung tâm đầu tư (hội đồng quản trị, các công ty con, công ty liên kết, chi nhánh), trung tâm lợi nhuận (các nhà máy), trung tâm doanh thu (các chi nhánh tiêu thụ, bộ phận bán hàng tại công ty), trung tâm chi phí (các phân xưởng sản xuất, phục vụ sản xuất).

Đối với công ty CP mía đường Nông Cống, công ty TNHH mía đường Việt Nam – Đài Loan: Trung tâm đầu tư (hội đồng quản trị), trung tâm lợi nhuận (các nhà máy), trung tâm doanh thu (bộ phận bán hàng), trung tâm chi phí (các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất). Khi đánh giá trách nhiệm của các trung tâm thì trung tâm nào phát sinh chi phí thực hiện cao hơn so với dự toán ban đầu thì nhà quản trị ở trung tâm đó phải chịu trách nhiệm giải trình về chênh lệch chi phí đó.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo Nhà máy

Báo cáo kết quả kinh doanh theo nhà máy là báo cáo được lập theo từng nhà máy nhằm đánh giá kết quả hoạt động của từng nhà máy. Chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng nhà máy cũng như khả năng bù đắp định phí bộ phận chính là lợi nhuận bộ phận từng nhà máy. Lợi nhuận bộ phận thể hiện sự đóng góp của nhà máy vào kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.

Bảng 3.15: Báo cáo kết quả kinh doanh theo Nhà máy

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Tổng cộng Nhà máy

đường số 1

Nhà máy đường số 2 1.Doanh thu 1,541,600,000.00 433,100,000.00 1,108,500,000.00 2.Chi phí biến đổi 1,232,837,144.78 354,132,728.28 878,704,416.50 3. Lãi trên biến phí 308,762,855.22 78,967,271.72 229,795,583.50 4. Định phí bộ phận 200,119,158.07 32,088,834.11 111,667,179.20 5. Lợi nhuận bộ phận 165,006,841.91 46,878,437.61 118,128,404.30 6. Định phí chung 56,363,144.76

7. Lợi nhuận 108,643,697.15

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty mía đường Lam Sơn) Thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận bộ phận (bảng 3.15) chỉ ra rằng trong kỳ nhà máy đã góp vào lợi nhuận chung của toàn công ty trước khi phân bổ định phí chung là 165,006,841.91 (nghìn đồng): trong đó đóng góp từ nhà máy đường số 1 là 46,878,437.61 (nghìn đồng); từ nhà máy đường số 2 là 118,128,404.30 (nghìn đồng). Điều này cũng phù hợp bởi nhà máy đường số 2 mới được đầu tư, công suất lớn do vậy hiệu quả mang lại cao hơn.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo phân xưởng

Trong các doanh nghiệp mía đường, để so sánh và đánh giá hiệu quả của từng phân xưởng cần lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phân xưởng. Chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng phân xưởng cũng như khả năng bù đắp định phí bộ phận chính là lợi nhuận bộ phận từng phân xưởng. Lợi nhuận bộ phận thể hiện sự đóng góp của phân xưởng vào kết quả kinh doanh toàn doanh nghiệp.

Bảng 3.16: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phân xưởng

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tổng cộng Phân xưởng đường Phân xưởng

phân bón

1.Doanh thu 533,145,193.50 459,183,288.7 73,961,904.8

2.Chi phí biến đổi 473,466,860.80 411,383,820.50 62,083,040.3 3. Lãi trên biến phí 533,145,193.50 47,799,468.20 11,878,864.50 4. Định phí bộ phận 113,477,502.90 34,879,657.44 7,752,089.77 5. Lợi nhuận bộ phận 17,046,585.49 12,919,810.76 4,126,774.73 6. Định phí chung 11,167,422.99

7. Lợi nhuận 59,678,332.70

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Nông Cống) Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh theo phân xưởng cho thấy sự ảnh hưởng và khả năng quyết định chi phí của trung tâm chi phí đến lợi nhuận của toàn công ty và ngược lại nó cũng chỉ ra những ảnh hưởng của cấp quản lý trên đến thành quả của trung tâm chi phí và nỗ lực của trung tâm chi phí có thể thay đổi lợi nhuận công ty. Cụ thể là thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận bộ phận (bảng 3.16) chỉ ra rằng trong kỳ phân xưởng đã góp vào mục tiêu chung của toàn công ty trước khi phân bổ định phí chung là của phân xưởng đường là 12,919,810.76 (nghìn đồng);

phân xưởng sản xuất phân bón là 4,126,774.73 (nghìn đồng).

Báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị sản phẩm

Quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa là quy trình khép kín có thể ra nhiều lợi sản phẩm đường và sản phẩm sau đường. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, các doanh nghiệp cần lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị sản phẩm. Qua báo cáo này các doanh nghiệp có thể xác định được những sản phẩm nào có khả năng sinh lời cao, lợi nhuận tốt từ đó có phương pháp thích hợp. Số liệu để lập báo cáo này là căn cứ vào các báo cáo giá thành của từng loại sản phẩm, sổ chi tiết chi phí và sổ chi tiết về tiêu thụ của từng loại sản phẩm trong kỳ.

Bảng 3.17: Báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị sản phẩm

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Tổng số Đường RE Đường RS Đường vàng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 Doanh thu 1,541,600 100 616,500 100 433,100 100 492,000 100 2 Biến phí 1,232,184 79.9 461,526 67.5 354,138 81.8 417,179 84.8 3 Giá trị thu hồi ước tính 69,905 4.5 26,936 4.3 18,428 4.2 24,541 4.9 4 Lãi trên biến phí 239,511 15.5 128,039 20.7 60,539 13.9 50,280 10.2 5 Định phí bộ phận 166,122 10.8 68,275 11 37,650 8.7 60,752 12.3 6 Lợi nhuận bộ phận 73,389 4.7 59,764 9,7 22,889 5,3 (10,472) (2.1)

7 Định phí chung 33,996

8 Lợi nhuận 38,738

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty cổ phần mía đường Lam Sơn) Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý thấy được tình hình chi phí sản phẩm sản xuất phát sinh và những dấu hiệu rủi ro trong điều hành chi phí của phân xưởng. Mặt khác, qua báo cáo sẽ cho thấy tình hình tồn đọng chi phí trong sản xuất, khi chi phí sản phẩm tồn đọng ít cũng có nghĩa là phân xưởng đã sản xuất ra những sản phẩm có tính khả thi cao và ngược lại nếu xuất hiện sự tồn đọng lớn thì điều này cũng có nghĩa là cần phải xem xét lại tính khả thi của những sản phẩm, tính hiệu quả và sự tồn tại của phân xưởng có hữu ích hay không? Thông qua nhìn báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm thì nhà quản trị có thể đưa ra quyết định về cơ cấu và lựa chọn sản xuất sản phẩm để đạt được mục đích của mình chẳng hạn để tăng lợi nhuận trong kỳ bắt buộc phải tăng sản phẩm có lợi nhuận bộ phận. Quan sát bảng 3.17 có thể nhận thấy nếu cần thúc đẩy tiêu thụ một loại sản phẩm thì công ty nên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đường trắng RE.

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, bộ phận tiêu thụ, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh theo khu vực hoặc theo chi nhánh tiêu thụ. Theo đó trung tâm doanh thu bao gồm các chi nhánh, các khu vực tiêu thụ sẽ thông qua chỉ tiêu lợi nhuận của từng chi nhánh, từng bộ phận xác địnhmức đóng góp vào lợi nhuận chung toàn doanh nghiệp.

Đánh giá trách nhiệm thông qua việc xem xét báo cáo bộ phận giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp mía đường thấy được sự ảnh hưởng và khả năng quyết định chi phí của từng bộ phận đến lợi nhuận của doanh nhiệp và ngược lại cũng chỉ ra những

ảnh hưởng của cấp trên đến thành quả của bộ phận, những thành tích của từng bộ có thể thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp ở mức độ nào. Hay nói cách khác trung tâm chỉ có quyết định đến khả năng lợi nhuận trước khi phân bổ định phí chung cấp trên.

(3) Báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định

Trong các doanh nghiệp mía đường mặc dù đã phân tích chênh lệch phí nhằm kiểm soát chi phí, tuy nhiên việc phân tích mới chỉ dừng lại việc so sánh giữa chi phí (khối lượng) thực tế với chi phí (khối lượng) kế hoạch. Để thực hiện đầy đủ chức năng cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định thì các báo cáo cần phân tích sự chênh lệch, lý do chênh lệch và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến nguyên nhân chênh lệch đó, cụ thể:

Báo cáo nguồn cung nguyên vật liệu theo vùng: Báo cáo này cung cấp tình hình cung cấp mía nguyên liệu theo từng vùng, từng khu vực. Trên cơ sở đó nhà quản trị doanh nghiệp mía đường nắm rõ được tình hình sử dụng mía nguyên liệu của từng vùng với các phương án thu mua cho phù hợp đồng thời tránh được suy giảm độ đường của mía nguyên liệu. Căn cứ vào vùng mía nguyên liệu của công ty TNHH mía đường Việt Nam - Đài Loan, tác giả xây dựng báo cáo nguồn cung mía nguyên liệu theo vùng như sau:

Bảng 3.18 - Báo cáo nguồn cung mía nguyên liệu tại vùng mía Cẩm Thủy Khu vực

Số lượng (tấn) Nguyên

nhân Hợp đồng

(kế hoạch) Thực tế Chênh lệch

Thị trấn Cẩm Thủy 2.800 3.000 200

Cẩm Vân 4.400 4.000 (400)

