• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.5 Đánh giá chung thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng được hoàn thiện và đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn chưa thực sựchặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do còn tồn tại hạn chế ở hầu hết các khâu trong quá trình quản lý vốn đầu tư từNSNN.

* Công tác lập kếhoạch và phân bổvốn đầu tư XDCB

Công tác lập kế hoạch, phân bổ kế hoạch và giao kế hoạch VĐT xây dựng trong thời gian quaở địa bàn tỉnh có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch vẫnchưa thực sự lớn so với nhu cầu phát triển của ngành,

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong khi nguồn lực NSNN tỉnh còn hạn chế, không đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn cho các dự án và định hướng đầu tư phát triển ngành. Điều này một phần do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Ngân sách trung ương trong giai đoạn thắt chặt, ngân sách địa phương nguồn thu nhỏ. Vì vậy, mặc dầu đã xácđịnh là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương thì lượng đầu tư dành cho ngành vẫn chưa thực sự tương xứng. Đây là vấn đềbức xúc trong tình hình hiện nay và là khó khăn lớn trong việc xây dựng kếhoạch đầu tư trong những năm đến.

Một đặc điểm rất đáng chú ý là nguồn vốn đầu tư dành cho ngành vẫn thiếuổn định qua các năm. Điều này không chỉphản ánh sựhạn chếnguồn vốn từngân sách mà còn phản ánh sự khó khăn trong cân đối nguồn vốn từcác ngành hoạt động khác nhau.

Vì vậy, đây vẫn đang thực sựlà một khó khăn đối với công tác đầu tư của ngành.

* Tình hình thực hiện kếhoạch vốn đầu tư

Công tác thanh toán, giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh còn hạn chế như công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án triển khai còn chậm; công tác GPMB chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa chủ động và chưa thực hiện quyết liệt; công tác tổ chức quản lý thi công xây lắp và giám sát thực hiện thi công của các đơn vịcòn kém nên tiến độ một sốdự án thường bị chậm so với kếhoạch, dẫn đến việc đề nghị tạm ứng vốn rơi vào thời điểm cuối năm; việc bổ sung, điều chỉnh kếhoạch tại thời điểm cuối năm.

Những tháng đầu năm kế hoạch khối lượng giải ngân còn thấp do việc cấp vốn trong năm chưa kịp thời, trong khi đến cuối năm thì triển khai gấp, rút ngắn thời gian nghiệm thu thanh toán và hoàn tất các thủ tục giải ngân vốn nên tạo sức ép lên bộ phận thanh toán từ CĐT đến KBNN.

Số dư tạm ứng VĐT qua các năm còn lớn, mặc dù KBNN đã có nhiều giải pháp trong đôn đốc, hướng dẫn các CĐT thực hiện thanh toán tạm ứng, nhưng diễn biến hoàn ứng VĐT vẫn chưa có những chuyển động tích cực, tạo không ít khó khăn trong công tác quyết toán chi NSNN tỉnh hàng năm.

* Công tác giám sát, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Chưa có cơ chế giám sát tình hình chi đầu tư XDCB từ NSNN đối với tất cả các chương trình, dự án một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Các cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lặp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý vốn đầu tư XDCB. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập.

Qua công tác nghiệm thu, quyết toán, giám sát cho thấy số lượng dựán ngành du lịch tỉnh Quảng Bình vi phạm thủ tục còn cao qua các năm: Số lượng dự án vi phạm thủtục chủyếu do tiếnđộ thực hiện dựán chậm do thủtục đầu tư chậm, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, do năng lực của nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dựán và nhà thầu còn hạn chế.

Về việc báo cáo giám sát, đánh giá theo quy định, tình trạng chất lượng báo cáo thấp, báo cáo chưa đầy đủ, không có biểu tổng hợp theo mẫu, thiếu số liệu, không có phân tích đánh giá tình hình, thiếu đề xuất kiến nghị các biện pháp, chậm báo cáo vẫn chưa được khắc phục triệt để, một số đơn vị không thực hiện báo cáo.

Nên kết quả công tác giám sát, đánh giá chưa được như mong muốn, chưa tổng hợp phân tích, đánh giá và phản ảnh tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh một cách chính xác và kịp thời.

Công tác quyết toán VĐT chưa thực sự được CĐT quan tâm, nhiều công trình, hạng mục côngtrìnhđã có khối lượng thực hiện nhưng CĐT, đơn vị thi công chưa hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, việc thanh quyết toán VĐT thường chậm, không đúng theo quy định.

Chất lượng công tác quyết toán mới chỉ nằm ở phần đánh giá qua hồ sơ mà CĐT cung cấp nên chưa phát hiện hết những sai phạm, thất thoát trong đầu tư xây dựng công trình. Qua công tác thanh kiểm tra vẫn còn phát hiện nhiều sai phạm đối với các công trìnhđãđược hiện hiện quyết toàn hoàn thành.

* Công tác thanh tra, kiểm tra:

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức, chưa được tiến hành thường xuyên, do vậy các sai phạm gây ra thất thoát lãng phí VĐT xây dựng cơ bản từ NSNN, phát hiện được xử lý cũng chưa nghiêm đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ

Trường Đại học Kinh tế Huế

cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư và của cả nhà thầu còn bất cập, hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Về khách quan, chính sách, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước trong những năm qua thường xuyên thay đổi, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhiều công trình, dự án đầu tư lớn vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, khó khăn về vốn, nên việc tạm ứng và thanh toán cho các nhà thầu chậm, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công.

Việc kiểm soát công tác chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho các đối tượng thụ hưởng và đối tượng liên quan khác chưa thực sự được chú trọng, Dẫn đến tình trạng đối tượng thụ hưởng không biết cách thức sử dụng và vận hành công trình đầu tư đúng cách hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy hiệu quả đầu tư, có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí bị hư hỏng hoàn toàn gây lãng phí vốn NSNN, không đạt được hiệu quả đầu tư.

