• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

3. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics

Khu vực miền Trung là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) so với các vùng khác. Số lượng nhà cung cấp giải pháp CNTT logistics chuyên nghiệp trong vùng là quá ít và quy mô nhỏ. Trong lĩnh vực kho bãi, hệ thống phân phối thì chưa có một hệ thống kết nối dịch vụ nhằm tối ưu hóa nguồn lực hạ tầng kho bãi, tồn trữ và phân phối. Bên cạnh đó, nhiều kho hàng không có hệ thống quản lý dịch vụ kho hàng chuyên nghiệp và dịch vụ gia tăng giá trị.

Theo số liệu điều tra khảo sát của Học viện Chính trị khu vực I - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ logistics của 96 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Vùng thì mức độ ứng dụng CNTT chuyên nghiệp còn rất hạn chế. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên các phần mềm quản trị vận tải TMS, phần mềm quản lý kho bãi WMS và phần mềm theo dõi đơn hàng chiếm tỷ trọng rất ít, số còn lại thì không dùng thường xuyên, hay chưa có để dùng thậm chí còn tỷ lệ khá lớn cho rằng nó không cần thiết. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp dùng thường xuyên mạng nội bộ, trang web riêng hay sử dụng giao dịch thương mại điện tử cũng chiếm tỷ trọng không nhiều, phần lớn doanh nghiệp vẫn không dùng thương xuyên hay chưa có để dùng, cụ thể như sau:

Bảng 4. Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ logistics trên địa bàn vùng KTTĐMT Sử dụng

thường xuyên

Sử dụng không thường xuyên

Cần thiết nhưng chưa có

Không cần thiết

Mạng nội bộ 22.43% 34.58% 27.10% 15.89%

Internet trong giao dịch 25.00% 25.00% 25.00% 25.00%

Có trang web riêng của doanh nghiệp 21.90% 39.05% 15.24% 23.81%

Giao dịch thương mại điện tử 15.96% 40.43% 26.60% 17.02%

Hệ thống phần mềm quản trị vận tải TMS (Transport Management System)

10.11% 25.84% 29.21% 34.83%

Phần mềm quản lý kho bãi WMS

(Warehouse Management System) 4.94% 20.99% 32.10% 41.98%

Phần mềm theo dõi đơn hàng (track

and trace) 12.22% 31.11% 31.11% 25.56%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát về hệ thống logistics vùng KTTĐMT của Học viện Chính trị khu vực I– Học viện chính tri Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018 Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ thông tin của vùng cũng đáp ứng được nhu cầu cơ bản để phục vụ cho logistics. Các nhà mạng đã triển khai hạ tầng để đi vào hoạt động, phát triển di động băng rộng nhằm đẩy mạnh việc phát triển Internet kết nối vạn vật phục vụ cho sự phát

triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển logistics nói riêng của vùng. Điển hình về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho logistics là Đà Nẵng, cụ thể là hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông Đà Nẵng đã được kết nối trực tiếp với tuyến cáp quang biển quốc tế với tốc độ 10GBs, sóng wifi đã phủ kín khắp thành phố. Ngoài ra còn có nhiều công ty chuyên hoạt động trên lĩnh vực vận tải, kho bãi, nhiều chi nhánh ngân hàng được kết nối giao dịch quốc tế và nhiều công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế hoạt động “phủ sóng” hầu hết trên mọi lĩnh vực. Với cơ sở hạ tầng như vậy thì Đà Nẵng đáp ứng được điều kiện cần cho ngành logistics phát triển và có sức lan tỏa cho các tỉnh còn lại trong vùng KTTĐMT.

Bên cạnh đó, để đánh giá thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng (CSHT) logistics vùng KTTĐMT thì Học viện Chính trị khu vực I - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp sử dụng cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Vùng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, qua số liệu điều tra của 119 nhà quản lý tại vùng KTTĐMT thì chất lượng CSHT logistics trên địa bàn Vùng được đánh giá với mức điểm trung bình từ 2,82 đến 3,15 trên thang đo điểm 5 (1 điểm = rất thấp; 2 điểm = thấp; 3 điểm = trung bình; 4 điểm = cao; 5 điểm = rất cao). Cơ sở hạ tầng được đánh giá chất lượng tốt nhất là phương tiện vận chuyển hàng hóa, cảng hàng không và hệ thống thông tin, truyền thông với điểm trung bình lần lượt là 3,15; 3,03 và 3,03. Bên cạnh đó, CSHT được đánh giá chất lượng thấp nhất là cửa khẩu quốc tế và đường sắt với điểm trung bình lần lượt là 2,82 và 2,84.

Hình 2. Đánh giá của các nhà quản lý về chất lượng CSHT logistics vùng KTTĐMT Nguồn: Kết quả khảo sát hệ thống logistics vùng KTTĐMT đề tài

KX01.29/16-20

Thứ hai, qua số liệu điều tra của 158 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tại vùng KTTĐMT thì chất lượng cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn Vùng được đánh giá với mức điểm trung bình từ 3,01 đến 3,24 trên thang đo điểm 5. Cơ sở hạ tầng được đánh giá chất lượng tốt nhất là hệ thống sân bay hàng không với điểm trung bình 3,24. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng được đánh giá chất lượng thấp nhất là hệ thống đường sắt với điểm trung bình là 3,01.

Hình 3. Đánh giá của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics về chất lượng CSHT logistics vùng KTTĐMT

Nguồn: Kết quả khảo sát hệ thống logistics vùng KTTĐMT đề tài KX01.29/16-20

Thứ ba, qua số liệu điều tra của 96 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại vùng KTTĐMT thì chất lượng CSHT logistics trên địa bàn Vùng được đánh giá với mức điểm trung bình từ 3,01 đến 3,26 trên thang đo điểm 5. Cơ sở hạ tầng được đánh giá chất lượng tốt nhất là hệ thống cảng biển với điểm trung bình 3,26. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng được đánh giá chất lượng thấp nhất là hệ thống kho tàng, bến bãi với điểm trung bình là 3,01.

Hình 4. Đánh giá của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về chất lượng CSHT logistics vùng KTTĐMT

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát về hệ thống logistics vùng KTTĐMT của Học viện Chính trị khu vực I – Học viện chính tri Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018

Mặc dù có sự chênh lệch về điểm đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng Logistics vùng KTTĐMT giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, tuy nhiên điểm chung là tất cả các nhà quản lý cũng như doanh nghiệp đều đánh giá thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng logistics vùng KTTĐMT ở mức trung bình.

4. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đề cương

Tài liệu liên quan