Cẩm Yên 2.150 2.300 150

Cẩm Sơn 1.600 1.900 300

Cẩm Bình 6.500 6.200 (300)

Cẩm Thành 4.550 4.600 50

Cẩm Thạch 1.500 1.800 300

Cẩm Liên 1.550 1.750 200

Cẩm Lương 2.400 2.700 300

Cẩm Ngọc 11.200 9.800 (1.400)

Cẩm Giang 9.700 9.500 200

Cẩm Phong 6.840 7.000 160

Phó giám đốc phụ trách mía nguyên liệu Cán bộ vùng mía

Báo cáo nguồn cung mía nguyên liệu có thể lập theo từng vùng (theo huyện) có trồng mía nguyên liệu hoặc có thể lập theo từng từng hộ trồng mía, từng địa bàn (xã) trên huyện. Trên báo cáo thể hiện số liệu theo kế hoạch (hợp đồng), số liệu thực tế và xác định mức độ chênh lệch cũng như nguyên nhân gây nên sự chênh lệch đó để giám đốc phu trách mía nguyên liệu xem xét, cân nhắc và ra quyết định kịp thời. Báo cáo này có thể lập nhanh hoặc theo định kỳ trong niên vụ mía.

Ngoài ra các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có thể sử dụng thêm các báo cáo trong quá trình thu thu mua,vận chuyển mía nguyên liệu như: báo cáo tình hình thu mua mía nguyên liệu (phụ lục 3.9) nhằm xác định từng hợp đồng mía với trọng lượng mía và hàm lượng đường (CCS) trong mía; Báo cáo tình hình vận chuyển mía nguyên liệu (phụ lục 3.10) nhằm quản lý xe vận chuyển đồng thời xác định được hiệu suất sử dụng xe/ngày và trọng lượng mía vận chuyển được; Báo cáo giá thành mía nguyên liệu (phụ lục 3.11) nhằm tổng hợp các chi phí cấu thành nên giá thành đồng ruộng. Các báo cáo này có thể lập nhanh, lập theo tháng hoặc theo vụ mía.

Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong báo cáo này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm:

Nhân tố lượng (Q), nhân tố mức tiêu hao (M), nhân tố giá vật liệu (P). Các nhân tố này được chia theo kỳ kế hoạch và kỳ phân tích. Như vậy khi phân tích không những nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa biết được sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà còn biết được sự biến động này do những nguyên nhân nào, từ đó có những giải pháp cụ thể để giải quyết cho phù hợp.

Bảng 3.19: Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các sản phẩm Đường

TT Đối tượng và nội dung chi phí

Chi phí nguyên vật liệu

tính theo Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Q0

M0

P0

Q1

M0

P0

Q1

M1

P0

Q1

M1

P1

Nhân tố lượng

Nhân tố mức tiêu

hao

Nhân tố giá vật

liệu

Tổng hợp I SP đường Vàng

1 Mía nguyên liệu 2 Vật liệu phụ 3 Nhiên liệu

TT Đối tượng và nội dung chi phí

Chi phí nguyên vật liệu

tính theo Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Q0

M0

P0

Q1

M0

P0

Q1

M1

P0

Q1

M1

P1

Nhân tố lượng

Nhân tố mức tiêu

hao

Nhân tố giá vật

liệu

Tổng hợp 4 Phế phụ phẩm thu hồi

a - Mật rỉ

b - Bã bùn thu hồi Cộng

II SP đường RS 1 Mía nguyên liệu 2 Vật liệu phụ 3 Nhiên liệu

4 Phế phụ phẩm thu hồi a - Mật rỉ

b - Bã bùn thu hồi Cộng

III SP đường RE 1 Mía nguyên liệu 2 Vật liệu phụ 3 Nhiên liệu

4 Phế phụ phẩm thu hồi a - Mật rỉ

b - Bã bùn thu hồi Tổng cộng

Do đặc thù của ngành mía thì báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với các doanh nghiệp mía đường có thể được lập nhanh để phân tích sự biến động của chí phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (mía nguyên liệu) theo ngày hoặc phân tích toàn bộ theo định kỳ (theo tuần).

Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp: Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm: Nhân tố lượng (Q), Nhân tố thời gian lao động (M), nhân tố giá nhân công (P), kế toán quản trị chi phí cần sử dụng báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp, trong đó các nhân tố được chia theo kỳ kế hoạch và kỳ phân tích. Như vậy khi phân tích nhà quản trị không những biết được sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp mà

còn biết được sự biến động này do những nguyên nhân nào, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp có thể lập định kỳ theo tháng, quý, niên vụ mía hoặc theo năm.

