• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện việc phân bổ chi phí và xác định chi phí

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.3. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí và xác định chi phí

Dựa trên số liệu của công ty CP mía đường Nông Cống có thể lập dự toán linh hoạt ở các mức độ hoạt động khác nhau như sau:

Bảng 3.5: Dự toán linh hoạt sản xuất đường RS (tấn) tháng 3 năm 2014 Chỉ tiêu

(1.000 đồng)

Biến phí đơn vị dự toán

Dự toán linh hoạt

5.500 (tấn) 5.800 (tấn) 6.000 (tấn) 1. Biến phí sản xuất 11,322.06 62,271,330.0 65,667,948.0 67,932,360.0 Chi phí NVL TT 10,469.18 57,580,490.0 60,721,244.0 62,815,080.0 Chi phí nhân công TT 603.80 3,320,900.0 3,502,040.0 3,622,800.0 Biến phí SXC 249.08 1,369,940.0 1,444,664.0 1,494,480.0 2. Định phí SXC 808.80 4,448,400.0 4,691,040.0 4,852,800.0 3. Phế phụ phẩm thu hồi (461.43) (2,537,838.0) (2,676,265.5) (2,768,550.5) - Mật rỉ (440.61) (2,423,334.8) (2,555,516.7) (2,643,638.0) - Bã bùn thu hồi (20.82) (114,503.2) (120,748.8) (124,912.6) 4.Tổng chi phí sản xuất 11,669.43 64,181,892.0 67,682,722.5 70,016,609.5

(Nguồn tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Nông Cống)

chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sẽ được điều chỉnh ở giai đoạn cuối cùng cho thành phẩm. Nếu chênh lệch lớn (theo quy định trước) thì chênh lệch sẽ được phân bổ vào vào thành phẩm, sản phẩm doanh dở dang hoặc giá vốn hàng bán với tỷ lệ hợp lý.

Nếu chênh lệch nhỏ thì chênh lệch sẽ được tính vào giá vốn hàng bán. Với phương pháp này, nhà quản trị doanh nghiệp mía đường sẽ có thông tin về giá thành đơn vị sản phẩm kịp thời và chính xác tại bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về giá bán hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều phương pháp xác định chi phí hiện đại như:

phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC), phương pháp Target costing, phương pháp chi phí Kaizen (mục 1.2.3.2.2). Tuy nhiên, tác giả cho rằng, vận dụng phương pháp chi phí Kaizen trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa sẽ hợp lý trong giai đoạn hiện nay, bởi giá thành đường mía của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đang cao hơn giá thành đường của các nước lân cận từ 20% - 40% (đồ thị 2.2). Chính vì vậy, vận dụng phương pháp chi phí của Kaizen nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm đường góp phần tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường trên trường quốc tế. Điều này cũng phù hợp với ý kiến đề xuất ở Phiếu khảo sát số 28 và số 34: “Công ty nên áp dụng các phương pháp xác định chi phí hiện đại”. Quá trình vận dụng phương pháp chi phí Kaizen cần các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định mức độ cắt giảm chi phí sản xuất ước tính

(1) Xác định lợi nhuận mục tiêu hàng năm của doanh nghiệp mía đường:

Trên cơ sở mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị cấp cao (hội đồng quản trị) trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa xác định được lợi nhuận mục tiêu cần đạt được trong năm thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh.

(2) Xác định mức độ cắt giảm chi phí sản xuất ước tính: Để đạt được lợi nhuận mục tiêu cần xác định mức độ cắt giảm chi phí sản xuất ước tính chung cho toàn doanh nghiệp mía đường theo tỷ lệ giữa lợi nhuận mục tiêu và lợi nhuận thực tế năm trước.

