• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ

3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn

Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án bằng cách đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ từ việc lập quy hoạch, kếhoạch cho đến công tác quản lý dự án, đấu thầu, nghiệm thu, giám sát thực hiện công trình. Các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thứ tư: Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng, đơn vịthi công:

Đối với các doanh nghiệp xây dựng: có chính sách đào tạo và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng, tránh tình trạng giữ việc, ngồi chờ vốn, hiện tượng bỏ thầu với giá thấp, kéo dài tiến độthi công rồi tìm mọi cách điều chỉnh bổ sung. Thực hiện các quy định cụ thể, bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo bộ phận nhân sự có chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc. Cơ quan nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc đảm bảo trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ trong công tác hành nghề trong đầu tư xây dựng cơ bản, lập và triển khai hệthống tiêu chí để đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo đủ điều kiện thi công, hành nghềtrong XDCB.

Thứ năm: Tạo điều kiện và nâng cao năng lực cho các tổchức xã hội, các ban thanh tra nhân dân và toàn thểquần chúng tham gia phù hợp vào công tác quản lý đầu tư trên địa bàn cư trú và cơ quan làm việc nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn, sửdụng các công trình công cộng, công trình an sinh xã hội... đảm bảo hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB.

Hiện nay chất lượng công tác quy hoạch ở tỉnh Quảng Bình còn chưa cao, các quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa được rà soát, điều chỉnh kịp thời. Quy hoạch chưa có đủtính rõ ràng, cụthể để định hướng đầu tư, không phù hợp với yêu cầu thực tế. Chất lượng của các quy hoạch của tỉnh còn nhiều hạn chế, cơ sở lý luận, phương pháp lập chưa phù hợp với cơ chế kinh tếthị trường, mức độ chuẩn xác thấp, vì vậy thường xuyên phải điều điều chỉnh, tínhổn định kém. Vì vậy cần căn cứ vào những kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư XDCB, tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn trước chi tiết đến từng ngành từng lĩnh vực trong thời gian qua. Xác định được những vấn đề còn tồn tại cũng như những nguy cơ, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cần phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, vềchất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm… Đồng thời cũng cần phải dựbáo được những tác động của thị trường đến kinh tế địa phương.

Cần tập trung làm tốt công tác rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển ngành.

Nâng cao chất lượng và tính khả thi các dự án quy hoạch; lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện công tác quy hoạch. Tuy quy hoạch một số ngành đã được duyệt, song mức độ cụ thể để làm căn cứ cho các quyết định đầu tư còn hạn chế. Do đó cần cập nhật, sửa đổi, bổsung; các quy hoạch cần được chi tiết hoá theo từng ngành. Việc định hướng và hoàn thiện quy hoạch cần quan tâm đến những vấn đề: Hệ thống hoá các loại quy hoạch phù hợp với yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng, hoàn thiện nội dung, phương pháp, trình tựlập quy hoạch, tiêu chuẩn hoá các tổ chức tư vấn lập quy hoạch ở các cấp nhằm nâng cao chất lượng các dự án quy hoạch, gắn trách nhiệm của các tổchức này với quy hoạch được duyệt. Tăng cường công tác quản lý sau quy hoạch của các cơ quan quản lý nhà nước, phối hợp quản lý chặt chẽ giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Thực hiện tốt Luật Xây dựng, có quy định cụthể, bắt buộc các cấp, các ngành chỉ xem xét phê duyệt các dự án nằm trong quy hoạch, tránh tình trạng chông chéo trong đầu tư và cạnh tranh không cần thiết.

Để thực hiện tốt giải pháp nâng cao năng lực công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn các ngành cần: Việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch cần được sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan tâm của các ngành, các cấp, các đơn vị tư vấn trong và ngoài tỉnh; Phải tạo được sự đồng bộ, nhất quán trong quy hoạch, việc rà soát, bổ sung theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phải có thể chế bắt buộc các ngành nghiêm túc thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch. Tỉnh cần quan tâm, bố trí vốn để thực hiện công tác quy hoạch.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lp kếhoch, phân bngun vn NSNN

Để khắc phục tình trạng kế hoạch VĐT hàng năm được giao chậm. Một mặt, là sựnổlực cốgắng của cảhệthống từChính phủ đến các Bộ ngành. Mặt khác, Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động rà soát và lên kế hoạch dựkiến đểtriển khai thực hiện.

Ngoài ra, phải xử lý đối với những công trình dự án không đủtrình tựthủtục đầu tư xây dựng. Muốn vậy phải đẩy nhanh công tác khảo sát, thiết kế, dựtoán; Nâng cao chất lượng thẩm tra của cơ quan tài chính; Thực hiện phân bổ toàn bộnguồn VĐT được giao ngay từ đầu năm theo quy định của Luật Ngân sách. Việc bố trí VĐT cần tập trung dứt điểm, chi tiết theo từng nguồn vốn và cụthểtới từng danh mục dựán ngay từ đầu năm.

Để tránh tình trạng những dự án được ghi vốn nhưng không thểtriển khai có khối lượng và những dựán mặc dù đãđầy đủ điều kiện, thủtục, trình tự đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa được ghi vốn, trong thời gian tới tỉnh Quảng Bình cần chú trọng nâng cao chất lượng trong việc lập phương án phân bổ VĐT. Muốn vậy, cơ quan tham mưu là SởKếhoạch đầu tư, SởTài chính phải có sựchuẩn bị phương án chu đáo đểUỷban nhân dân trình ra Hội đồng nhân dân tỉnh. Cần phải nêu cao vai trò của Hội đồng nhân dân nói chung và của từng đại biểu nói riêng đểra quyết định chính xác về phương án phân bổ VĐT. Nâng cao vai trò của Uỷban Kinh tế – Ngân sách của Hội đồng nhân dân, lựa chọn những cán bộcó chuyên môn vềxây dựng và tài chính tham gia vào thành viên Uỷban, giúp nâng cao chất lượng thẩm định của Uỷ ban trước khi đưa ra nghịquyết tại Hội đồng nhân dân.

Cần thực hiện đúng nguyên tắc không bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các dự án chưa được phê duyệt hoặc phê duyệt sau ngày 31/10 của năm trước ( trừ các dự án đặc thù, cấp bách) để yêu cầu các chủ đâu tư phải thực hiện đúng quy trình quản lý VĐT. Tăng cường sựphối hợp chặt chẽgiữa Sở Kếhoạch đầu tư, Sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài chính và các ban, ngành , CĐT trong phân bổkếhoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, đảm bảo kếhoạch mang tính khả thi, tránh điều chỉnh nhiều lần.

Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứtự ưu tiên như sau: Thứnhất, dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sửdụng nhưng chưa bốtrí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch. Thứ hai, dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt. Thứ3, dựán khởi công mới đáp ứng yêu cầu sau: Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kếhoạch theo quy định; sau khi đã bốtrí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; bảo đảm bố trí đủvốn để hoàn thành chương trình, dựán theo tiến độ đầu tư đãđược phê duyệt.

Nếu cần thiết phải thực hiện đình hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng XDCB. Đối với những công trình thật sự có hiệu quả, mức vốn hoàn thiện không lớn thì tập trung bố trí vốn đầu tư dứt điểm để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Đối với những công trình có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép, các hạng mục còn lại phải kiên quyết đình hoãn. Đối với những công trình dở dang khác cần có giải pháp xử lý phù hợp như chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc kiên quyết tạm dừng thực hiện.

Ngoài ra cần nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch đàm bảo tính công bằng trong việc lập kếhoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB hàng năm. Làm được như vậy chúng ta sẽcó những công trìnhđược xây dựng đúng chủchủ chương phát huy được hiệu quảkinh tế – xã hội và hợp lòng dân. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng kim soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Từ thực trạng của công tác kiểm soát, thanh toán VĐT xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua ta thấy cần phải hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh toán vốn trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quảcủa quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN. Để làm được việc đó trong thời gian tới, cần thực hiện những nội dung sau:

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các CĐT trong việc thực hiện và thanh toán VĐT cho các dự án đầu tư theo kế hoạch năm tránh tình trạng nhiều dự án mặc dù đẫ đủ điều kiện nhưng không triển khai thực hiện ngay đến cuối năm mới khởi công

Trường Đại học Kinh tế Huế

và nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng CĐT và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán. Đôn đốc CĐT đẩy nhanh tiến độgiải ngân, thanh toán ngay khi có khối lượng công trình hoàn thành, tránh tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn đầu tư XDCB.

CĐT cần có trách nhiệm tính toán mức tạm ứng theo đúng quy định và hợp lý và có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, sửdụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. CĐT phải có trách nhiệm thu hồi đủ sốvốn đã tạmứng theo đúng quy định.

Đối với KBNN Quảng Bình cần triển khai tốt các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quảtrong kiểm soát thanh toán vốn, đồng thời phối hợp cùng các CĐT thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT, nhằm sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sửdụng theo đúng tiến độ, phục vụcác mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương trong từng thời kỳ. Để thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán VĐT các dựán sửdụng vốn NSNN qua KBNN phải bám sát các yêu cầu:

+ Bám sát nguyên tắc, chế độ quản lý theo Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng; Tuân thủ quy trình kiểm soát thanh toán vốn, tạo chuyển biến cơ bản vềchất trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán VĐT.

+ Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán VĐT không chỉchú trọng đến an toàn trong quản lý mà cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT, góp phần đưa vốn đến kịp thời và đúng địa chỉ dự án, thúc đẩy dựán sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sửdụng, phục vụyêu cầu phát triển trên địa bàn.

+ Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán phải đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức KBNN, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu“giao dịch thuận lợi, thủtục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”, từng bước xây dựng văn minh, văn hoá ngành kho bạc.

Để đạt được các yêu cầu đó, KBNN Quảng Bình cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Trên cơ sởkếhoạch VĐT được cấp có thẩm quyền thông báo và nguồn vốn do cơ quan tài chính chuyển sang, KBNN tổchức quản lý theo từng cấp ngân sách, từng niên độ, từng loại nguồn vốn, và kiểm soát thanh toán VĐT cho các dự án đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; chuyển vốn kịp thời, đúng mục tiêu, đúng mục đích.

- Chủ động hơn nữa trong công tác hướng dẫn các CĐT khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dựán, tập hợp đầy đủcác hồ sơ pháp lý của dự án theo quy định gửi đến KBNN thực hiện tạm ứng và thanh toán vốn theo chế độ quy định.

Niêm yết công khai Quy trình kiểm soát thanh toán VĐT và vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức Hội nghị, đối thoại trực tiếp CĐT nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phạm vi thẩm quyền

- Tiến hành rà soát tỷ trọng giải ngân định kỳ theo từng dự án, phối hợp với các CĐT đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, đề xuất các giải pháp, báo cáo UBND tỉnh có chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độthi công và tiến độgiải ngân VĐT.

- Tổchức khảo sát, kiểm tra thực tếtại hiện trường thi công nhằm nắm bắt tiến độ thi công, phối hợp cùng các CĐT tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tại hiện trường, thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độthi công và giải ngân VĐT.

- Tập trung các giải pháp, phối hợp cùng các CĐT đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các dự án trọng tâm, trọng điểm có quy mô lớn VĐT lớn, ảnh hưởng quyết định đến kế hoạch chi đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tiến độgiải ngân cần tuân thủ chế độ, định mức, tiêu chuẩn và những quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sửdụng vốn NSNN, tránh việc chạy theo thành tích, dễtạo kẽhởtrong quản lý, gây thất thoát vốn NSNN.

- Tổchức ký cam kết hoàn thành kếhoạch VĐT giữa KBNN với các CĐT quy mô quản lý lớn, nhằm nâng cao sựphối hợp và trách nhiệm của các bên trong việc phấn đấu hoàn thành kếhoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường hướng dẫn và thực hiện tạm ứng cho các dự án đấu thầu, các công trình thủy lợi vượt lũ, đê điều theo đúng chế độ quy định.

- Thời điểm cuối năm kếhoạch, cần liên tục rà soát tỷlệgiải ngân theo từng dự án, tổng hợp các tồn tại vướng mắc, phối hợp với các CĐT đánh giá khả năng hoàn thành kếhoạch của từng dự án, đề xuất UBND tỉnh điều chuyển kếhoạch vốn từcác công trình thừa vốn sang những công trìnhđã có khối lượng hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành trong niên độkếhoạch nhưng thiếu vốn.

- Đểhạn chế tăng quy mô tạmứng trong thời gian đến, cần phải có những chế tài cụthểgắn liền với từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chủ đầu tư trong việc tổ chức theo dõi, và thực hiện hoàn ứng đúng quy định. Trước mắt, KBNN Quảng Bình vẫn tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các CĐT thực hiện hoàn ứng, đồng thời kiến nghịUBND tỉnh triển khai một sốgiải pháp:

* Tổ chức và thực hiện nghiêm chế độ thưởng phạt tiến độ trong các hợp đồng đối với xây lắp, chi trả đền bù, kể cả các khoản chi phí khác. Chi phí này được trích trong khoản dựphòng của tổng dự toán, theo quy định của UBND tỉnh.

* Gắn hoànứng với điều kiện được tạmứng vốn kếhoạch hàng năm.

* Cơ quan tài chính không tiếp nhận thẩm định quyết toán dựán hoàn thành khi chưa thực hiện hoànứng trên cơ sởxác nhận của cơ quan KBNN.

* Không ghi kếhoạch năm sau đối với các dựán có số dư tạmứng lớn.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán VĐT theo hướng giảm bớt các thủ tục, hồ sơ tài liệu không cần thiết, rút ngắn thời gian kiểm soát, công khai quy trình, đảm bảo VĐT được thanh toán kịp thời, đúng chế độvà hạn chếtối đa những thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng.

3.2.2.4 Đẩy mnh công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư và quyết toán vn đầu tư dựán xây dựng cơ bản hoàn thành

a- Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước, UBND tỉnhcần chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm; đánh giá chất lượng quản lý, thực hiện dự án, ngăn và phát hiện kịp thời những sai phạm; làm rõ trách nhiệm và xửlý nghiêm minh với các

Trường Đại học Kinh tế Huế