Bảng 3.20: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

TT Đối tượng và nội dung chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp tính theo

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Q0

M0

P0

Q1

M0

P0

Q1

M1

P0

Q1

M1

P1

Nhân tố lượng

Nhân tố thời gian

Nhân tố giá nhân công

Tổng hợp 1 Tổ cẩu và ép

2 Tổ bốc hơi và làm sạch 3 Tổ nấu, ly tâm, đóng bao 4 Tổ lò hơi, điện, xử lý nước 5 Tổ bơm

6 Tổ đánh cặn

Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Nhằm phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung và phân tích các sai biệt về chi phí chi phí sản xuất chung cho sản xuất các loại sản phẩm đường, phân bón, cồn công nghiệp, men thực phẩm. Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp có thể lập định kỳ (tháng, quý, niên vụ mía hoặc năm). Trong báo cáo này, để phân tích thì chi phí sản xuất chung có thể phân tích theo từng khoản mục chi phí hoặc phân định thành biến phí và định phí với được chia theo kỳ kế hoạch và kỳ phân tích (thực hiện), cụ thể:

Bảng 3.21: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Nhân tố giá Nhân tố lượng Tổng chênh lệch 1. Biến phí

2. Định phí

Tổng cộng xxx xxx xxx xxx

Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí QLDN: Báo cáo này được lập theo từng yếu tố chi phí như: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền theo theo kỳ kế hoạch và kỳ thực tế. Trường hợp cần thiết có thể phân

chia các yếu tố chi phí thành biến phí và định phí để phân tích. Trong báo cáo cũng chỉ rõ chênh lệch tương đối và chênh lệch tuyệt đối và đưa ra nguyên nhân của sự chênh lệch đó.

Bảng 3.22 Báo cáo phân tích biến động chi phí bán hàng, chi phí QLDN Yếu tố chi phí Kế hoạch Thực

tế

Chênh lệch Nguyên nhân Số tiền %

Chi phí nhân viên bán hàng Chi phí vật liệu

Chi phí CCDC

Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền

Cộng xxx xxx xxx xxx

Báo cáo phân tích chi phí so với doanh thu

Thông qua phân tích, đánh giá mức độ chi phí so với doanh thu trong kỳ nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa biết được một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Đồng thời đánh giá được sự thay đổi của chi phí ảnh hưởng đến doanh thu như thế nào, so sánh tỷ trọng giữa chi phí và doanh thu, các doanh nghiệp mía đường cần lập báo cáo phân tích chi phí so với doanh thu. Báo cáo có thể lập định kỳ theo tháng, quý, niên vụ mía hoặc theo năm.

Bảng 3.23 Báo cáo phân tích chi phí so với doanh thu

Yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tế So sánh thực tế/KH CP % CP/DT CP % CP/DT CP % CP/DT 1. Chi phí sản xuất

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC

2. Chi phí ngoài SX Chi phí BH

Chi phí QLDN

Cộng xxx xxx xxx xxx xxx xxx

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ

Báo cáo phân tích biến động kết quả sản xuất và báo cáo phân tích nguyên nhân biến động kết quả sản xuất: Trên cơ sở kết quả thực hiện, kế toán quản trị chi phí có thể lập báo cáo biến động kết quả sản xuất để xem xét sự biến động giữa thực tế và dự toán từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch để có giải pháp phù hợp. Đồng thời có thể lập báo cáo phân tích nguyên nhân biến động kết quả sản xuất nhằm đánh giá những nhân tố sảnh hưởng đến kết quả sản xuất trong kỳ.

Bảng 3.24 - Báo cáo phân tích biến động kết quả sản xuất Bộ phận

BÁO CÁO PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT

Chỉ tiêu Thực tế Dự toán Chênh lệch Nguyên nhân 1.Chi phí sản xuất

1.1 Chi phí nguyên vật liệu TT 1.2 Chi phí nhân công TT 1.3 Chi phí sản xuất chung 2. Tỷ lệ chi phí trên giá bán 3. Thông tin khác

3.1 Chi phí dở dang đầu kỳ 3.2 Chi phí dở dang cuối kỳ 3.3…

Bảng 3.25 - Báo cáo phân tích nguyên nhân biến động kết quả sản xuất Bộ phận

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Thực tế Dự toán Chênh lệch Ảnh hưởng 1. Chi phí nguyên vật liệu TT

1.1 Định mức giá 1.2 Định mức lượng 1.3 Sản lượng sản xuất 2. Chi phí nhân công TT 2.1 Định mức giá

2.2 Định mức lượng 2.3 Sản lượng sản xuất 3. Biến phí sản xuất chung

3.1 Đơn giá biến phí sản xuất chung 3. 2 Mức hoạt động

4. Định phí sản xuất chung

4.1 Đơn giá định phí sản xuất chung 4. 2 Mức hoạt động

Ngày …. Tháng …. Năm….

Tài liệu liên quan