(3) Phân bổ mức độ cắt giảm chi phí sản xuất ước tính cho từng giai đoạn sản xuất, cụ thể như sau: (1) Lập kế hoạch cụ thể cho mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất; (2) Lựa chọn được hướng đầu tư hợp lý; (3) Lựa chọn vận dụng công nghệ

mang lại hiệu suất cao. Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần lập kế hoạch cho mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Đối với chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (mía cây) cần lập kế hoạch cụ thể cho mục tiêu cắt giảm chi phí mía nguyên liệu trong khâu thu mua và vận chuyển. bên cạnh đó, lựa chọn được hướng đầu tư hợp lý: Hiện tại các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa đang có hướng đầu tư đưa máy móc xuống đồng ruộng (thực hiện cơ giới hóa), đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, từng bước đưa cây mía xuống đồng ruộng… Nhà quản trị doanh nghiệp cần lựa chọn được hướng đầu tư có lợi nhất. Vận dụng công nghệ mạng lại hiệu suất cao như thực hiện thâm canh cây mía, lắp đặt hệ thống tưới nước công nghệ cao, lựa chọn giống mía năng suất cao cùng với bón phân theo quy trình mới sẽ là tiền đề cho việc mang lại hiệu quả cao cho cây mía.

Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần xây dựng dự toán cụ thể cho mục tiêu cắt giảm chi phí. Đồng thời lựa chọn được hướng đầu tư (dây chuyền ép mía, dây chuyền sản xuất cồn, men công nghiệp) hợp lý mang lại hiệu quả cao.

Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất ước tính đã xác định

Trên cơ sở mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất ước tính đã xác định các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần giao mục tiêu cho từng bộ phận. Tổ chức thực hiện mục tiêu cắt giảm chi phí, các nhà quản trị phải liên tục phân tích sự thay đổi chi phí thực tế với các quy trình sản xuất để cắt giảm tối đa chi phí mía nguyên liệu, chi phí nhân công.

Đối với chi phí mía nguyên liệu, theo phương pháp Kaizen, các doanh nghiệp mía đường cần phát triển tốt các mối quan hệ với người trồng mía để có được mía nguyên liệu ngay khi cần đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng của mía cây. Tránh chi phí ngắt quãng, chi phí ngừng nghỉ việc do thiếu mía trong vụ ép. Thực hiện tăng năng suất và chất lượng cho cây mía bằng việc ứng dụng công nghệ cao. Nếu liên tục cải tiến quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí thì giá thành mía nguyên liệu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm đường và sản phẩm sau đường.

Đối với chi phí nhân công: Do đặc điểm mùa vụ trong nông nghiệp dẫn đến công nhân sản xuất mía chỉ làm việc 6 tháng trong thời gian vụ ép, các tháng nghỉ việc được doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa hỗ trợ từ 600.000 – 800.000 đồng/tháng. Do vậy theo tác giả, công nhân trong các doanh nghiệp mía đường cũng cần được đào tạo đa năng nhằm linh hoạt thay thế chỗ và kiêm nhiệm để giảm thiểu chi phí lao động trong thời gian nghỉ theo mùa vụ.

Cần theo dõi và phát hiện những chi phí không phù hợp để không ngừng cắt giảm chi phí này nhằm duy trì tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất (chi phí thực tế/

lợi nhuận mục tiêu phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu/ lợi nhuận mục tiêu). Như vậy, giai đoạn này kế toán QTCP trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần nhận diện những cơ hội để có thể cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó để tối thiểu hóa chi phí, doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần áp dụng hệ thống JIT (Just - In - Time), đây là hệ thống nhằm giảm bớt chi phí tồn kho để cắt giảm chi phí hoặc mức dự trữ quá cao. Theo đó các doanh nghiệp mía đường cần tạo ra liên kết dọc giữa người trồng mía và doanh nghiệp mía đường để cây mía được thu hoạch đúng thời điểm, đảm bảo lượng đường trong mía là tốt nhất. Đồng thời, các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần phát triển mối quan hệ với khách hàng như công ty sản xuất bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm,… nhằm có đơn đặt hàng với khối lượng lớn để ngay khi sản phẩm đường hoàn thành có thể chuyển giao ngay, nhằm giảm thiểu lượng tồn kho. Quy trình thực hiện các đơn đặt hàng nhanh chóng sẽ giảm chi phí tồn kho ở mức thấp nhất có thể vì chi phí kho hàng là chi phí không giá trị gia tăng.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện cắt giảm chi phí

Quá trình tổ chức thực hiện các mục tiêu cắt giảm chi phí sản xuất ước tính hoàn thành, kế toán QTCP cần đánh giá kết quả thực hiện. Thông qua việc so sánh mục tiêu cắt giảm chi phí ban đầu và tiến trình thực hiện cắt giảm chi phí sản xuất thực tế từ đó có thể xây dựng quy trình cắt giảm chi phí Kaizen cho niên vụ mía tiếp theo.

