• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý và cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN từ trung ương đến địa phương

Để nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý một cách chặt chẽ, thống nhất và có tính thực tiễn cao. Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý thì phải có chủ trương nhất quán, một cơ chế quản lý vốn đầu tư xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, là căn cứ và tiền đề để thực hiện các giai đoạn khác trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN.

Trong những năm qua, mặc dù đã có bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hệ thống văn bản pháp lý đãđược hoàn thiện từ việc xây dựng các bộ Luật trong đó có các luật liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB cho đến ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, nội dung một số điều của các luật trên còn chồng chéo, không thống nhất và không phù hợp với thực tế. Các văn bản hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB lại ban hành không đồng bộ và thay đổi liên tục rất khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Chất lượng của các văn bản của trung ương, tỉnh hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn NSNN còn nhiều hạn chế, cơ sở lý luận, phương pháp lập chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, mức độ chuẩn xác thấp, vì vậy thường xuyên phải điều điều chỉnh, tính ổn định kém.

Vì vậy, việc nghiên cứu ban hành đầy đủ và đồngbộ hệ thống chính sách chế độ trong quản lý vốn đầu tư XDCB là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

- Nội dung cụthểgiải pháp:

* Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quảsửdụng VĐT, đềnghịQuốc hội, Chính phủvà các bộngành cần nghiên cứu ban hành đầy đủ và đồng bộhệthống chính sách chế độtrong quản lý đầu tư XDCB theo hướng tăng cường phân cấp, trao quyền tối đa cho cấp quản lý cơ sở và đơn vị CĐT;

đồng thời phân định quyền hạn và trách nhiệm vật chất của CĐT, BQLDA, các tổ chức tư vấn trong quản lý đầu tư XDCB và có chế tài đủ mạnh để xửlý các trường hợp vi phạm.

* UBND tỉnh cần ban hành các văn bản cụthểvà kịp thời trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN để hướng dẫn các CĐT, các ngành, đơn vị, địa phương có cơ sở triển khai thực hiện, tránh tình trạng văn bản trung ương ban hành hướng dẫn thực hiện các CĐT, các ngành, đơn vị, địa phương vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện, không biết triển khai như thếnào.

Tỉnh cần ban hành thống nhất các bộ định mức đơn giá phù hợp với điều kiện cụthểcủa tỉnh, các tiêu chuẩn áp dụng, các văn bản hướng dẫn chung và chi tiết đối với quy định trong công tác khảo sát, thiết kếlập dự án đối với các công trình dựán trên địa bàn tỉnh.

* Đổi mới hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, đặc biệt

Trường Đại học Kinh tế Huế

bám sát các quy định tại Luật đầu tư công, Luật Xây dựng và điều kiện tại địa phương,

Đểnâng cao hiệu quảsửdụng VĐT, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các quy định việc phân công, phân cấp và uỷquyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp và uỷquyền mạnh hơn nữa cho các cấp các ngành, đồng thời quy định cụ thểnhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như các cấp, các ngành trong quản lý đầu tư. Phân cấp, uỷ quyền trong thời gian tới phải đảm bảo các mục tiêu: tăng cường chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp các ngành trong quản lý VĐT xây dựng cơ bản; động viên thêm nguồn lực cho đầu tư, nhất là các nguồn lực trong dân cư.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhân sự

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống căn cứ pháp lý, cơ chế quản lý vốn đầu tư thìđể triển khai, vận dụng có hiệu quả vào thực tế cần phải đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhân sự. Nhân tố con người luôn là quan trọng trong mọi lĩnh vực; hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn bởi năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ các bộ quản lý, cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực này từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan quản lý đến các chủ đầu tư, những người thực hiện các khâu trong quá trình triển khai dự án đầu tư XDCB cũng như những người vận hành, sử dụng các công trìnhđầu tư XDCB.

