• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

II. Yếu tố hợp thành hệ thống logistics quốc gia và các chỉ tiêu đánh giá phát triển hệ thống

2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) và quá trình phát triển hệ thống logistics

2.1.1. Khái quát vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng KTTĐ miền Trung bao gồm 05 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định (tại khoản 2 điều 15 của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội).

Đến nay, vùng KTTĐ miền Trung đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn và các trung tâm du lịch, xây dựng, thương mại; có 4 KKT đang phát triển trải dài trên 600 km bờ biển là Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế Nhơn Hội, cùng với hệ thống chuỗi KCN, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia... Nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp lớn đã được cấp phép và đi vào hoạt động, đóng góp tích cực cho ngân sách và giải quyết việc làm.

Hình 2.1: Vị trí của vùng KTTĐ miền Trung trong cả nước

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung và tổng hợp số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố trong Vùng

Toàn vùng KTTĐ miền Trung có tổng diện tích là 28.111 km2, bằng 8,5% diện tích cả nước. Lãnh thổ Vùng nằm ven biển, trải dài với trên 600 km bờ biển, hẹp chiều ngang, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. Địa hình của Vùng tương đối đa dạng với đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, bị chia cắt bởi các dãy núi và sông lớn.

Tiềm năng và lợi thế rõ rệt nhất của vùng KTTĐ miền Trung là có nhiều bãi biển, vùng vịnh đẹp có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau như dải cát ven bờ, rạn san hô, rong biển, vùng triều, đầm phá, vũng, vịnh biển… nhiều nơi

BẢN ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Vị trí của Vùng trong cả nước

trong đó thuộc loại đẹp nhất thế giới tạo nên lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho vùng KTTĐ miền Trung trong cả nước và khu vực lân cận để phát triển loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm… Không chỉ có tài nguyên du lịch đa dạng, điều kiện tự nhiên còn trao cho vùng KTTĐ miền Trung tiềm năng giao thương quốc tế khi vị trí của Vùng nằm gần một trong những tuyến đường với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của thế giới đi qua5; là cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar.

Ở vị trí trung độ của đất nước, vùng KTTĐ miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam có các tuyến quốc lộ nối các cảng biển của Vùng đến Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo tuyến Hành làng kinh tế Đông Tây (EWEC) và tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Cụ thể, vị trí của Vùng nằm cách đường nội hải 30 km và các đường hàng hải quốc tế khoảng 190 km, dễ dàng giao lưu với Hồng Kông, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Nga, Nhật Bản, Singapore, Philippines…

Tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định và đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Giai đoạn 2013 - 2017, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân Vùng ước đạt 9,79%/năm (giá so sánh 2010), trong đó: Quảng Nam tăng 16,56%/năm, Đà Nẵng 13,02%/năm, Bình Định 6,38%/năm, Thừa Thiên Huế 4,81%/năm và Quảng Ngãi 5,72%/năm.

Cùng với tăng trưởng kinh tế khá cao, GRDP bình quân đầu người của Vùng cũng có sự cải thiện đáng kể. Năm 2013 đạt 28,58 triệu đồng/người chỉ bằng 39,9%

mức trung bình của cả nước, đến năm 2017 đã đạt 50,7 triệu đồng/người, tương đương với mức bình quân cả nước. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các địa phương trong Vùng, giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn và có xu hướng gia tăng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vùng giai đoạn 2013 - 2017 đạt trên 18,1 tỷ USD, bình quân tăng 6,6%/năm, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Để thúc đẩy xuất khẩu, trong những năm gần đây các địa phương vùng KTTĐ miền Trung đã liên kết tổ chức các hội chợ triển lãm và thu hút nhiều đơn vị tham gia như: Hội chợ sản phẩm công nghiệp - xây dựng, Hội chợ Công nghiệp - Thương mại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao... củng cố mạng lưới giao thông đầu mối phục vụ nhu cầu vận tải của Vùng như các cảng hàng không Đà Nẵng, Phú Bài; cảng Nhơn Hội, cảng Tiên Sa, cảng Chân Mây, cảng Kỳ Hà…

5 :Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của Nhật Bản và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc

Các công trình hạ tầng đầu mối của vùng KTTĐ miền Trung phát triển khá dày.

Toàn Vùng có 4 sân bay (trong đó có 03 cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Đà Nẵng và Chu Lai), 7 cảng biển (trong đó có 4 cảng loại 1), 4 khu kinh tế ven biển (cả nước có 16 khu), 1 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu), 9 tuyến đường Quốc lộ, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bố đều khắp và nối liền các địa phương, các đô thị, KCN trong Vùng.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT TT

Huế

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Toàn vùng

1 Dân số nghìn

người 1.154,3 1.064,1 1.493,8 1.263,6 1.529,0 6.504,8 2 Diện tích km2 5.025,3 1.284,8 10.574,7 5.155,8 6.071,3 28.111,9 3 Dân số trong

độ tuổi LĐ

nghìn

người 632,1 567,6 913,4 771,5 936,2 3.820,8 4 GRDP thực tế tỷ đồng 42.332,6 76.635,1 83.440 64.241,6 63.102,2 329.751,5

5 Số dự án FDI dư án 95 572 147 48 75 937

6 Thu ngân sách tỷ VND 9.331,8 23.604 30.612,2 18.062,3 9.898,5 91.508,6 7 Kim ngạch XK triệu

USD 872 1.425 700 441 730 4.168

8 Vốn đầu tư tỷ đồng 18.849,7 36.042,9 2.4056 21.600,3 31.481,0 132.029,9

9 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,1 1,5 9,3 11,2 7,4 7,1

10 Số trường ĐH trường 9 8 3 3 2 25

11 Số bệnh viện cơ sở 26 23 34 21 22 126

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung năm 2017

Vùng KTTĐMT có nhiều cơ hội phát triển logistics về cả chính sách và điều kiện phát triển, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đã xác định vùng miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 trung tâm logistics hạng I, hạng II và một trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế... Năm 2019, Vùng đã có bước đột phá trong phát triển

logistics. Các tỉnh, thành phố liên kết xây dựng hệ thống và trung tâm logistics làm động lực cho sự phát triển bền vững của Vùng trong xu thế hội nhập quốc tế, chú trọng phát triển thương mại thông qua vận tải xuyên biên giới tuyến hành lang Đông - Tây.