3.3.3.2 Hoàn thiện việc phân bổ chi phí

Phân bổ chi phí: Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có các bộ phận sản xuất phụ trợ như: Phân xưởng điện, phân xưởng sửa chữa,… các phân xưởng này hoạt động phục vụ cho sản xuất chính.

Đối với doanh nghiệp mía đường sản xuất điện để tiêu thụ nội bộ: Do đặc thù của quy trình sản xuất đường, tạo ra sản phẩm phụ điện. Do vậy, phân xưởng điện cung cấp điện năng cho toàn doanh nghiệp trong niên vụ mía. Toàn bộ chi phí của phân xưởng điện được tập hợp cho hoạt động sản xuất đường, mà không phân bổ cho các hoạt động sản xuất khác như cồn, phân bón, men công nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp mía đường chưa xác định giá phí của các loại sản phẩm chính xác, chưa kiểm soát được chi phí của các bộ phận và chưa tạo động lực thúc đẩy cho các bộ phận phụ hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy để ứng yêu cầu kiểm soát chi phí theo tác giả, các doanh nghiệp mía đường nên phân bổ chi phí phụ trợ theo phương pháp phân bổ bậc thang đối với phân xưởng điện, phân xưởng sửa chữa,…

Theo phương pháp này, bắt đầu từ bộ phận phụ trợ nào có cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất cho các bộ phận khác và kết thúc ở bộ phận cung cấp sản phẩm, lao vụ dịch vụ ít nhất và không phân bổ ngược lại cho bộ phận đó nữa. Như vậy để đảm bảo tính được chính xác chi phí bộ phận phụ trợ cho các đối tượng chịu chi phí khác thì cần tập hợp chi phí của các bộ phận phụ trợ một cách riêng biệt trên cơ sở đó xác định giá thành của bộ phận phụ trợ, xác định khối lượng bộ phận phụ trợ cung cấp cho từng đối tượng chịu chi phí, sau đó phận bổ:

Chi phí phụ trợ phân

bổ cho bộ phận = Giá thành đơn vị của

bộ phận x Khối lượng phụ trợ phân bổ cho bộ phận Đối với doanh nghiệp mía đường sản xuất điện vừa tiêu thụ nội bộ vừa cung cấp cho điện lưới quốc gia

Quá trình tập hợp của phân xưởng điện vẫn tập hợp cho chi phí của hoạt động sản xuất đường. Tuy nhiên khi cung cấp điện cho các bộ phận sản xuất sau đường cần xác định số KWh thực hiện để xác định giá chuyển giao nội bộ (theo giá cung cấp cho điện lưới quốc gia) cho các bộ phận sản xuất phân bón, cồn công nghiệp, men thực phẩm. Phần giá chuyển giao nội bộ được ghi giảm giá trị của sản phẩm đường, như vậy việc xác định giá thành sản phẩm mới phù hợp, cụ thể: Giá cung cấp cho điện lưới quốc gia trong tháng năm 2013 là 605 đồng/KWh, Chi phí điện cho cấp cho các bộ phận hoạt động được xác định như sau:

Bảng 3. 6: Chi phí điện phân bổ cho các sản phẩm sau đường Bộ phận hoạt động Khối lượng

