• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ logistics

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

II. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KTTĐMT

1. Hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ logistics

a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lý trong hoạt động logistics

Về cơ sở pháp lý, những năm qua, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách, do vậy tính đồng bộ thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics theo một chuẩn mực còn nhiều hạn chế. Luật Thương mại, cho đến nay vẫn chưa có một Nghị định hướng dẫn thật toàn diện, đồng bộ về các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics hay Luật Hàng hải, Luật Cạnh tranh… cũng đều còn thiếu những Nghị định hướng dẫn như vậy. Các vấn đề về tài chính, vận tải, thông quan, giao nhận ở các cảng hàng không, cảng biển vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, gây trở ngại rất nhiều cho hoạt động logistics.

Về hành lang pháp lý, thực ra cho đến nay, logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) và có 8 điều quy định về dịch vụ logistics (Điều 233- Điều 240). Ngày 5/9/2007, Chính phủ ban hành

Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics”, hiện được thay thế bằng nghị định 163NĐ-CP ngày 31/12/2017 Quy định về kinh doanh dịch vụ logistics nhưng do lĩnh vực bao phủ rộng, mang tính liên ngành nên, các văn bản vẫn còn khá đơn giản, chưa bao quát hết hành lang pháp lý đối với một lĩnh vực sôi động, mang lại lợi nhuận lớn như logistics.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, khung khổ pháp lý cũng như phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giữa các nước và trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực cũng là thách thức không nhỏ trên tiến trình hội nhập ngành dịch vụ logistics. Ngay cả việc thi hành Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng không được chú trọng bởi hiện có quá nhiều biểu hiện của việc kinh doanh không lành mạnh chưa được xử lý triệt để.

Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi Luật thương mại phần nói về dịch vụ logistics. Từ đó sớm có được các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tiễn hoạt động logistics hiện nay, khi Việt Nam đã hơn 10 năm gia nhập WTO và đang thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp lý cụ thể, rõ ràng và minh bạch, sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển. Điều này đòi hỏi cơ chế, chính sách về lĩnh vực Logistics cần phải được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện. Muốn vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới (đặc biệt là Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc) là rất cần thiết. Việc tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế FDI, nhà nước, tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ và tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp ngành logistics Việt Nam và khu vực hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới .

Ở Việt Nam, hoạt động logistics đã được điều chỉnh bởi luật Thương mại Việt Nam năm 2005 với 8 điều ( từ điều 233 đến điều 240) quy định về dịch vụ logistics. Cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khoản trong luật.

Giải thích và cụ thể hoá các khái niệm logistics, hoạt động logistics, hệ thống logistics, dịch vụ logistics, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, hợp đồng dịch vụ logistics, cơ sở hạ tầng logistics… để luật được coi là cơ sở pháp lý trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế về hoạt động logistics. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 và nay là nghị định 163 NĐ-CP, ngày 31/12/2017 bước đầu đã quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhưng thực sự còn nhiều khoảng trống trong quản lý sự phát triển logistics hiện nay.

Luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật Hàng hải 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 cần được triển khai thực hiện tốt với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết dưới Luật. Nghị định

160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển,kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển... phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hàng hải hiện nay. Nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009 về kinh doanh vận tải đa phương thức là những cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý kinh doanh logistics . Thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam gia nhập, các hiệp định của ASEAN và khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải; tiếp tục xem xét gia nhập các công ước quốc tế về hàng hải có liên quan là những nội dung quan trọng cần xem xét toàn diện trong thời gian tới.

Dịch vụ logistics chỉ có thể phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp về các lĩnh vực liên quan như luật về giao thông đường bộ, thương mại điện tử hay chữ kí điện tử…Vì vậy,để thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển, ngoài việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về logistics, nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics.

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các bộ luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, cụ thể là luật hàng hải, luật hàng không, luật giao thông đường bộ, luật đường sông, luật đường sắt… tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thương mại, vận tải nói chung và phát triển dịch vụ logistics nói riêng. Luật Giao thông đường bộ cũng cần được sửa đổi, bổ sung trách nhiệm dân sự của người vận tải đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức. Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển trong chuỗi dịch vụ logistics không chỉ là vận tải nội địa mà còn cả các dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế. Vì thế, bên cạnh xây dựng và hoàn thiện luật trong nước, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa sự hiểu biết pháp luật quốc tế về hoạt động thương mại nói chung và dịch vụ logistics nói riêng.

