• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 5.370 tỷ đồng, đạt 107,4% KH (dự toán cả năm 5.000 tỷ đồng, thực hiện năm trước 4.200 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt31.5 triệu đồng (kế hoạch35 triệu đồng);

* Các chỉ tiêu xã hội

Giải quyết việc làm cho 3,95 vạn lao động, đạt 104,1% KH, bằng 106,1% so với cùng kỳ (KH cả năm 3,5 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,14 vạn lao động); tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,5% so với năm 2015 (kế hoạch giảm 3,5%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 75,5% (KH 75%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,8% (KH giảm 1,5%); Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 99,4% xã, phường thị trấn (KH đạt 99,4%); tỷ lệ lao động qua đào tạo 56,1%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt33,1% (kế hoạch: 56%; trong đó qua đào tạo nghề 33%);

* Các chỉ tiêu về môi trường

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 92,1% (kế hoạch 92%); tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 80,3% (KH 80%); tỷ lệ che phủ rừng 67,8% (kế hoạch 70%).

Trong 17 chỉ tiêu chủ yếu, có 14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 3 chỉ tiêu không đạt kế hoạch gồm: giá trị sản xuất dịch vụ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng và tỷ lệ che phủ rừng.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Hình 2.2. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2006 –2015 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình)

Số liệu ởhình 2.2 cho thấy, lượng khách du lịch đến đến Quảng Bình chủ yếu là khách nội địa, chiếm từ 95% -97% trong 10 năm qua, trong khi đó khách quốc tếchỉ chiếm khoảng từ 2% đến 4%. Khách du lịch quốc tế chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền thống như: Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước trong khối EU, khu vực Bắc Mỹ (đặc biệt là thị trường Mỹ), Nga và Đông Âu. Khách du lịch nội địa chủ yếu là thị trường Bắc Bộ (đặc biệt là Hà Nội), thị trường các đô thị khu vực miền Trung, thị trường khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.

2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụdu lịch

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Du lịch thuộc Tổng cục du lịch (năm 2015), trên địa bàn toàn tỉnh có 268 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 23 khách sạn 2 sao, 33 khách sạn 1 sao. Tổng số các cơ sở lưu trú này tương đương với 4.617 và 7.215 giường. Các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại thành phố Đồng Hới, với đặc điểm phổ biến là quy mô nhỏ, thiếu các dịch vụ bổ trợ, đa số có chất lượng dịch vụ kém.

Bảng 2.2. Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

Chỉtiêu thống kê 2005 2010 2012 2016

Số cơ sở lưu trú 138 178 231 268

Sốbuồng 2.365 2.717 3.277 4.617

Công suất sửdụng (%) 58,2 61,2 59,3 62,8

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng Cục Du lịch, 2016)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về cơ sở dịch vụ ăn uống: chủ yếu là các nhà hàng thuộckhách sạn, nhà khách và một số nhà hàng truyền thống quản lý theo gia đình. Hiện nay, tổng số nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch trên địa bàn vào khoảng 80 nhà hàng phục vụ nhiều loại thực đơn Âu, Á, trong đó các nhà hàng tư nhân đang có xu hướng phát triển mạnh. Các nhà hàng phục vụ khách du lịch chủ yếu ở khu vực bãi biển (tập trung ở TP. Đồng Hới), khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Công suất phục vụ khách của các nhà hàng từ 100- 200 khách. Tuy nhiên số lượng nhà hàng sang trọng, cao cấp chưa nhiều,theo số liệu điều tra của Sở Du lịch Quảng Bình, trong năm 2016 có 06 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch. Quy mô của các nhà hàng còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, trang trí chưa hấp dẫn,…

Về Cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch: Các loại hình vận chuyển khách du lịch hiện nay từng bước rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 245 xe chuyên chở khách du lịch của các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

Các cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch có quy mô nhỏ (từ 1-5 xe). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 04 hãng taxi với khoảng 200 xe đang hoạt động cũng tham gia vận chuyển khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình vận chuyển từng bước được nâng lên.

Về cơ sở kinh doanh lữ hành: Có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó có 03 đơn vị lữ hành quốc tế. Các đơn vị lữ hành nội địa ở tỉnh Quảng Bình chủ yếu có quy mô nhỏ. Riêng đối với 03 đơn vị lữ hành quốc tế chủ yếu tổ chức tour ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ khách du lịch nước ngoài. Hiện các đơn vị lữ hành đang khai thác các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, và du lịch liên quốc gia.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch như thể thao, thông tin du lịch, trung tâm mua sắm còn rất hạn chế, chưa góp phần thu hút khách du lịch đến Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển du lịchởtỉnh