• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện định mức chi phí và lập dự toán sản xuất kinh doanh

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.2. Hoàn thiện định mức chi phí và lập dự toán sản xuất kinh doanh

Chi phí gián tiếp là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng loại đơn đặt hàng: Hiện tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có các đơn hàng từ các công ty sản xuất bánh kẹo, đồ uống, nước giải khát. Việc nhận diện chi phí giúp doanh nghiệp mía đường đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn hàng, làm cơ sở lựa chọn đơn hàng phù hợp.

Chi phí trực tiếp là các chi phí sản xuất sản phẩm và các chi phí khác liên quan đến đơn hàng.

Chi phí gián tiếp là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

* Nếu đối tượng chịu chi phí là từng chi nhánh tiêu thụ, từng cửa hàng tiêu thụ thì việc nhận diện chi phí là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng từng chi nhánh tiêu thụ, từng của hàng tiêu thụ.

Chi phí trực tiếp là giá vốn hàng bán, các chi phí chung phát sinh tại chi nhánh tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ (tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trong chi nhánh, cửa hàng; điện nước; khấu hao TSCĐ;…).

Chi phí gián tiếp đối với chi nhánh, từng cửa hàng tiêu thụ là các chi phí quản lý hành chính chung trong phạm vi toàn doanh nghiệp mía đường.

Việc nhận diện chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận trong doanh nghệp mía đường Thanh Hóa (nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận được trình bày tại mục 3.3.7)

3.3.2. Hoàn thiện định mức chi phí và lập dự toán sản xuất kinh doanh

liệu trực tiếp riêng, còn định mức chi phí nhân công trực tiếp và định mức chi phí sản xuất chung mới xây dựng cùng với kế hoạch giá thành sản phẩm. Do vậy, 2 doanh nghiệp mía đường này cần xây dựng định mức chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung riêng nhằm kiểm soát cụ thể hơn các khoản chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa chưa xây dựng định mức chi phí sản xuất chung trên cơ sở biến phí và định phí. Định mức chi phí sản xuất chung bao gồm định mức về lượng và định mức về giá, định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng riêng cho phần định phí và biến phí. Định mức về giá phản ánh biến phí của đơn giá biến phí sản xuất chung phân bổ. Định mức về lượng được căn cứ vào số thời gian để sản xuất sản phẩm hoặc có thể căn cứ vào lượng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung.

Vận dụng cụ thể tại công ty CP mía đường Nông Cống: Trên cơ sở tác giả nhận diện chi phí sản xuất công ty đã xác định phần định phí và biến phí trong chi phí sản xuất chung tại bảng 3.4. Căn cứ vào số sản phẩm sản xuất trong vụ ép 2013-2014 là 35.714,3 tấn đường thành phẩm và tổng chi phí sản xuất chung trên sổ cái TK 627, xác định đơn giá biến phí, định phí sản xuất chung để sản xuất 1 tấn đường như sau:

Định mức biến phí sản xuất chung = 8.895.624,2/35.714,3 = 249,078/tấn sản phẩm.

Định mức định phí sản xuất chung = 28.885.702,1/35.714,3 = 808,799/tấn sản phẩm.

Định mức chi phí sản xuất chung là: 1.057,877/tấn sản phẩm.

Từ các số liệu tính toán về định mức biến phí sản xuất chung, định mức định phí sản xuất chung kết hợp định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp, tiến hành tổng hợp định mức chi phí sản xuất sản phẩm đường, các sản phẩm sau đường.

3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống dự toán chi phí.

Dự toán là khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường. Lập dự toán chính xác sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tận dụng khai thác tối đa các nguồn lực cho doanh nghiệp. Hiện nay việc lập dự toán tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa ở mức độ khác nhau: Công ty CP mía đường Nông Cống, công ty CP mía đường Lam Sơn lập dự toán khá đầy đủ lập dự

toán theo cả niên vụ ép và theo năm tài chính, công ty TNHH mía đường Việt Nam – Đài Loan lập dự toán khá sơ sài. Công tác lập dự toán của các doanh nghiệp do phòng kế hoạch lập và tồn tại dưới dạng dự toán tĩnh tức là dự toán hướng đến một mức hoạt động nhất định của khối lượng đường sản xuất. Vì vậy ở mức hoạt động khác nhau doanh nghiệp mía đường không thể dự báo chi phí để đưa ra các quyết định phù hợp vì vậy không thể thích ứng với sự biến động của thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả nhận thấy các nhà quản trị có mong muốn nhận biết được chi phí dự kiến ở các mức độ sản xuất đường khác nhau (bảng 4.11 - phụ lục 04). Đồng thời để phù hợp với đặc thù ngành mía đường, theo tác giả các doanh nghiệp nên lập dự toán theo niên vụ ép và cần lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Dự toán linh hoạt là dự toán chi phí được lập cho các mức hoạt động khác nhau, từ đó có các quyết định về giá bán sản phẩm đường và các sản phẩm sau đường trong điều kiện mức sản lượng khác nhau. Việc xây dựng dự toán linh hoạt đối với ngành mía đường là rất quan trọng trong điều kiện sản lượng sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, sự chênh lệch về hàm lượng đường trong mía giữa các vùng, các vùng nguyên liệu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, sản xuất mía đường cũng vì thế bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố sản lượng cung của các doanh nghiệp trên thị trường.

Dự toán chi phí linh hoạt được lập trên cơ sở 4 bước cơ bản:

Bước 1: Xác định phạm vi, vùng phù hợp cho đối tượng lập dự toán

Bước 2: Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, phần chi phí hỗn hợp được phân định thành biến phí và định phí

Bước 3: Xác định biến phí đơn vị ở mức hoạt động dự toán (dựa trên bảng định mức tiêu chuẩn)

Bước 4: Xây dựng dự toán linh hoạt

Tổng biến phí = Mức hoạt động thực tế x Biến phí đơn vị dự toán Căn cứ vào nội dung phân loại theo cách ứng xử chi phí tác giả đã trình bày ở bảng 3.3, 3.4 để xác định bước 2 (phân loại chi phí thành biến phí và định phí) và bước 3 (xác định biến phí đơn vị). Mức độ hoạt động làm căn cứ phân loại là khối lượng đường thành phẩm sản xuất phù hợp với dự toán sản lượng sản xuất.

Dựa trên số liệu của công ty CP mía đường Nông Cống có thể lập dự toán linh hoạt ở các mức độ hoạt động khác nhau như sau:

Bảng 3.5: Dự toán linh hoạt sản xuất đường RS (tấn) tháng 3 năm 2014 Chỉ tiêu

(1.000 đồng)

Biến phí đơn vị dự toán

Dự toán linh hoạt

5.500 (tấn) 5.800 (tấn) 6.000 (tấn) 1. Biến phí sản xuất 11,322.06 62,271,330.0 65,667,948.0 67,932,360.0 Chi phí NVL TT 10,469.18 57,580,490.0 60,721,244.0 62,815,080.0 Chi phí nhân công TT 603.80 3,320,900.0 3,502,040.0 3,622,800.0 Biến phí SXC 249.08 1,369,940.0 1,444,664.0 1,494,480.0 2. Định phí SXC 808.80 4,448,400.0 4,691,040.0 4,852,800.0 3. Phế phụ phẩm thu hồi (461.43) (2,537,838.0) (2,676,265.5) (2,768,550.5) - Mật rỉ (440.61) (2,423,334.8) (2,555,516.7) (2,643,638.0) - Bã bùn thu hồi (20.82) (114,503.2) (120,748.8) (124,912.6) 4.Tổng chi phí sản xuất 11,669.43 64,181,892.0 67,682,722.5 70,016,609.5

(Nguồn tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Nông Cống)

Tài liệu liên quan