• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KTTĐMT

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

2. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KTTĐMT

1. Hoàn thiện cơ chế,chính sách và pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường; Bổ sung, sửa đổi các nội dung liên quan đến logistics trong Luật thương mại, không chỉ dừng lại ở các dịch vụ logistics, để tạo nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò và vị trí của logistics; Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý logistics, nhất là chính sách phí, lệ phí, tháo gỡ các rào cản đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.

2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại, trước hết ưu tiên xây dựng hạ tầng kết nối mạng lưới giao thông vận tải theo hướng vận tải đa phương thức để khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại hiện có của vùng KTTĐMT hiện nay; Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các trung tâm logistics hạng 1 theo chuẩn mực quốc tế tại các điểm giao cắt vận tải thương mại của các vùng kinh tế trọng điểm,hành lang kinh tế nhằm kết nối các phương thức vận tải, thực hiện liên kết kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương và doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống đường sắt kết nối với các cảng biển quốc tế; Đầu tư và phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông mà Việt Nam và trong vùng có nhiều lợi thế, góp phần giảm áp lực quá tải trên đường bộ (bằng ô tô), đường không, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt là để giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt hiện nay.

3. Xây dựng chính sách cho phát triển doanh nghiệp logistics nhằm tạo cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này ở trong vùng với tất cả các loại hình vận tải; Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải đường bộ (ô tô), đường sắt,

đường thủy vốn đã quá lạc hậu. Với việc thực hiện quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics theo chuẩn mực quốc tế, Nhà nước và Chính quyền các địa phương, thành phố có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp logistics cả trong và ngoài nước đầu tư ,tập trung vào các khu công nghiệp logistics (làng vận tải hay trung tâm logistics có quy mô lớn) - Mô hình mà ở Việt Nam và cả vùng KTTĐMT đến nay chưa hề có, để cơ cấu lại thị trường logistics tại các địa phương và thành phố có lợi thế phát triển các dịch vụ logistics theo hướng logistics xanh, văn minh, hiện đại.

4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics Việt Nam và vùng KTTĐMT nói riêng theo hướng cạnh tranh, minh bạch để người tiêu dùng thực sự được hưởng các dịch vụ logistics có chất lượng với giá cả hợp lý. Chỉ có như vậy mới hình thành được tập quán thuê ngoài dịch vụ logistics, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung vào thực hiện các chức năng cơ bản, cốt lõi góp phần nâng cao hiệu quả quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời mới thiết lập được các mối quan hệ kinh tế hợp lý, ổn định giữa các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế. Nghiên cứu để sớm hình thành thị trường giao dịch thông tin logistics quy mô quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng logistics phần cứng, cần đổi mới cơ bản các yếu tố của cơ sở hạ tầng phần mềm logistics Việt Nam từ Trung ương đến các địa phương, vùng lãnh thổ, đừng để “cơ sở hạ tầng phần mềm làm hỏng cơ sở hạ tầng phần cứng” đã được đầu tư và phát triển hơn 30 năm nay (từ chính sách, thực thi chính sách, thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ thực thi công vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển các phần mềm logistics, các quy định,”BOT”, “chi phí ngầm”… nhằm thuận lợi hóa cho phát triển thị trường). Qua đó mới thu hút được nguồn hàng từ các nước trong khu vực theo các hành lang kinh tế đã được đầu tư, xây dựng nhưng hiệu quả khai thác còn hạn chế, chưa tương xứng; Giảm bớt các rào cản “vô hình” đối với hàng hóa dịch vụ lưu thông trên thị trường

5. Để hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTĐMT vận hành và phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và có sức cạnh tranh cao, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng yêu cầu phát triển là rất cấp bách hiện nay. Các trường đại học trong vùng KTTĐMT cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực logistics không chỉ ở cấp đại học mà cả lĩnh vực đào tạo nghề logistics theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng 4.0. “Giải pháp đào tạo và nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực” tại Quyết định 200TTg ngày 14/02/2017 về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logsitics Việt Nam đến năm 2025 cần được sớm triển khai vào cuộc sống một cách có hiệu quả hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 148/QĐ – TTg ngày 13/08/2014 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội vùng KTTĐ Trung Bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020

2. Quyết định số 1874/QĐ – TTg ngày 13/10/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng KTTĐMT đến năm 2020, đến năm 2030

3. Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4. Niên giám thống kê các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.2017

5. Đặng Đình Đào (2013). Một số vấn đề phát triển bền vững hệ thống Logistics ở nước ta trong hội nhập quốc tế. NXB Lao động - Xã hội

6. PGS.TS. Đỗ Thế Mỹ (2016), Phát triển hệ thống logistics –Cơ hội cho các doanh nghiệp vùng KTTĐMT . Kỷ yếu hội thảo quốc gia Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng KTTDDMT(2018), NXB Lao động- Xã hội.

7. GS.TS. Đặng Đình Đào (2019), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Lao động- Xã hội.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

TS. Phạm Nguyên Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng) có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng logistics của Vùng đã dần được hoàn thiện, các loại hình dịch vụ logistics ngày càng đa dạng phong phú, số lượng doanh nghiệp logistics ngày càng tăng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống logistics của Vùng còn một số hạn chế như chất lượng dịch vụ logistics còn thấp và giá cao, doanh nghiệp logistics vẫn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết sẽ phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống logistics của Vùng đến năm 2030.

Từ khóa: Hệ thống logistics, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thực trạng, phát triển, vấn đề đặt ra

1. Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đề cương

Tài liệu liên quan