• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2030

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2030

3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế

đầu tư xây dựng các trung tâm logistics để kết nối các địa phương của Vùng, khai thác hiệu quả 5 tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành và địa phương. Các trung tâm logistics cần được xây dựng tại các điểm kết nối các loại phương tiện vận tải mà địa phương, Vùng đang sở hữu như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không… và phải được quy hoạch với tầm nhìn 50 - 100 năm, xây dựng với quy mô như các khu công nghiệp hiện nay đối với trung tâm logistics, không nên chỉ đơn thuần là mở rộng thêm một số chức năng của các trung tâm logistics hiện có để thu hút các tập đoàn logistics của khu vực, thế giới, các doanh nghiệp logistics trong nước vào đầu tư, kinh doanh...

(3) Đầu tư và quản lý hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics vùng KTTĐMT: Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt nối các cảng biển trong Vùng, với các trung tâm logistics, kết nối các phương tiện vận tải với các trung tâm này, áp dụng mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả đối với các trung tâm, phát triển hệ thống đường gom ở các địa phương… Đồng thời, quản lý hiệu quả các nguồn vốn theo các hình thức huy động, theo đúng quy hoạch phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng logistics, trong đó có hạ tầng giao thông vận tải, tránh kiểu đầu tư, quản lý ồ ạt các dự án BOT riêng lẻ, thiếu chiến lược, quy hoạch và tầm nhìn làm chia cắt các tuyến giao thông huyết mạch bằng các trạm BOT như thời gian gần đây.

(4) Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin logistics vùng KTTĐMT: Phấn đấu sớm có cảng biển quốc tế của Vùng có tên trong Danh mục “tìm kiếm” của hệ thống quản lý container toàn cầu (theo đó, các chủ hàng, dù bất cứ ở đâu trên thế giới vẫn có thể biết chính xác hàng hóa của mình đang nằm ở chỗ nào, tại cảng nào và do tàu nào vận chuyển), sử dụng hiệu quả và phổ biến hệ thống định vị GPS trong Vùng.

(5) Nâng cao nhận thức về vai trò của hệ thống logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững vùng KTTĐMT: Nâng cao nhận thức về vai trò của hệ thống logistics đối với phát triển của Vùng để từ đó nâng cao hơn nữa mức ủng hộ đối với nghiên cứu, triển khai và xây dựng hệ thống logistics từ Chính phủ đến các ngành, địa phương và doanh nghiệp. Đã đến lúc cần xây dựng một chương trình truyền hình logistics quốc gia và địa phương nhằm chuyển tải các vấn đề tối ưu hóa, liên kết, hợp tác trong các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cùng các vấn đề logistics khác như hải quan, thương mại, vận tải, công nghệ thông tin và mở cửa thị trường logistics…

(6) Phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT phải hướng tới mục tiêu hiện thực hóa liên kết kinh tế giữa các ngành, địa phương và doanh nghiệp, các hành lang

kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của Vùng: Việc phát triển hệ thống logistics luôn đòi hỏi sự kết nối của nhiều ngành/lĩnh vực/khu vực khác nhau trong Vùng theo hướng tối ưu hóa, qua đó thực hiện hiệu quả mô hình liên kết kinh tế giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các hành lang kinh tế nên cần phải thành lập cơ quan quản lý logistics của Vùng (cấp quốc gia là Ủy ban logistics, cấp vùng là Hội đồng logistics vùng KTTĐMT) như là người “nhạc trưởng” điều phối và quản lý toàn bộ hệ thống các mối quan hệ kinh tế hợp lý, thực hiện sứ mạng của logistics Vùng… Để làm được điều này, cần có sự hợp tác, phân công, chia sẻ lợi ích cụ thể giữa các tỉnh thành phố, tránh việc mỗi địa phương chỉ muốn giành phần lớn trong chiếc bánh nhỏ mà không cùng hợp tác để làm chiếc bánh lớn hơn.

(7) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực logistics để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển: Đẩy nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics cho vùng KTTĐMT và trước hết là cho các trung tâm logistics. Cần sớm xây dựng các chương trình đào tạo logistics, mở thêm chuyên ngành logistics/logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong các Trường đại học. Tạo mối liên kết giữa các trường đại học trong khu vực xây dựng các chương trình đào tạo Logistics, đưa môn học logistics vào học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở các trường đại học vùng KTTĐMT, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp logistics phát triển như: Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xin-ga-po…

(8) Phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế của vùng KTTĐMT thông qua đầu tư và tăng cường thu hút đầu tư để tạo ra nguồn hàng phong phú cho hoạt động logistics: Vùng có các khu kinh tế cảng biển tổng hợp như khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây và khu kinh tế Nhơn Hội. So với các vùng kinh tế trọng điểm khác thì vùng KTTĐMT yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực, nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển và phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Cần chú trọng đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước vào phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế, đặc biệt 4 khu kinh tế cảng biển tổng hợp mang tính đột phá và là động lực phát triển cho Vùng để tạo ra nguồn hàng phong phú, ổn định và ngày càng gia tăng cho ngành logistics (khắc phục tình trạng thời gian qua, các cảng biển của Vùng không hoạt động hết công suất và còn dư thừa quá nhiều).

(9) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về logistics: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về logistics trên các phương tiện truyền thông, báo chí về logistics, đặc biệt là

vai trò của các trung tâm logistics trong việc thực hiện các hình thức liên kết kinh tế vùng. Từ đó để nâng cao hơn nữa mức ủng hộ đối với nghiên cứu, triển khai và xây dựng hệ thống logistics từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Đồng thời xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển logistics của vùng KTTĐMT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở đó để điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển hiện có của các địa phương trong Vùng cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Dũng - Yên Nhi (2016), “Xây dựng trung tâm logistics để thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, https://baotainguyenmoitruong.vn/

2. Chính phủ (2006), Nghị định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006.

3. Chính phủ (2017), Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh logistics tại Việt Nam thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017.

4. Học viện Chính trị Khu vực I (2019), Phân tích kết quả thăm dò ý kiến dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và các nhà quản lý, Báo cáo tháng 5/2019.

5. Đặng Hương (2017), “Miền Trung chạy đua cảng biển, logistics vẫn kém phát triển”, đăng ngày 19/09/2017, http://cafef.vn/

6. Phạm Nguyên Minh (2019), “Phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thực trạng và giải pháp”, Bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, NXB. Lao động Xã hội - 2019.

7. Thế Phong (2016), “Bàn giải pháp phát triển logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, đăng ngày 10/11/2016, http:/baochinhphu.vn/

8. Văn Thuận (2019), “Trường Đại học Quy Nhơn: Tổ chức Hội thảo Quốc tế Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống logistics, http://www.congnghieptieudung.vn/, đăng ngày 26/10/2019.

9. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030, Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2015.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Ths. NCS. Nguyễn Thị Việt Ngọc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Với sự hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành công cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây, hệ thống logistics của vùng đã được quan tâm, các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và số lượng các doanh nghiệp logistics cũng như doanh nghiệp sử dụng logistics tăng lên.

Tuy nhiên, hệ thống logistics khu vực này còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thực hiện chủ yếu các dịch vụ đơn lẻ; số lượng, năng lực chuyên môn lao động làm việc trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT.

Từ khoá: logistics, hệ thống logistics, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đề cương

Tài liệu liên quan