• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC

3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện kế toán QTCP trong các doanh nghiệp

3.3.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí

Xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị về tổ chức bộ máy kế toán QTCP theo mô hình hỗn hợp với cách thức tổ chức của hai mô hình kết hợp và mô hình tách biệt. Tác giả cho rằng đây là mô hình cung cấp thông tin hữu ích hơn cho nhà quản trị, trong đó một số bộ phận kế toán QTCP được tổ chức độc lập với kế toán tài chính như bộ phận phân tích, tư vấn ra quyết định, một số bộ phận khác tổ

chức kết hợp như: bộ phận lập kế hoạch, dự toán, bộ phận đánh giá, phân tích hoạt động. Bên cạnh đó nhân viên kế toán QTCP trong các phần hành cần được đào tạo đúng chuyên ngành và phân công công việc rõ ràng, phù hợp. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất tổ chức bộ máy kế toán QTCP theo mô hình hỗn hợp với các bộ phận được phân công nhiệm vụ như sau:

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí

Trong mô hình trên, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp, phụ trách toàn bộ công tác kế toán bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị và thực hiện chỉ đạo theo mô hình trực tuyến chức năng.

Phó phòng kế toán phụ trách kế toán tài chính: Chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ của kế toán tài chính: Thu thập các thông tin tài chính, hoàn thiện chứng từ, ghi sổ sách, lập báo cáo tài chính,... Ngoài ra còn phối hợp với kế toán quản trị trong việc thực hiện chức năng chuyên môn.

Phó phòng kế toán quản trị: Chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện các nội dung của kế toán quản trị nói chung và kế toán QTCP nói riêng. Các thông tin mà kế toán thu thập bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhằm phục vụ cho lập dự toán, phân tích đánh giá hoạt động và tư vấn cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.

Thông tin phi tài chính Kế toán trưởng

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị (Kế toán

QTCP) Thông tin

tài chính Bộ phận kế toán thuế, kế toán tổng

hợp, lập báo cáo tài chính (thực hiện phần công việc kế toán tài chính)

Bộ phận tổng hợp phân tích, đánh giá, tư vấn (thực hiện phần công việc kế

toán QTCP)

Kế toán tiền và

thanh toán

Kế toán vật tư, đầu tư vùng

mía

Kế toán TSCĐ,

các khoản đầu tư

Kế toán lao động

tiền lương

Kế toán chi phí,

giá thành

Kế toán bán hàng,

xác định kết quả

Bên dưới kế toán tài chính và kế toán quản trị là các bộ phận kế toán phần hành trực thuộc do các nhân viên trong phòng kế toán chịu trách nhiệm về từng phần hành chuyên môn được giao bao gồm cả công việc kế toán tài chính và công việc kế toán quản trị, cụ thể:

Bộ phận kế toán tiền và thanh toán:

Kế toán tài chính: Thực hiện ghi chép, theo dõi số phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ vốn bằng tiền, thực hiện theo dõi các khoản thanh toán.

Kế toán quản trị: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể đối với từng chỉ tiêu để mở sổ chi tiết phù hợp.

Lập dự toán thu, chi tiền theo từng mục đích khác nhau và theo từng bộ phận sử dụng tiền.

Lập dự toán tình hình công nợ đối với từng khoản nợ theo từng kỳ hạn nợ.

Phân tích hình công nợ và khả năng thanh toán nợ. Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo kế toán quản trị về tình hình công nợ và thanh toán.

Bộ phận kế toán vật tư, đầu tư vùng mía:

Kế toán tài chính: Thực hiện ghi chép, theo dõi số phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ vật tư, phản ánh kịp thời tình hình đầu tư vốn cho nông dân trồng mía trong vùng, thanh toán tiền mía cho dân sau vụ thu hoạch và thu hồi nợ đầu tư.

Kế toán quản trị: Căn cứ vào các yêu cầu nhà quản trị doanh nghiệp mía đường, kế toán quản trị có thể thực hiện các nhiệm vụ sau:

Mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vật tư, từng vùng mía nguyên liệu.

Lập dự toán vật tư, dự toán vùng mía nguyên liệu: dự toán giống mía nguyên liệu, dự toán cày bừa, dự toán phân bón, dự toán chăm sóc mía nguyên liệu. Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo tồn kho của vật tư, đặc biệt là báo cáo ngày về tồn kho mía nguyên liệu.

Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn

Kế toán tài chính: Thực hiện ghi chép, theo dõi số phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ TSCĐ và đầu tư dài hạn.

Kế toán quản trị: Căn cứ vào các yêu cầu nhà quản trị doanh nghiệp mía đường, kế toán quản trị có thể thực hiện các nhiệm vụ sau:

Mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vật tư, từng vùng mía nguyên liệu

Lập dự toán tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng nguồn đầu tư, từng nơi sử dụng, lập dự toán các khoản đầu tư dài hạn. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ

Tài liệu liên quan