Do vậy, logistics của Vùng phát triển khá nhanh, các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú đa dạng, số lượng doanh nghiệp logistics tăng nhanh, đóng góp của logistics vào tổng sản phẩm trên địa bàn tăng lên…

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về logistics của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2016

Thừa Thiên -

Huế

Đà Nẵng Quảng Nam

Quảng

Ngãi Bình Định Dịch vụ logistics trong tổng

sản phẩm (Tỷ đồng) 5.951,4 16.856,0 16.398,7 8.008,1 9.046,6 Dịch vụ logistics trong tổng

sản phẩm (%) 15,74 24,26 21,36 13,88 15,40

Vốn đầu tư vào lĩnh vực

logistics (Tỷ đồng) 5.821,2 14.832,8 22.463,8 16.875,9 28.486,0 Số doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực logistics (Doanh nghiệp)

1.334 13.285 4.536 3.399 4.384

Tổng số lao động trong DN

logistics (Người) 16.400 320.249 147.623 67.310 124.382

Vốn SXKD bình quân của DN

logistics (Tỷ đồng) 64.428,0 271.938,1 104.928,0 131.825,5 92.177,0 Doanh thu vận tải, kho bãi và

dịch vụ hỗ trợ vận tải (Tỷ đồng) 2.135,0 8.197,0 3.461,0 3.083,8 5.221,0 Khối lượng hàng hóa vận

chuyển (Nghìn tấn) 9.218,0 36.884,0 14.453,0 8.951,0 16.794,0 Doanh thu thuần SXKD của

các DN logistics (Tỷ đồng) 65.800,0 257.082,0 170.471,0 140.168,7 198.976,5 Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; Dịch vụ logistics trong tổng sản phẩm theo giá hiện hành Trong những năm qua, hệ thống logistics ,trong đó các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các tỉnh vùng KTTĐMT. Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hệ thống logistics đến sự phát triển KT-XH các tỉnh vùng KTTĐMT, có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của hệ thống này và các DN logistics vùng KTTĐMT như sau:

(i) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và hệ thống logistics vùng KTTĐMT ngày một phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng số DN, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KTXH của vùng. Theo số liệu thống kê năm 2017, số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics là khoảng 20,06 nghìn DN, chiếm trên 11,6% tổng số DN logistics cả nước, với 130,6 nghìn lao động và đóng góp hơn 17,31% GRDP của cả vùng tính theo giá hiện hành. Điều này càng làm cho hệ thống logistics từng bước được phát triển .

(ii) Căn cứ vào khoản 1 điều 3 Nghị định (NĐ) số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/6/2009, thấy rằng DN vừa và nhỏ là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” .Như vậy,trong hệ thống logistics, đại đa số các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn vùng cũng là các DN vừa và nhỏ và là thành phần đóng góp chính, quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của vùng.Thực tế này làm cho hệ thống logistics không phát huy hết vai trò trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐMT.

(iii) Các DN logistics trong hệ thống logistics trên địa bàn vùng có quy mô vốn nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay, các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là tại các huyện, địa phương ở vùng sâu và vùng xa. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động logistics . Bởi với nguồn vốn nhỏ hẹp, các DN logistics thường dựa vào các lợi thế sẵn có của tự nhiên vùng mà hoạt động kinh doanh; bộ máy tổ chức, quản lý gọn nhẹ, có khả năng thâm nhập vào những thị trường ngách và lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận không cao (Tỷ suất lợi nhuận của DN vùng KTTĐMT là 3,02%-số liệu thống kê 8/2018 ); khả năng ứng biến linh hoạt.

(iv) Sự liên kết giữa các DN logistics trên địa bàn vùng khá rời rạc và hoạt động theo hình thức các hệ thống nội bộ, thiếu sự tiếp xúc và liên kết nội vùng . Khả năng tự thiết lập các liên kết đối với các DN dịch vụ còn khá hạn chế, thiếu sự liên kết về kinh tế và kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao. Tình trạng kinh doanh theo kiểu “chụp giật”, cạnh tranh không lành mạnh vẫn thường xuyên xảy ra, tạo tiền lệ xấu cho quá trình kinh doanh.

Qua khảo sát , các doanh nghiệp logistics tại vùng KTTĐMT tự đánh giá khả năng liên kết và hiệu quả kinh doanh còn thấp ,nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế- cho thấy rõ bức tranh yếu kém về năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này của các địa phương (hình ...1)

Nguồn: (Đặng Đình Đào,Nguyễn Quang Hồng,2018) Hình 2.3: Đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics

vùng KTTĐMT

(v) Hệ thống logistics vùng KTTĐMT hiện đang trong quá trình hình thành và phát triển đôí với tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống từ cơ chế chính sách,cơ sở hạ tầng,hệ thống doanh nghiệp logistics như trình bày ở trên,doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đến nguồn nhân lực logistics.

Đề cương

Tài liệu liên quan