Do đó, việc tập trung đầu tư cho công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhânlực cho quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là cấp thiết. Nội dung của giải pháp này bao gồm:

Thứ nhất:Nâng cao năng lực của bộmáy quản lý nhà nước:

Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư đảm bảo chuyên môn, có chính sách đào tạo bài bản, nâng cao năng lực và nghiệp vụchuyên môn của bộmáy quản lý từ trung ương đến địa phương, phù hợp với công việc quản lý và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tiêu chuẩn hoá cán bộ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý chi ngân sách (cán bộ lập kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán vốn, thẩm tra quyết toán VĐT). Hệ thống cán bộ tham gia và có liên quan đến công việc quản lý chi đầu tư XDCB từNSNN phải là

Trường Đại học Kinh tế Huế

những người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc được đảm đương, thường xuyên được bồi dưỡng và đào tạo chuyên sâu kiến thức ngành nghề được đảm nhận. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và tạo điều kiện để đội ngũ quản lý phát huy hết năng lực của mình, làm việc chủ động với tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời có chính sách ưu tiên thu hút nguồn nhân lực quản lý chi đầu tư xây dựng chất lượng cao vềlàm tại tỉnh.

Nâng cao trách nhiệm cá nhân đồng thời quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộphận trong các cơ quan quản lý cũng như các cấp, các ngành trong quản lý đầu tư. Đi đối với việc phân cấp, phân quyền trong thời gian tới phải đồng thời với việc chịu trách nhiệm cụthểvới các chức vụ, quyền hạn được phân công, đảm bảo tính chủ động sáng tạo, linh hoạt cho cán bộ đồng thời nâng cao hiệu quảcông tác quản lý.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộcần phải thực hiện một cách thường xuyên, cập nhật các kiến thức mới về quản lý dự án, đầu tư xây dựng công trình, đáp ứng được yêu cầu công việc, và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển Ngành trong giai đoạn mới, nhất là giai đoạn chuyển tiếp, thay thếrất nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư XDCB như hiện nay.

- Đi đôi với việc giáo dục đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ của cán bộ quản lý VĐT để có đủ năng lực và ý thức trách nhiệm thực thi công việc phải gắn với cơ chế thưởng phạt công minh, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, theo dõi và quản lý cán bộcông chức Nhà nước làm cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ, kịp thời ngăn chặn phát sinh tiêu cực gây thất thoát lãng phí.

Thứ hai: Nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn, tổchức giám sát, quản lý dự án đầu tư:

Thực hiện triệt để công tác đánh giá, công khai năng lực của các đơn vị tư vấn, giám sát trên địa bàn. Quy định rõ lĩnh vực được phép hoạt động của các đơn vị theo quy định. Cần có các chế tài xử lý các đơn vị tư vấn không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật

Thứ ba:Nâng cao năng lực của chủ đầu tư, các ban quản lý dựán:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án bằng cách đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ từ việc lập quy hoạch, kếhoạch cho đến công tác quản lý dự án, đấu thầu, nghiệm thu, giám sát thực hiện công trình. Các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thứ tư: Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng, đơn vịthi công:

Đối với các doanh nghiệp xây dựng: có chính sách đào tạo và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng, tránh tình trạng giữ việc, ngồi chờ vốn, hiện tượng bỏ thầu với giá thấp, kéo dài tiến độthi công rồi tìm mọi cách điều chỉnh bổ sung. Thực hiện các quy định cụ thể, bắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo bộ phận nhân sự có chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc. Cơ quan nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc đảm bảo trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ trong công tác hành nghề trong đầu tư xây dựng cơ bản, lập và triển khai hệthống tiêu chí để đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo đủ điều kiện thi công, hành nghềtrong XDCB.

Thứ năm: Tạo điều kiện và nâng cao năng lực cho các tổchức xã hội, các ban thanh tra nhân dân và toàn thểquần chúng tham gia phù hợp vào công tác quản lý đầu tư trên địa bàn cư trú và cơ quan làm việc nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn, sửdụng các công trình công cộng, công trình an sinh xã hội... đảm bảo hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB.