• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

3. Giải pháp phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng

có nhiều các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trong những năm qua do chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ khiến các doanh nghiệp có xu hướng tự thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan như vận chuyển, kho bãi, thông tin, truyền thông…thay vì thông qua trung gian. Bên cạnh chất lượng dịch vụ thì còn nguyên nhân khác dẫn đến mức độ sử dụng dịch vụ logistics còn hạn chế là do chi phí logistics cao xuất phát từ việc đầu tư chưa hợp lý giữa các phương thức vận tải, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, kết nối thông tin kém; tính liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ còn hạn chế; thủ tục thông quan hàng hóa còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan… cũng khiến logistics trong vùng chưa thể phát triển. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này hầu hết đều cho rằng chi phí hoạt động này ở vùng KTTĐMT cao hơn so với chi phí logistics quốc gia. Thực tế hiện nay phần lớn các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics đều có quy mô nhỏ, hạn hế về nguồn lực tài chính, công nghệ và trình độ nhân lực nên các doanh nghiệp logistics mới dừng lại ở việc thực hiện một số các công đoạn nhỏ trong chuỗi hậu cần của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

3. Giải pháp phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

hàng không cần được đầu tư đồng bộ, hiện đại và được kết nối thông suốt với các trung tâm logistics, các khu công nghiệp của vùng. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố vùng KTTĐMT cần khảo sát và đánh giá việc xây dựng các trung tâm logistics trên toàn vùng cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hiện này nhằm góp phần giảm chi phí logistics, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá trong khu vực và đi các nước.

Về hệ thống cảng biển, cần hình thành mối liên kết giữa các cảng để hoạt động xứng tầm với vai trò vùng KTTĐMT. Việc hiệp thương, liên kết tạo thành cụm cảng hoặc thương cảng lớn là thiết thực để tận dụng lợi thế cơ sở hạ tầng của nhau, tận dụng được khả năng xếp dỡ hàng hoá, tiết kiệm chi phí vận tải và quản lý đồng thời cũng nâng cao được vị thế các thương hiệu cảng biển miền Trung trong hoạt động logistics khu vực và thế giới. Nhanh chóng triển khai và đưa vào khai thác quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải về việc xúc tiến xây dựng cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) thành cảng nước sâu, là cảng quan trọng nhất của khu vực miền Trung.

Về hạ tầng hàng không, Nhà nước và các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐMT cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và Phù Cát theo hướng tư nhân hóa, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Về hệ thống đường bộ, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường quốc lộ, nâng cấp các tuyến giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, nâng cấp hạ thống cầu đường kết nối với các cửa khẩu Việt – Lào của vùng, tránh kiểu đầu tư, quản lý ồ ạt các dự án BOT riêng lẻ, thiếu chiến lược, quy hoạch và tầm nhìn làm chia cắt các tuyến giao thông huyết mạch bằng các trạm BOT như thời gian gần đây.

Về hệ thống đường sắt, cần nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1,4m đặc biệt ưu tiên đầu tư hệ thống đường sắt nối các cảng biển với các trung tâm logistics của vùng tạo sự kết nối trong chuỗi logistics.

Ngoài ra, một nhiệm vụ hết sức cấp bách là vùng KTTĐMT cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động logistics. Cụ thể, triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin logistics trong lĩnh vực khai thác hải quan điện tử, truy xuất trực tuyến tình trạng hàng hoá, quản lý vận tải và kho hàng, quản lý bến bãi hay quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp để tối đa hoa nguồn lực của vùng.

3.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp logistics vùng KTTĐMT

Các doanh nghiệp logistics trong vùng cần tăng cường khả năng hợp tác, liên kết các hoạt động hậu cần giữa các doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có thể liên kết với

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, vận tải, mối giới, hàng không để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ. Việc liên kết tạo ra chuỗi dịch vụ tiện ích, không những chất lượng dịch vụ tốt mà còn đảm bảo chất chất lượng, hạch toán cụ thể, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng.

Để phát triển ngành dịch vụ logistics, nguồn nhân lực rất quan trọng. Vì vậy, cần gia tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Một mặt, các trường đào tạo ngành này cần tăng cường đội ngũ giảng viên tiếp cận với chuẩn quốc tế nhằm mở rộng quy mô đào tạo. Mặt khác, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng phát triển chuyên sâu thông qua hoạt động đào tạo mới, đào tạo lại và đặc biệt là tích lũy kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực logistics. Nội dung và chương trình đào tạo phải thường xuyên cập nhật theo hướng chuẩn mực quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Về phía doanh nghiệp logistics, cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, các trung tâm logistics để thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong các công đoạn khác nhau của logicstics.

3.4. Giải pháp cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics vùng KTTĐMT

Cần nâng cao nhận thức về logistics, vai trò của logistics trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò của các trung tâm logistics trong việc thực hiện các hình thức liên kết kinh tế vùng. Các doanh nghiệp cần hiểu được ý nghĩa của dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời logistics phát triển góp phần mở rộng thương mại quốc tế.

Khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài logistics, điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp.

Đề cương

Tài liệu liên quan