KWh

Đơn giá

(đồng) Thành tiền

Bộ phận sản xuất phân bón 125.000 605 75.625.000

Bộ phận sản xuất cồn 220.000 605 133.100.000

Bộ phận sản xuất men công nghiệp 168.000 605 101.604.000 3.3.3.3 Hoàn thiện viêc xác định giá chuyển giao nội bộ, giá phí sản phẩm Xác định giá chuyển giao nội bộ hợp lý sẽ là cơ sở cung cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định về giá, đồng thời đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các bộ phận trong doanh nghiệp mía đường hoặc của các đơn vị thành viên. Theo tác giả, việc xác định giá chuyển giao nội bộ cần được xác định theo giá thị trường nhằm đánh giá được hiệu quả hoạt động của bộ phận, kiểm soát tốt chi phí chuyển giao, bởi tất cả các sản phẩm sau đường đề sử dụng nguyên vật liệu từ sản phậm phụ thu được trong quá trình sản xuất đường. Bên cạnh đó, việc chuyển giao theo giá thị trường còn giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp mía đường biết được khi nào nên thực hiện chuyển giao khi nào cung cấp ra bên ngoài. Xác định giá chuyển giao nội bộ theo giá thị trường cần xác định nguyên tắc: Bộ phận mua phải mua trong nội bộ nếu bộ phận bán đảm bảo các điều kiện về giá như bên ngoài, nếu bộ phận bán không đảm bảo các điều kiện về giá như bên ngoài thì bộ phận mua được quyền mua ngoài. Các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa cần xác định rõ việc định giá chuyển giao nội bộ theo giá thị trường đảm bảo được lợi ích bộ phận cũng như lợi ích của toàn doanh nghiệp.

Khi xác định chi phí sản phẩm, do đặc thù sản phẩm đường mía có độ đồng nhất cao, theo tiêu chuẩn quy định vì vậy các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa nên áp dụng phương pháp tính giá phí theo biến phí sản xuất hoặc biến phí trong giá thành toàn bộ. Trên cơ sở phân loại chi phí thành biến phí và định phí, có thể xác định giá thành sản phẩm đường, phân bón, cồn,… theo biến phí sản xuất hoặc biến phí trong giá thành toàn bộ như sau:

Xác định giá thành sản phẩm theo biến phí sản xuất: theo phương pháp này giá thành của sản phẩm đường và sản phẩm sau đường được xác định theo công thức:

Giá thành SP (đường, phân

bón, …) theo biến phí SX = Chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân

công trực tiếp + Biến phí SX chung Vận dụng vào số liệu trong bảng phân loại chi phí có thể xác định giá thành theo biến phí sản xuất tại công ty cổ phần mía đường Nông Cống vụ mía 2013-2014.

Giá thành SP đường

RS theo biến phí SX = 371,899,352.0 + 21,564,350.1 + 9,895,624.2 = 403,359,326.3 Xác định giá thành sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ: Phương pháp này giá thành của sản phẩm đường và sản phẩm sau đường được xác định bằng giá thành sản phẩm theo biến phí sản xuất cộng với biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp, theo công thức sau:

Giá thành SP (đường, phân

bón,…) theo biến phí toàn bộ = Giá thành SP (đường, phân

bón,…) theo biến phí SX + Biến phí bán hàng, biến phí QLDN Căn cứ vào số liệu trong bảng phân loại chi phí có thể xác định giá thành theo biến phí trong giá thành toàn bộ tại công ty CP mía đường Nông Cống vụ mía 2013-2014.

Giá thành SP đường RS

theo biến phí toàn bộ = 403,359,326.3 + 2,902,429.0 + 5,122,065.2 = 411,383,820.50 Trên cơ sở phương pháp tính giá thành theo biến phí sản xuất hoặc biến phí trong giá thành toàn bộ xác định cho sản phẩm đường và các sản phẩm sau đường, tác giả minh họa toàn bộ số liệu thông qua bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Xác định giá thành theo biến phí sản xuất và theo biến phí trong giá thành toàn bộ

TT Chỉ tiêu

Sản phẩm đường RS (1.000đ)

Phân bón NPK 5-8-5 (1.000đ)

Phân bón NPK 10-5-10 (1.000đ)

Phân bón NPKS 10-8-3

(1.000đ) 1 Chi phí NVLTT 371,899,352.0 18,289,293.3 36,445,725.6 1,739,912.7

2 Chi phí NC TT 21,564,350.1 547,800.5 821,700.8 54,780.1

3 Biến phíSXC 9,895,624.2 965,777.7 1,419,237.7 26,622.8

4 Giá thành SP theo biến

phí sản xuất 403,359,326.3 19,802,871.5 38,686,664.1 1,821,315.60

5 Biến phí bán hàng 2,902,429.0 644,639.1 966,958.6 101,000.0

6 Biến phí QLDN 5,122,065.2 17,692.3 33,173.1 8,726.0

7 Giá thành SP theo biến

phí toàn bộ 411,383,820.50 20,465,202.9 39,686,795.8 1,931,041.60

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Nông Cống)

Tài liệu liên quan