• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện phân tích phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.5. Hoàn thiện phân tích phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp

Biến động về lượng nếu là kết quả dương (+) thể hiện lượng mía nguyên liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán; còn nếu là kết quả âm (-) thể hiện lượng mía nguyên liệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán. Nhân tố lượng sử dụng thường do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụng mía nguyên liệu (phân xưởng, tổ, ca…). Điều này có thể là khâu kiểm soát quá trình sản xuất, mức độ hiện đại của công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất... Khi tìm hiểu nguyên nhân của biến động về lượng cũng cần xem đến các nguyên nhân khách quan, như: hàm lượng đường trong mía của từng giống mía, từng vùng mía.

Nhân tố mức tiêu hao ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Cm = Q1 x (M1 - M0) x P0

Nhân tố mức tiêu hao mía nguyên liệu, vật liệu phụ càng giảm chứng tỏ doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa sử dụng nguyên vật liệu càng tiết kiệm. Tuy nhiên cần xem xét đến chất lượng mía nguyên liệu mua vào hoặc dự trữ lâu (trên 1 tuần) không đảm bảo dẫn đến hàm lượng đường trong mía cây giảm làm cho lượng tiêu hao nhiều.

Nhân tố giá nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Cg = Q1 x M1 x (P1 - P0)

Nếu biến động giá kết quả âm (-) chứng tỏ giá mía nguyên liệu, vật liệu phụ thực tế thấp hơn giá mía nguyên liệu, vật liệu phụ dự toán đặt ra. Tình hình này được đánh giá tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo. Ngược lại, biến động dương (+) thế hiện giá giá mía nguyên liệu, vật liệu phụ tăng so với dự toán và sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp mía đường. Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến động của giá mía nguyên liệu, vật liệu phụ trên thị trường, chi phí thu mua, chất lượng mía nguyên liệu.

Do chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng từ 85 - 96% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nên các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có thể phân tích biến động chi phí mía nguyên liệu tương tự như trên. Kết quả sau khi phân tích chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được trình bày trên báo cáo phân tích chênh lệch chi phí tại bảng 3.18.

* Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm:

Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất (Q), Nhân tố thời gian lao động hao phí (T), nhân tố giá nhân công (P), sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa

biết được sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp do nhân tố nào, từ đó xác định nguyên nhân gây nên từ nhân tố đó.

Chi phí nhân công trực tiếp được xác định CNC = Q x T x P Chi phí nhân công trực tiếp thực tế CNC1 = Q1 x T1 x P1

Chi phí nhân công trực tiếp kế hoạch CNC0 = Q0 x T0 x P0

Chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CNC = CNC1 – CNC0 = Q1 x T1 x P1 - Q0 x T0 x P0

Nhân tố khối lượng sản phẩm SX ảnh hưởng tới chi phí nhân công trực tiếp Cq = (Q1 - Q0) x T0 x P0

Khi khối lượng đường sản xuất càng tăng thì chi phí nhân công trực tiếp càng tăng lên. Tuy nhiên cần xem xét trường hợp khối lượng đường sản xuất ít biến động mà chi phí nhân công trực tiếp tăng cao. Nguyên nhân cũng có thể do lãng phí công nhân sản xuất sản phẩm.

Nhân tố thời gian lao động ảnh hưởng tới chi phí nhân công trực tiếp Ct = Q1 x (T1 - T0)x P0

Nếu biến động thời gian lao động dương (+) thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng nhiều quá mức so với dự toán, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp.

Nguyên nhân có thể do công nhân thiếu kỹ năng sản xuất, trang bị dụng cụ lao động không đảm bảo, chính sách lương không khuyến khích lao động, máy móc thiết bị cũ.…Ngược lại nếu biến động thời gian lao động âm (-) thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng ít hơn so với dự toán, làm giảm chi phí nhân công trực tiếp.

Nguyên nhân có thể do công nhân được khuyến khích vật chất và tinh thần, được trang bị kỹ năng sản xuất, máy móc thiết bị hoạt động tốt….

Nhân tố đơn giá nhân công ảnh hưởng tới chi phí nhân công trực tiếp Cp = Q1 x T1 x (P1 - P0)

Nếu biến động giá nhân công dương (+) thể hiện giá nhân công thực tế cao hơn so với dự toán, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp. Nguyên nhân có thể do cung nhỏ hơn cầu nhân lực sản xuất đường, sử dụng nhân công trình độ cao để trực tiếp sản xuất, đơn giá tiền công tăng,… Ngược lại, nếu biến động giá nhân công âm (-) thể hiện giá nhân công thực tế thấp hơn so với dự toán, làm giảm chi phí nhân

công trực tiếp. Nguyên nhân có thể do sử dụng nhiều lao động giản đơn trong nhà máy đường, đơn giá lương khi ký hợp đồng thấp…

(Kết quả sau khi phân tích chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp được trình bày trên báo cáo phân tích chênh lệch chi phí tại bảng 3.19)

* Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung nhằm so sánh giữa chi phí thực tế chi phí dự toán trên hai yếu tố là biến phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng 3.2 - Phân loại chi phí để xác định phần biến phí và định phí trong chi phí sản xuất chung.

Biến động

Chi phí SX chung =

Biến động biến phí SX chung +

Biến động định phí SX chung

(Kết quả sau khi phân tích chênh lệch chi phí sản xuất chung được trình bày trên báo cáo phân tích chênh lệch chi phí tại bảng 3.20)

Phân tích chênh lệch phí sẽ là cơ sở cho các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi phí sản xuất đồng thời xác định được nguyên nhân biến động là khách quan hay chủ quan và do nhân tố nào tác động từ đó có những giải pháp phù hợp.

3.3.5.2 Hoàn thiện phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng- lợi nhuận.

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là công cụ hữu ích giúp nhà quản trị doanh nghiệp mía đường đưa ra các quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương án với lợi nhuận tối ưu. Căn cứ vào các nguồn lực hiện có mà doanh nghiệp lựa chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước. Từ tình hình thực tế của các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa, tác giả triển khai phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trên các mặt như sau: Phân tích điểm hoà vốn, phân tích sản lượng sản xuất cần thiết để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong muốn, phân tích sự thay đổi của các yếu tố định phí, biến phí và giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Trong giai đoạn hiện nay, tác giả cho rằng việc xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ra

quyết định bởi tại điểm hòa vốn toàn bộ định phí đã được bù đắp nên sản phẩm sau điểm hòa vốn chỉ cần bù đắp đủ biến phí. Vì vậy nếu doanh nghiệp mía đường đã đạt được điểm hòa vốn thì trong điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn nguồn cầu ít hoặc trong điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách hạ giá sản phẩm đến mức chỉ cần cao hơn biến phí toàn bộ không cần cao hơn giá thành toàn bộ sản phẩm mà vẫn có lãi. Doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa có thể áp dụng các chính sách giá linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng khác nhau nếu doanh nghiệp đã vượt qua sản lượng hòa vốn. Trong kết quả khảo sát nghiệp vụ (phụ lục 1C) tác giả cũng nhận được ý kiến tại Phiếu khảo sát số 8: “Trong giai đoạn hiện nay công ty nên phân tích điểm hòa vốn để phục vụ cho việc ra quyết định”. Do vậy tác giả vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận cùng với phân tích điểm hòa vốn cho 3 loại sản phẩm đường: Đường RE, đường RS và đường vàng của công ty CP mía đường Lam Sơn thông qua bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận TT Chỉ tiêu

ĐVT Sản phẩm đường RE

Sản phẩm đường RS

Sản phẩm đường vàng 1 Giá bán đơn vị (P) 1.000đ 13,700.00 12,200.00 12,000.00

2 Số lượng tiêu thụ (Q) tấn 45,000 35,500 41,000

3 Doanh thu (R) 1.000đ 616,500,000.00 433,100,000.00 492,000,000.00 4 Biến phí (VC) 1.000đ 461,525,664.40 354,132,728.28 417,178,752.10 5 Giá trị sản phẩm phụ thu

hồi ước tính

1.000đ

26,935,731.86 18,427,619.04 24,541,411.00 5 Lãi trên biến phí (CM) 1.000đ 128,038,603.74 60,539,652.68 50,279,836.90 6 Định phí (FC) 1.000đ 81,843,574.47 45,299,346.16 72,976,237.44 7 Lợi nhuận trước thuế (OI) 1.000đ 46,195,029.27 15,240,306.52 (22,696,400.54) 8 Sản lượng hòa vốn (BEQ) 1.000đ 23,764.93 21,763.67 39,988.95 9 Doanh thu hòa vốn (BER) 1.000đ 325,579,541.00 265,516,774.00 479,867,400.00 10 Mức an toàn về doanh

thu (MOSR)

1.000đ

290,920,459.00 167,583,226.00 12,132,600.00 11 Tỷ lệ an toàn về doanh

thu (MORR) 0.47 0.39 0.02

12 Tỷ lệ rủi ro 0.53 0.61 0.98

12 Đòn bảy kinh doanh (DOL) 2.77 3.97

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn)

Tác giả minh họa phân tích điểm hòa vốn thông qua phương trình tuyến tính tại công ty CP mía đường Lam Sơn như sau:

0x: Khối lượng sản phẩm sản xuất (tấn) 0y: Tổng doanh thu và chi phí

YTC: Tổng chi phí FC: Định phí VC: Biến phí

* Mối quan hệ của chi phí - khối lượng - lợi nhuận của sản phẩm đường RE:

Hàm định phí: FC = 81,843,574.47 Hàm biến phí: VC = 10,256.12x

Hàm tổng chi phí: YTC = 81,843,574.47 + 10,256.12x

Đồ thị 3.1: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường RE Điểm hòa vốn là giao điểm của hai đường thẳng doanh thu và chi phí. Dựa trên đồ thị 3.1 thì sản lượng hòa vốn của sản phẩm đường RE là 23,7 nghìn tấn đường, doanh thu hòa vốn là 325,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đòn bẩy kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa thấy được sự tác động của doanh thu tiêu thụ, cơ cấu chi phí tới lợi nhuận từ đó ra các quyết định cho phù hợp nhằm nâng cao hệ số an toàn cho sản xuất. Theo bảng 3.11 sản phẩm đường RE có

độ lớn đòn bảy kinh doanh là 2.77 như vậy nếu doanh thu tiêu thụ tăng 1% thì lợi nhuận trước thuế 2.77%.

* Mối quan hệ của chi phí - khối lượng - lợi nhuận của sản phẩm đường RS:

Hàm định phí: FC = 45,299,346.16 Hàm biến phí: VC = 10,118.58X

Hàm tổng chi phí: YTC = 45,299,346.16 + 10,118.58X

Đồ thị 3.2: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường RS Dựa trên đồ thị 3.2 thì sản lượng hòa vốn của sản phẩm đường RS là 21,7 nghìn tấn đường, doanh thu hòa vốn là 265,5 tỷ đồng. Công ty CP mía đường Lam Sơn sản xuất sản phẩm RS trên 21,7 nghìn tấn đường là có lãi hay nói cách khác nằm trong vùng an toàn. Sản phẩm đường RS có độ lớn đòn bảy kinh doanh là 3.97 như vậy nếu doanh thu tiêu thụ tăng 1% thì lợi nhuận trước thuế 3.97%.

* Mối quan hệ của chi phí - khối lượng - lợi nhuận của sản phẩm đường vàng:

Hàm định phí: FC = 72,976,237.44 Hàm biến phí: VC = 10,175.09X

Hàm tổng chi phí: YTC = 72,976,237.44 + 10,175.09X

Đồ thị 3.3: Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sản phẩm đường vàng Dựa trên đồ thị 3.3 thì sản lượng hòa vốn của sản phẩm đường vàng là 39,9 nghìn tấn đường, doanh thu hòa vốn là 479,8 tỷ đồng. Niên vụ 2013 - 2014, khối lượng sản phẩm đường vàng sản xuất của công ty CP mía đường Lam Sơn đạt 41 nghìn tấn, mặc dù công ty đã đạt được mức hòa vốn và nằm trong vùng an toàn, tuy nhiên tỷ lệ an toàn về doanh thu chỉ đạt 0,02 như vậy tỷ lệ rủi ro lớn 0,98. Do vậy, công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm tăng khối lượng tiêu thụ đường vàng để nới rộng vùng an toàn, mang lại lợi nhuận mong muốn.

3.3.5.3. Hoàn thiện phân tích thông tin phục vụ cho quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất một sản phẩm

Trong xem xét thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định thì các thông tin ngắn hạn nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường là các quyết định vô cùng quan trọng. Các quyết định hướng tới lựa chọn các nguồn lực đưa vào sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí các nguồn lực nhất là trong điều kiện các nguồn lực bị giới hạn. Tác giả đề cập đến phân tích thông tin phụ vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý trong trường hợp quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh một bộ phận một sản phẩm. Vận dụng trong điều kiện cụ thể tại công ty CP mía đường Lam Sơn trong tình hình sản xuất niên vụ 2013 - 2014

Bảng 3.12: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 loại sản phẩm

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Sản phẩm

đường RE (tấn)

Sản phẩm đường RS(tấn)

Sản phẩm đường

vàng (tấn) Tổng cộng 1. Doanh thu 616,500,000.00 433,100,000.00 492,000,000.00 1,541,600,000.00 2. Biến phí 461,525,664.40 354,132,728.28 417,178,752.10 1,232,837,144.78 3. Giá trị sản phẩm

phụ ước tính 26,935,731.86 18,427,619.04 24,541,411.00 69,904,761.90 3. Lãi trên biến phí 128,038,603.74 60,539,652.68 50,279,836.90 238,858,093.32 4. Định phí 81,843,574.47 45,299,346.16 72,976,237.44 200,119,158.07 5. Lợi nhuận 46,195,029.27 15,240,306.52 (22,696,400.54) 38,738,935.25

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn) Từ bảng phân tích trên nhận thấy mặc dù lợi nhuận của cả công ty mía đường Lam Sơn lãi 38,738,935,250 đồng, tuy nhiên mặt hàng đường vàng bị lỗ 22,696,400,540 đồng. Như vậy câu hỏi đặt ra cho nhà quản trị là có nên tiếp tục sản xuất, kinh doanh sản phẩm đường vàng nữa hay không. Để trả lời được câu hỏi này nhà quản trị cần xem xét tình hướng nếu ngừng sản xuất kinh doanh Đường vàng thì kết quả kinh doanh sẽ thay đổi như thế nào với giả định định phí được phân bổ theo doanh thu theo bảng 3.13 và bảng 3.14.

Bảng 3.13: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 loại sản phẩm

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Sản phẩm

đường RE

Sản phẩm

đường RS Tổng cộng 1.Doanh thu 616,500,000.00 433,100,000.00 1,049,600,000.00

2.Biến phí 461,525,664.40 354,132,728.28 815,658,392.68

3. Giá trị sản phẩm phụ ước tính 26,935,731.86 18,427,619.04 45,363,350.90 3. Lãi trên biến phí 128,038,603.74 60,539,652.68 188,578,256.42

4. Định phí 124,707,380.09 75,411,777.98 200,119,158.07

5.Lợi nhuận 3,331,223.65 (14,872,125.30) (11,540,901.65)

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn)

Bảng 3.14: Phân tích chênh lệch tiếp tục hay ngừng sản xuất

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tiếp tục kinh

doanh đường vàng

Ngừng kinh doanh

đường vàng Chênh lệch 1.Doanh thu 1,541,600,000.00 1,049,600,000.00 492,000,000.00 2. Biến phí 1,232,837,144.78 815,658,392.68 417,178,752.10 3. Giá trị sản phẩm phụ

ước tính 69,904,761.90 45,363,350.90 24,541,411.00

3. Lãi trên biến phí 238,858,093.32 188,578,256.42 50,279,836.90

4. Định phí 200,119,158.07 200,119,158.07

5.Lợi nhuận 38,738,935.25 (11,540,901.65) 50,279,836.90

(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ công ty CP mía đường Lam Sơn)

Từ bảng phân tích chênh lệch cho thấy nếu tiếp tục kinh doanh Đường vàng thì kết quả kinh doanh của công ty sẽ lãi 38,738,935,250 đồng nếu ngừng sản xuất kinh doanh Đường vàng thì kết quả kinh doanh của công ty sẽ bị lỗ 11,540,901.65 đồng. Vậy công ty không nên bỏ kinh doanh sản phẩm đường vàng.

Tài liệu liên quan