- Về phát triển thương mại điện tử, nhà nước cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển, tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics. Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong các giao dịch điện tử. Luật Thương mại điện tử của Việt Nam phải đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử (thông qua hệ thống Internet và hệ thống EDI), chữ kí điện tử và chữ kí số hoá, bảo vệ tính pháp lý của các hợp đồng thương mại điện tử, các hình thức, phương tiện thanh toán điện tử, đối với sở hữu trí tuệ liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử, đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập bằng thu thập tin tức mật, thay đổi các thông tin trên trang web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virút phá hoại một cách bất hợp pháp, thiết lập hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số hoá.

- Về thủ tục hải quan, thủ tục thông quan ngày càng thông thoáng và có hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ cho chuỗi dịch vụ logistics được nhanh chóng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách

hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu và ban hành kịp thời các chính sách để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi luật là rất cần thiết hiện nay . Việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo qui định của Luật Hải quan là một yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng, đơn giản, gọn nhẹ, tránh rườm rà làm hàng hoá thông quan khó khăn và chậm trễ, ảnh hưởng đến hợp đồng giao hàng cũng như chất lượng của dịch vụ logistics. Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong ngành hải quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động, giảm thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi thông quan hàng hoá. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần hỗ trợ ngành hải quan xây dựng hệ thống thông tin máy tính hải quan, đảm bảo cho việc truyền và nhận thông tin từ trung tâm thông tin dữ liệu Tổng cục hải quan tới Chi cục hải quan, các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan để phục vụ cho nhu cầu quản lý, điều hành, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, quản lý thu nộp thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu và yêu cầu hiện đại hoá quản lý hải quan cũng như đảm bảo việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong kiểm tra, giám sát cùng với việc xóa bỏ các hành vi tiêu cực sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động logistics phát triển.

b. Cần rà soát để sửa đổi và bổ sung kịp thời các chính sách phát triển các ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng như giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, tài chính, đặc biệt là đối với ngành logistics, trực tiếp hậu cần cho sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững vùng KTTĐMT. Cần điều chỉnh và bổ sung, thậm chí hợp nhất thành một văn bản đối với các quy hoạch về phát triển các trung tâm logistics và hệ thống cảng cạn hiện nay trên địa bàn, để các Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020,định hướng đến năm 2025 và Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp hơn với thực tế logistics vùng hiện nay và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời tránh lãng phí trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics và đừng để cho độ trễ của các quyết định này quá lớn,thậm chí khó đi vào cuộc sống và đầu tư lại thêm lảng phí cho ngân sách nhà nước và các địa phương !

c. Trên cơ sở đề xuất hợp nhất 2 Quyết định 1012/QĐ-TTg và Quyết định 2072/QĐ-TTg, UBND các tỉnh, thành phố vùng KTTĐMT cần khảo sát, đánh giá và định vị xây dựng các trung tâm logistics,khu công nghiệp logistics trên quy mô toàn vùng cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn đang đặt ra trong phát triển logistics nhằm góp phần giảm chi phí logistics,đẩy mạnh lưu thông hàng hóa,xuất nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của vùng.

Đừng để tình trạng chi phí cho vận chuyển một container hàng từ TP Hồ chí Minh ra TP Đà nẵng còn cao hơn hơn cả đi Mỹ !

2. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT a. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống logistics

- Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển hệ thống logistics của Việt Nam và cho cả vùng KTTĐMT phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chương trình hợp tác kinh tế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Mục tiêu của chiến lược là phát triển hệ thống logistics hiện đại theo hướng bền vững trên tất cả các yếu tố. Đặc biệt, phát triển cơ sở hạ tầng logistics,các doanh nghiệp logistics và thị trường logistics phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

- Quy hoạch mạng lưới logistics quốc gia cũng như vùng KTTĐMT phải có tầm nhìn dài hạn đến năm 2030 và định hướng 2045. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiến tiến, kết nối nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững như hệ thống giao thông vận tải, các nhà ga, hệ thống cảng sông, biển, cảng hàng không, kho hàng bến bãi cùng các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa container ở các điểm vân tải giao nhận,đặc biệt là xây dựng và phát triển các trung tâm logistics để kết nối các hệ thống trên nhằm khai thác ,sử dụng hiệu quả

- Quy hoạch mạng lưới kho bãi tập trung và hiện đại tương xứng với khu vực và thế giới, phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ mới trong logistics 4.0 .Vì vậy, cần phải có chính sách ưu tiên đất đai cho xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại tại các vùng kinh tế trọng điểm, có như vậy mới giảm thiểu tối đa chi phí gom hàng cũng như chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Cần thay đổi phương thức hoạt động kho bãi cho phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Xu thế container hoá trong vận tải đang diễn ra trên thế giới đặt ra đòi hỏi đối với dịch vụ vận tải phải phát triển loại hình vận tải container, đối với dịch vụ bốc dỡ hàng hoá phải tăng cường thiết bị bốc xếp container và tăng cường bến bãi làm hàng container. Sự biến động về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tác động đến các dịch vụ hỗ trợ vận tải như: Bốc dỡ hàng hoá, dịch vụ lưu kho bãi, container và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. Xu thế tự do hoá thương mại vận tải, bãi bỏ quy định phân chia thị phần hàng hoá trên thế giới ngày càng lan rộng, vận tải đường bộ Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Xu thế hình thành các cảng trung chuyển và cảng nhánh đang tồn tại, kích cỡ tàu container tăng dần lên. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các trung tâm logistics hiện đại có quy mô lớn cùng những bãi chứa container, bao gồm các cảng cạn với thiết bị bốc xếp hàng nặng là rất cần thiết, góp phần cùng các kho hàng tham gia bảo quản hàng hoá, giúp người giao nhận thực hiện các dịch vụ đóng gói, sửa chữa hàng, dán nhãn hiệu, ký mã hiệu, thu gom hàng có hiệu quả,sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông …

b. Cần có các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng logistics kết nối cho vùng KTTĐMT bao gồm cả hệ thống logistics biển, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

gồm đường biển, đường sắt, đường bộ ,hàng không .... Hệ thống này phải được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại và phải được kết nối thông qua các trung tâm logistics, kết nối với các cảng biển, các khu kinh tế biển… Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn tuyến đường vận tải ven biển, tuyến đường sắt Bắc Nam, đường sắt nối với các cảng biển, làm tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế biển đảo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Cần có quan điểm logistics để phát triển kinh tế biển, hiện thực hóa mục tiêu chiến lược biển Việt Nam, tránh tư duy lợi ích dự án, cục bộ dẫn đến tình trạng băm nát bờ biển để làm resort,phát triển cảng biển theo kiểu “phân lô,chia nền” hay chặt khúc các tuyến quốc lộ huyết mạch bằng các trạm BOT. Hủy hoại môi trường biển bằng các siêu dự án hay khai thác tận diệt các nguồn lợi thủy sản... Chỉ có tư duy toàn cục,tư duy logistics và nâng cao nhận thức xã hội về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thì vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung mới sớm có thể biến tiềm năng kinh tế biển trở thành lợi thế phát triển trong hội nhập quốc tế.

c. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống phầm mềm logistics ứng dụng sâu rộng trong các hoạt động logistics tại Việt Nam

Trong xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử của kinh tế thế giới hiện đại, ngành logistics cần có những thay đổi nhanh chóng để theo kịp xu hướng đó và việc phát triển logistics điện tử (e-Logistics) là tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Mục tiêu tới năm 2030,tầm nhìn 2045, Việt Nam sẽ phải xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin logistics đủ mạnh, phải có một hệ thống công nghiệp xây dựng phần mềm ứng dụng logistics phù hợp của Việt Nam nhằm phát triển đồng bộ chuổi cung ứng logistics vốn đang rất yếu hiện nay .

d. Tăng cường chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics cho vùng KTTĐMT và cho cả nền kinh tế quốc dân . Nguồn nhân lực logistics nói chung và nguồn nhân lực logistics cho các ngành,địa phương và các doanh nghiệp nói riêng hầu như chưa được quan tâm đầu tư đứng mức cho đào tạo phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp cũng cần phải được trang bị kiến thức logistics,có tư duy logistics để tổ chức và quản lý khoa học các hoạt động của mình với chi phí thấp nhất nhằm xử lý và giải quyết các vấn đề của nền kinh tế trên quan điểm lợi ích toàn cục- lợi ích quốc gia,tránh được tư tưởng lợi ích cục bộ,địa phương và lợi ích nhóm.Khảo sát các doanh nghiệp trong vùng cho thấy quan điểm của doanh nghiệp logistics về mức độ cần thiết của các giải pháp đối với phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐ miền Trung nhằm thsuc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thể hiện ở hình 2

Đề cương

Tài liệu liên quan