• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

Hoạt động đầu tư từ Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2010-2016 đã tập trung phát triển hạtầng cơ sở, nhờ đó góp phần thiết thực vào duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tếcao, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt từ 7-8%/năm. Năm 2016, GDP theo giá thực tính theo đầu người quy ra USD đạt khoảng trên 1300 USD, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tỷlệ đói nghèo của cả nước đã giảm mạnh. Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2010 có khoảng 1.1 triệu hộ nghèo chiếm 7% tổng số hộ trong cả nước. Đến cuối năm 2015, sốhộ nghèo còn khoảng dưới 6% với 2.2 triệu hộ(theo chuẩn hộnghèo mới). Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, đầu tư Nhà nước những năm qua vẫn còn tồn tại một sốvấn đềbất cập sau:

- Đầu tư còn dàn trải, tùy tiện, chưa thực sựgắn với mục tiêu phát triển lâu dài của nền kinh tế, điển hình là hoạt động đầu tư hệthống cảng biển. Miền Trung đảm nhận khoảng 13% tổng khối lượng hàng hóa qua cảng của cả nước nhưngcác cảng biểnở đây lại được xây dựng dày đặc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Khâu thẩm định đầu tư chưa chặt chẽ, cho tới nay vềquy trình, chỉ các dựán quan trọng quốc gia mới được thẩm định bằng công cụ phân tích chi phí – lợi ích.

Các dự án nhóm A được phê chuẩn bởi các Bộ, Ngành, các địa phương và được đưa vào kếhoạch phân bổ Ngân sách hàng năm chủ yếu được phân tích, đánh giá thông qua công cụgiá trị hiện tại thuần.

- Kiểm soát chi còn nặng về quản lý tuân thủ, mặc dù đã có những bước tiến dài trong quản lý, kiểm soát chi nguồng vốn NSNN theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ quan, đơn vịsửdụng nguồn NSNN, nguồn ĐTNN, song tới nay công tác quản lý vẫn nghiêng về quản lý tuân thủ, chưa chú trọng đến các kết quả củ các khoản chi tiêu, đầu tư. Ở đây có hai vấn đề đặt ra:

- Phân cấp tổ chức thực hiện chưa đồng bộ: Phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương nhưng không quan tâm nhiều đến năng lực quản lý của địa phương, không hình thành hệ thống theo dõi,đánh giá phù hợp và không có các chế tài thưởng phạt đứng mức làm trầm trọng hơn tình trạng yếu kém trong phân bổvà sửdụng nguồn lực.

- Không giải quyết và đạt được một số chương trình và mục tiêu lớn mà nhà nước đã nêu ra như: Xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng lãng phí…

1.2.2.2. Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là địa phương có nhiều kinh nghiệm về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cảcác lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư phát triển ngành.

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư phát triển ngành, UBND thành phố đã hướng dẫn chi tiết vềtrình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từkhâu phê duyệt chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thểmặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB); tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổchức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu đưa công trình vào sửdụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. gắn với các bước theo trình tựtrên là thủtục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụlý của các chủthểtrong hệthống quản lý, vận hành vốn đầu tưxây

Trường Đại học Kinh tế Huế

dựng. việc cụthểhoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước.

Trong quản lý vốn đầu tư, Đà Nẵng đã tập trung kế hoạch giải ngân cho các công trình, dựán trọng điểm; tập trung giải ngân vốn cho công tác GPMBđểcó mặt bằng sạch triển khai dự án. Đồng thời điều hành linh hoạt việc cắt giảm, tạm dừng vốn của các dự án, công trình chưa thực sự cần thiết để ưu tiên vốn cho các dự án công trình trọng điểm nhằm mang lại hiệu quảphát triển KT-XHtrên địa bàn.

Kinh nghiệm vềcông tác quản lý đầu tư phát triển ngành trong đó có hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN tại thành phố đà nẵng cho thấy vai trò cá nhân lãnh đạo chủchốt vềtinh thần gương mẫu “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm” cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của nhà nước.

1.2.2.3. TỉnhQuảng Ninh

Quảng Ninhlà địa phương có kinh nghiệm điều hành linh hoạt, có hiệu quảcông tác quản lý vốn đầu tưphát triển ngành trên địa bàn thực hiện kiềm chếlạm phát.

Theo nghị quyết của hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, kếhoạch vốn phân bổ chi đầu tư phát triển ngành đầu năm 2016 là 6.542,7 tỷ đồng, kế hoạch cả năm dự kiến chi gần 8.000 tỷ đồng. nguồn vốn này đã được UBND tỉnh chỉ đạo bố trí sắp xếp phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: các công trình trọng điểm chuyển tiếp; trảnợ phát triển ngành đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và triển khai các công trình mới. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, thực hiện Nghị quyết số11/NQ-CP ngày 24-2-2016 của Chính phủ,HĐND, UBND tỉnh đãđiều hành công tác đầu tư phát triển ngành theo hướng dừng khởi công các công trình, dự án mới; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển vốn đầu tư từ NSNNđã bốtrí cho các công trình, dự án chưa cấp bách đểtập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tư phát triển ngành của Quảng Ninh năm 2016 bắt buộc phải có những sự điều chỉnh, cơ cấu lại kế hoạch đã phân bổ từ đầu năm cho phù hợp. Theo đó, tỉnh đã ngừng triển khai 4 dựán lớn với tổng mức đầu tư dựkiến là 1.134 tỷ đồng; giãn tiến độ26

Trường Đại học Kinh tế Huế

công trình khởi công năm 2015 với tổng nhu cầu vốn là 387 tỷ đồng; giãn tiến độ của 17 công trình thuộc nguồn vốn đã phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phốvới tổng số vốn cắt giảm là hơn 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độgiải ngân các nguồn vốn đã cam kết, thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực một cách hợp lý. Một số nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế tiếp tục tìm đến và đầu tư tại Quảng Ninh. Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và sáng tạo trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển ngành, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đềra,đem lại hiệu quảcao trong việc sửdụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tếphát triển bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH