• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Quảng

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Quảng

3.1.3.1. Các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch

Khách du lịch: Năm 2020, đón gần 2,2 triệu khách, trong đó có 74 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017 - 2020 đạt 11,1%/năm. Năm 2025, đón gần 3,9 triệu khách, trong đó có 162,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,2%/năm. Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 6,9% (năm 2017) lên 8,0% (năm 2020) và 10,1% (năm 2025). Thu nhập và GDP (giá trị gia tăng) du lịch:năm 2020 đạt 111,10 triệu USD, tương đương 2.166,00 tỷ đồng, năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhu cầu buồng:Dựkiên nhu cầu buồng lưu trú đến 2025:năm 2020 nhu cầu buồng lưu trú là 7.730 buồng, năm 2025 nhu cầu buồng lưu trú là 16.850 buồng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,4%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 16,9%/năm (giai đoạn 2021- 2025).

Nhu cầu vốn đầu tư và tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP: năm 2020 GTGT của ngành du lịch đạt 77,77 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,9% GDP của tỉnh.

Năm 2025 GTGT của ngành du lịch đạt 191,31 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,0% GDP của tỉnh. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 105,51 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 181,16 triệu USD và giai đoạn 2021- 2025 là 454,16 triệu USD.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với Di sản thế giới VQG Phong Nha -Kẻ Bàng, gắn với biển, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch MICE (hội nghị, hội thảo)...

3.1.2.2 Định hướng phân bổ nguồnvốn đầu tưxây dựng cơ bản ngành du lịch a-Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn lực của Trung ương từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển dulịch...; nguồn vốn từ các dự án của các tổchức quốc tế, ngân sách địa phương và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông, điện lực, ngân hàng tại các trung tâm du lịch của tỉnh, các khu, tuyến, điểm, làng nghề du lịch.Tranh thủ đầu tư của Trung ương cho Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Điểm du lịch quốc gia Thành phố Đồng Hới.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng du lịch đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật của 4 trung tâm du lịch:Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ- Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến, nghỉ dưỡng Bang và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh và các dự án trọng điểm như tuyến đường du lịch 32m tại Phong Nha, tuyến đường Võ Nguyên Giáp kéo dài đến biển Hải Ninh,tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tuyến đường đi bộ ven biển tại Bảo Ninh, hệ thống biển chỉ dẫn du lịch tại các trục giao thông, khu, tuyến, điểm du lịch, Sân golf Bảo Ninh - Hải Ninh, Cáp treo Phong Nha - Kẻ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bàng, Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và giải trí cao cấp FLC, Trung tâm Thương mại Vingroup,… tạo bước phát triển đột phá cho du lịch của tỉnh.

- Khai thác có hiệu quả sân bay Đồng Hới, nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế, mở các tuyến bay thẳng đến các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia... Đồng thờimở các đường bay nội địa kết nối với các tỉnh Lâm Đồng, Cần Thơ, Đăk Lăk, Hải Phòng, Khánh Hòa,Điện Biên…

- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng dịch vụ tại cửa khẩu Cha Lo; đề xuất Chính phủ cho phép nâng cấp cửa khẩu Cà Roòng thành cửa khẩu chính, cho phép người, phương tiện xuất, nhập cảnh để thu hút du khách từ Lào, Thái Lan đến Quảng Bình;

nghiên cứu xây dựng cửa khẩu quốc tế Chút Mút - Tả Vơn.

- Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án xây dựng hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng trên cơ sở đảm bảo tối đa nguyên tắc bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch bền vững.

- Thực hiện hiệu quả công tácxúc tiến đầu tưtrong lĩnh vực du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư phát triển du lịch; đổi mới công tác thẩm định lựa chọn dự án. Vận dụng tốt các nguồn kinh phí từ xã hội hóa, thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức công tư, đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, vốn ngân sách tập trung đầu tư dự án kết cấu hạ tầng quan trọng.

b-Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch

Sử dụng vốn ngân sách Nhà nước bao gồm Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, kêu gọi và kết hợp với các nguồn vốn khác: Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác, vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư FDI nước ngoài chiếm tỷ lệ để phát triển các khu du lịch, các sản phẩm du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch cao cấp: tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến du lịch “Chinh phục Sơn Đoòng -hang động lớn nhất thế giới”; “hang Va - hang Nước Nứt, những trải nghiệm khác biệt”, “Rào Thương - hang Én”, “Thung lũng Sinh Tồn - hang Thủy Cung”; đồng thời nghiên cứu và phát triển các tuyến, điểm du lịch mới mang tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

độc đáo cao và có giá trị kinh tế lớn trong đó ưu tiên xây dựng tuyến du lịch cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng. Xây dựng Quảng Bình trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của Đông Nam Á.

Tiếp tục đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khudu lịch đã có:Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên Đường, động Tiên Sơn, suối Nước Moọc, Vườn thực vật, sông Chày - hang Tối.

c-Đầu tưphát triển các dịch vụ bổ trợcho hoạt động du lịch

Tập trung triển khai đầu tư các điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, xây dựng các khu mua sắm, dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các điểm du lịch biển; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống; hình thành các khu ẩm thực biển theo mô hình chợ đặc sản, hàng lưu niệm mang thương hiệu Quảng Bình, làngẩm thực, hình thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Bang, huyện Lệ Thủy và các sản phẩm du lịch mùa đông nhằm giảm ảnh hưởng của tính thời vụ.

Đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, kết hợp với phát huy các làng nghề truyền thống, các nét văn hóa độc đáo của các tộc người, hình thành các điểm du lịch văn hóa tộc người như bản Tà Vờng (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa), bản Arem (Tân Trạch, Bố Trạch), Làng du lịch văn hóa tộc người Ma Coong (Thượng Trạch, Bố Trạch)...xây dựng các homestay (nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê), farmstay (khu nông trại có phòng cho khách du lịch thuê) và phát triển các dịch vụ phụ trợ hình thành các khu du lịch làng nghề...

3.1.4Quan điểm vềviệc tăng cường quản lý vốn đầu tưtừ ngân sách Nhà nước