Những tồn tại, khuyết điểm, sai phạm nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do chất lượng tư vấn, thẩm định dự án chưa tốt.

2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chếtrong công tác quản lý vốn đầu tư từNSNN ngành du lịch tỉnh Quảng Bình nêu trên có những nguyên nhân sau:

a. Nguyên nhân khách quan

Mt là, Luật và các quy định vềquản lý vốn đầu tư bằng NSNN còn nhiều bất cập đặc biệt quy định về quản lý vốn đầu tư cho ngành. Trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước và các Bộ, các ngành liên tục có những nghị định, thông tư quy định và hướng dẫn vềquản lý vốn đầu tư từ NSNN nhưng thiếu đồng bộlại thường xuyên thay đổi, bổ sung, làm ảnh hưởng đến tính ổn định, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả quản lý. Việc hoạch định chính sách và ban hành các văn bản pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hệthống các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu đã gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa..

Sự thay đổi văn bản một cách thường xuyên làm khó khăn và hạn chếhiệu quả trong quản lý. Có những văn bản quy định và hướng dẫn chưa đi vào thực tế nhưng

Trường Đại học Kinh tế Huế

đã có sự thay đổi hoặc hạn chế. Tuy có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp với tình hình mới nhưng quy định này mới chỉ giải quyết được các vấn đề cấp bách trước mắt và chưa đồng bộ, thậm chí trái ngược nhau. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đềvà lĩnh vực chưa được quy định và giải quyết một cách triệt để như: Quy hoạch xây dựng, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng bên liên quan trong từng giai đoạn của quá trìnhđầu tư.

Hai là, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng chưa đồng bộ và còn nhiều sơ hở để bị lợi dụng do bị hiểu sai hoặc cố tính hiểu sai các quy định của Nhà nước từ đó gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN, không đảm bảo được hiệu quả hoạt động đầu tư.

Chính vì vậy, cần phải xem xét lại một cách có hệ thống, toàn diện cơ chế chính sách quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN để kịp thời phát hiện, sửa chữa bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng cũng phải đảm bảo tính ổn định của chính sách quản lý.

Ba là, tình hình suy thoái kinh tế trong những năm gần đây đãảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do đó các khoản thu theo dự tính không đạt kế hoạch làm bị động cho giải ngân theo tiến độ cho các dự án các ngành được triển khai, nợ đầu tư XDCB tăng. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao làm cho việc chấp hành dự toán khó khăn hơn, phải điều chỉnh, bổ sung dự toán do chi phí nguyên vật liệu tăng.

Bn là, cải cách hành chính vềhoạt độngđầu tư xây dựng chậm đổi mới, phân công, phân cấp quản lý chưa rõ ràng, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh, dịch vụ trong đầu tư và xây dựng còn chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, chưa thực sựthông thoáng.

b. Nguyên nhân chquan

Th nhất, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh nên công tác quy hoạch và chủ trương đầu tư của tỉnh còn vội vàng, nhiều chủ trương phê duyệt không hợp lý về địa điểm, thời điểm nên chưa xem xét đến hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. Đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tư các dự án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình dở dang, không

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoàn thành được, lãng phí VĐT.

Thứ hai, công tác quản lý và thực hiện đầu tư của các ngành: Công tác triển khai thủ tục đầu tư còn chậm so với yêu cầu thực tế. Chất lượng công tác tư vấn đầu tư còn thấp, công tác thẩm định dự án chất lượng chưa cao, nhiều dự án trong quá trình tổ chức phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần. Công tác đấu thầu, thi công chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến công trình khôngđảm bảo tiến độ, hiệu quả thấp.

Th ba, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm chưa được coi trọng đúng mức và và thực hiện nghiêm túc. Việc xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết và nghiêm minh. Hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật còn yếu, vẫn có nhiều cá nhân vi phạm không được xửlý nghiêm và kịp thời

Thứ tư, đội ngũ cán bộ còn thiếu và trình độ không đồng đều trong khi đó khối lượng công việc thường xuyên phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc của ngành. Năng lực chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật và phẩm chất đạo đức của các cá nhân của thực hiện các công tác liên quan đến hoạt động thực hiện đầu tư xây dựng như các CĐT, các cán bộcông chức, viên chức của các đơn vịhành chính vẫn còn hạn chế. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý chi đầu tư XDCB chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ năm, Quảng Bình mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn ở mức thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tiết kiệm thấp nên nguồn vốn NSNN dành cho đầu tư xây dựng cơ bản ngành du lịch còn hạn chế nên khi lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản thường bị dàn trải để đáp ứng cùng một lúc nhiều mục tiêu nên hiệu quả kinh tế thấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm tắt chương 2

Qua phân tích thực trạng quản lývốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2014-2016 ta thấy rằngcông tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn ngày càng phát huy hiệu quả, đồng bộ cơ bản đáp ứng yêu cầu hạn chế thất thoát, lãng phí, đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế- xã hội của tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, công tác quản lývốn đầu tư từNSNN cho ngành du lịch tỉnh vẫn còn một số bất cập. Vì vậy, trong chương này thực trạng trong từng khâu quản lý (từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, lập dự toán, đến công tác thanh tra, kiểm tra) vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh được phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểmyếu nhất trong từng khâu quản lý.

Từ các kết quả đạt được và các hạn chế được đề cập, trong chương này cũng chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan của các hạn chế đó. Đây là cơ sở đề tác giả đề xuất giải pháp ở chương tiếp theo. Các giải pháp sẽ tập trung vào những hạn chế nhất và giải quyết các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất để tăng cường hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN cho ngành du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế