• Không có kết quả nào được tìm thấy

“ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG VÙNG KINH

TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG”

MÃ SỐ KX01.29/16-20

Hội nhập và phát triển đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho hệ thống logistics Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp logistics phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới. Logistics được coi là ngành “dịch vụ cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với quốc gia, mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhờ môi trường “ cơ sở hạ tầng” kết nối liên thông hạ tầng giao thông, thương mại,công nghệ thông tin,thiết lập mô hình kinh doanh mới nhằm thực hiện hiệu quả liên kết kinh tế qua đó tận dụng hiệu quả cơ hội mở cửa thị trường dịch vụ logistics từ các FTA mang lại. Đối với những nước đang phát triển, nguồn doanh thu từ logistics khoảng 15% đến 20% GDP. Với nước kém phát triển thì tỉ lệ này có thể hơn 30%. Đây là một nguồn thu lớn và là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng .

Hệ thống logistics hình thành và phát triển luôn gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, nhưng mãi phải đến năm 2005, Việt Nam mới có văn bản pháp luật đầu tiên định nghĩa về hoạt động này tại Luật Thương mại và Chính Phủ ban hành một số văn bản về phát triển logictics trong một số lĩnh vực. Logistics ở Việt Nam và vùng KTTĐMT mặc dù đang trong quá trình phát triển nhưng đã có những đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế phát triển logistics những năm gần đây ở vùng KTTĐMT cho thấy: Logistics đã có sự phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế dịch vụ đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa,đồng thời là môi trường hậu cần cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Phát triển hệ thống logistics theo mô hình Green logistics system (hệ thống logistics xanh), tức là chuỗi các hoạt động trong hệ thống (vận tải, kho bãi, gom hàng và thông quan đến phân phối hàng hóa trong nội bộ quốc gia và hệ thống thanh toán,chính sách, thông tin liên quan đến hàng loạt các chủ thể (công và tư nhân) cung

ứng nhằm mục đích làm giảm các ảnh hưởng đến môi trường và năng lượng trong quá trình phân phối, vận chuyển hàng hóa. Ngày nay trên thế giới, hệ thống logistics xanh-môi trường logistics xanh tập trung từ khâu xây dựng cơ chế ,chính sách đến những khâu triển khai trong thực tiễn xử lý vật liệu, quản lý, đóng gói và vận chuyển chất thải nhằm cải thiện môi trường, phát triển một cách bền vững. Logistics xanh, theo khái niệm của Logistics xã hội, là sự tác động tới các bên liên quan trong quá trình cung ứng phải cân nhắc những hành động của họ có thể ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Mục đích chính của logistics xanh là gắn kết các công đoạn của chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu cung ứng đặt ra, tuy nhiên các chi phí bỏ ra do sự tác động tới môi trường xung quanh là thấp nhất. Đây là một yếu tố cơ bản của chu trình logistics. Trong quá khứ, chi phí này được xem xét theo yếu tố tiền tệ, tuy nhiên hiện nay nó còn được hiểu là các chí phí bên ngoài liên quan tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, rác thải, xói mòn đất đai, ô nhiễm tiếng ồn và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác do quá trình cung ứng gây nên.

Logistics xanh liên quan tới việc giảm những tác động tiêu cực tới môi trường của hoạt động cung ứng hàng hóa. Logistics xanh nhằm đảm bảo cho những quyết định của ngày hôm nay sẽ không ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai. Chuỗi cung ứng xanh nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hệ thống cung ứng, quản trị logistics nhằm loại bỏ những gì không cần thiết trong quá trình chu chuyển và đóng gói bao bì của sản phẩm.

Ở nước ta , khuôn khổ pháp lý cần có để điều chỉnh hoạt động logistics phát triển bước đầu đã được hình thành ; Cơ sở hạ tầng logistics tuy chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối giữa hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thương mại và công nghệ thông tin nhưng đã có những bước phát triển nhất định, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhất định về phát triển các hoạt động logistics; Số lượng các doanh nghiệp Logistics ngày càng tăng cả về số lượng và năng lực kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics cũng trên đà phát triển… Tuy nhiên, hệ thống khuôn khổ pháp lý còn nhiều hạn chế, Việt Nam đến nay vẫn chưa có các cơ chế, chính sách kịp thời, đồng bộ với tầm nhìn dài hạn để điều chỉnh hoạt động logistics phát triển; Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược và quy hoạch tổng thể về phát triển logistics; Cơ sở hạ tầng logistics còn yếu kém, đặc biệt cơ sở hạ tầng giao thông tuy được đầu tư lớn, diện mạo thay đổi nhưng chưa được kết nối, bị chia cắt do thiếu hệ thống dịch vụ hậu cần (logistics), cơ sở hạ tầng phần mềm logistics còn nhiều bất cập, hạn chế sự phát triển và dẫn đến chi phí logistics

ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Thủ tục hải quan chưa thực sự tạo thuận lợi cho thương mại và logictics phát triển. Quy mô doanh nghiệp logistics chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh doanh còn manh mún, hoạt động cơ bản tập trung ở thị trường nội địa; Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, chưa được đào tạo bài bản về logistics ; Thị trường logistics còn rất hạn chế,phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước và vùng.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhận thức về vị trí, vai trò của logistics ở Việt Nam còn chưa đầy đủ nên thiếu sự quan tâm và ủng hộ từ phía nhà nước đến doanh nghiệp cho phát triển; Mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư, tài nguyên và lao động trình độ thấp nên các doanh nghiệp, các ngành và các địa phương chưa quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế, sản xuất kinh doanh theo quan điểm logistics; Tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động lĩnh vực logistics còn hạn chế; Các quy hoạch ngành, lãnh thổ và các địa phương hiện nay thường mang tính đơn lẻ, bị cắt cứ theo từng địa phương do không tính đến quy hoạch logistics nên tính khả thi thấp, quy hoạch treo, hiệu quả kinh tế xã hội thấp. Việt Nam chưa có các chương trình, kế hoạch đào tạo bài bản, thống nhất về logistics trong các trường Đại học, Cao đẳng; Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức FOB nên quyền định đoạt về vận tải đều do khách mua hàng nước ngoài chỉ định; Vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, Hiệp hội đối với hoạt động logistics vẫn còn hạn chế.

Với vai trò là môi trường “cơ sở hạ tầng",hệ thống logistics có vị trí rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với tiềm năng lớn về phát triển logistics của Việt Nam và vùng KTTĐMT nhưng năng lực nội tại còn nhiều hạn chế, để nắm bắt và tận dụng hiệu quả những cơ hội từ các FTA mang lại, Việt Nam và Vùng KTTĐMT cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài để kiến tạo môi trường logistics phát triển – vốn lâu nay thường bị lãng quên khi cải thiện môi trường kinh doanh !

Dưới đây là những kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất với Chính phủ và các bộ ngành, địa phương về kiến tạo môi trường logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐMT

Kiến nghị 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của hệ thống logistics với tư cách là môi trường “ cơ sở hạ tầng”đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong nền kinh tế. Mặc dù hệ thống logistics đóng vai trò môi trường hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhưng logistics ở nước ta vẫn

chưa thực sự được quan tâm đúng mức do nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực này của đại đa số cán bộ, nhất là lãnh đạo ở các địa phương, thành phố và người dân vẫn còn hạn chế. Việc nâng cao nhận thức, mức ủng hộ về logistics của đội ngũ cán bộ quản lý các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống logistics phát triển, qua đó giúp cho các doanh nghiệp giải quyết các bài toán đầu vào, đầu ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình một cách tối ưu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Kiến nghị 2: Cùng với việc Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường - Bổ sung, sửa đổi các điều liên quan đến logistics trong Luật thương mại, không chỉ dừng lại ở các dịch vụ logistics, để tạo nhận thức toàn diện hơn về bản chất, vai trò và vị trí của logistics, vùng KTTĐMT cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển logistics đến năm 2030 tầm nhìn 2045 trên cơ sở tích hợp các quy hoạch hiện nay của vùng như quy hoạch phát triển GTVT, kết cấu hạ tầng thương mại… và cả các quy hoạch theo QĐ 1012-QĐ/TTg về xây dựng các trung tâm logistics, QĐ 2072-QĐ/TTg về điều chỉnh quy hoach các ICD để tránh trùng lặp, chia cắt, manh mún đối với vùng KTTĐMT, từ đó có các chính sách phù hợp cho phát triển logistics của vùng và từng địa phương ,như khuyến khích đầu tư logistics, đất đai cho CSHT logistics nói chung và xây dựng các trung tâm logistics nói riêng, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm trong thu hút đầu tư xây dựng cảng biển, trung tâm logistics… tháo gỡ các rào cản đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường cho vùng KTTĐMT .Vì logistics là hoạt động kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và sử dụng triệt để mọi thành tựu của công nghệ thông tin, việc quản lý logistics đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin cũng như sự tham gia của các nhà khoa học ,các chuyên gia logistics... do đó, để đảm bảo sự kết nối, thống nhất và tối ưu hóa trong phạm vi nền kinh tế quốc dân và vùng KTTĐMT cần thành lập Ủy ban logistics quốc gia và vùng

Kiến nghị 3: Phát triển hệ thống logistics quốc gia trên tất cả các yếu tố nhằm kiến tạo môi trường phát triển để tận dụng các cơ hội từ mở cửa thị trường logistics mà các FTA thế hệ mới mang lại thông qua đó nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Xu thế hội nhập quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống logistics nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của giao lưu thương mại toàn cầu và thưc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hệ thống logistics trở thành một trong những thành tố môi trường của các hoạt động kinh tế và thúc đẩy thương mại quốc tế. Vì vậy, phát triển hệ

thống logistics Quốc gia và vùng KTTĐMT từ cơ chế,chính sách,cơ sở hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp logistics đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, trong hệ thống thị trường khu vực và trên thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn, hiệu quả hơn nhu cầu phát triển thời gian tới, có như vậy mới tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA thế hệ mới mang lại.

Xây dựng cơ chế,chính sách phát triển hệ thống logistics xanh ở Việt Nam và vùng KTTĐMT ; Phát triển hệ thống logistics cảng biển gắn với sự phát triển kinh tế biển đảo mà vùng KTTĐMT có nhiều lợi thế, liên kết vùng kinh tế, hành lang kinh tế trong hội nhập, thông qua việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng logistics – hệ thống các trung tâm logistics là yêu cầu bức thiết trong quá trình phát triển, là yếu tố quyết định đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế.

Kiến nghị 4:. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại, trước hết ưu tiên xây dựng hạ tầng kết nối mạng lưới giao thông vận tải theo hướng vận tải đa phương thức để khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại hiện có của vùng KTTĐMT hiện nay; Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các trung tâm logistics hạng 1 theo chuẩn quốc tế tại các điểm có khả năng kết nối vận tải, thương mại…, trung tâm logistics hạng 2 trên các hành lang kinh tế đường 19, đường 14B, đường 9, đường 8 và 12A với quy mô và tầm nhìn dài hạn hơn, không như quy mô trong Quyết định 1012-QĐ/TTg quy hoạch cho vùng nhằm kết nối các phương thức vận tải đường quốc lộ,đường cao tốc với đường gom tỉnh,thành phố và các huyện, hiện thực hóa liên kết kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương và doanh nghiệp; “Đừng tháo dỡ” mà phải sớm phục hồi, xây dựng mới đường sắt kết nối với các cảng biển quốc tế trong vùng để tránh ùn tắc, ô nhiểm môi trường và tai nạn giao thông như nhiều cảng lớn trong nước đã và đang xảy ra; Đầu tư và phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông mà vùng KTTĐMT có lợi thế, góp phần giảm áp lực quá tải trên đường bộ (bằng ô tô), đường không, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt là để giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt hiện nay.

Kiến nghị 5: Đầu tư xây dựng đồng bộ các bất động sản logistics ,trước hết,xây dựng hệ thống các trung tâm logistics (khu công nghiệp logistics),tiếp đó hình thành các cụm logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững vùng KTTĐMT theo mô hình logistics Xanh (Cảng biển→Đường sắt→Các trung tâm Logistics→ Đường ô tô→Khách hàng), phát triển logistics thành phố trong vùng .

Phải coi các trung tâm logistics như là mô hình kinh doanh mới và thực hiện liên kết hiệu quả giữa các ngành, các địa phương trong vùngKTTĐMT.

Cần đầu tư xây dựng các trung tâm logistics để kết nối 5 địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mô hình khai thác các tuyến hành lang kinh tế, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành và địa phương.

Các trung tâm logistics cần được xây dựng tại các điểm có khả năng kết nối các loại phương tiện vận tải mà địa phương trong vùng có lợi thế như không gian kết nối, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy… và phải được quy hoạch, xây dựng có quy mô tương đương với các khu công nghiệp hiện nay để thu hút các tập đoàn logistics của khu vực, thế giới, các doanh nghiệp logistics trong nước vào đầu tư, kinh doanh.

Cần sớm quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp logistics làm hậu cần cho hệ thống bất động sản công nghiệp là các khu công nghiệp tại vùng kinh tế và địa phương (trừ các Trung tâm logistics chuyên dụng và các Trung tâm logistics hạng II). Vấn đề này thực tế chưa được các ngành, địa phương quan tâm,vùng KTTĐMT có tới 33 KCN nhưng đến nay chưa có một khu công nghiệp logistics nào ? Hay theo quy hoạch đến năm 2020, thành phố Hà Nội cũng chỉ có 80ha dành cho các Trung tâm logistics/6100 ha KCN, còn thành phố Hồ Chí Minh hiện tại chỉ có 174 ha dành cho các Trung tâm logistics trên 3625 ha KCN? Quy mô các trung tâm logistics theo Quyết định 1012 QĐ-TTg (3.7.2015) chủ yếu là để đầu tư xây dựng trên các hành lang kinh tế, các tuyến đường giao thông xuyên quốc gia như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường cao tốc để tránh “vết xe đổ” như trong xây dựng và phát triển các khu đô thị ở các thành phố hiện nay thiếu hạ tầng giao thông, thoát nước, khu vui chơi, trường học, phát triển KCN mà thiếu công nghiệp phụ trợ, như cả tuyến đường Hồ Chí Minh ,hay Quốc lộ 1A không hề quy hoạch, xây dựng một điểm hậu cần (logistics)bài bản, dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, trong khi đường quốc lộ 1A lại quá tải… hay hệ thống “cơm tù”, “điểm dừng nghỉ” trên các quốc lộ hoặc người dân tự phá hàng rào bảo vệ trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai… để phục vụ xe vận chuyển hàng hóa, hành khách, làm tai nạn giao thông tăng, đường xuống cấp nhanh, diện mạo hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng “hoành tráng” nhưng chỉ sau một thời gian trở nên lộn xộn, nhếch nhác trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và nếu lại được đầu tư mở rộng thì lại phải tiếp tục giải tỏa, đền bù…!

Khác với các nước, ở nước ta khi các tuyến đường quốc lộ như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường cao tốc được xây dựng và nâng cấp đi vào khai thác thì hình như các trạm thu phí lại được quan tâm đặc biệt, mọc lên khắp nơi của

các chủ đầu tư BOT mà không ai, từ cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý ngành, địa phương quan tâm xây dựng các trung tâm logistics (hậu cần) nghĩ đến diện mạo tương lai cho các tuyến giao thông trong hệ thống cơ sở hạ tầng logistics văn minh, hiện đại .

Kiến nghị 6: Cần có chính sách đặc thù về đất và cơ chế sử dụng cho xây dựng các trung tâm logistics ở nước ta nói chung và vùng KTTĐMT nói riêng theo các loại hình nhằm thực hiện liên kết kinh tế hiệu quả giữa các ngành, địa phương và vùng lãnh thổ, thông quan đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Trung tâm logistics là một khu vực nơi thực hiện các hoạt động liên quan đến vận tải và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể này có thể là người chủ sở hữu hoặc là người thuê sử dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị của trung tâm logistics như kho bãi, văn phòng, khu vực xếp dỡ hàng… Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị các thiết bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm. Trung tâm logistics cần được kết nối với các phương tiện vận tải khác nhau như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không… Như vậy, một trung tâm logistics cần phải đảm bảo 5 yếu tố cơ bản:

- Khu vực - nơi thực hiện các hoạt động vận tải, logistics, thương mại trong nước và quốc tế;

- Các hoạt động tại trung tâm được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau;

- Các chủ thể có thể là chủ sở hữu hoặc là người thuê sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm;

- Trung tâm logistics được đầu tư xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dịch vụ của trung tâm;

- Trung tâm logistics phải được kết nối với các phương tiện vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không…

Trung tâm logistics được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như Lưu kho bãi (Storage); Xếp dỡ hàng (Materials handling); gom hàng (Consolidation); Chia nhỏ hàng (break bulk); Phối hợp phân chia hàng (Cross-docking); Lưu giữ hàng tối ưu (Postponement); Tạo ra giá trị gia tăng (VAL-Value added logistics); Chuyển tải (Transshipment), logistics ngược và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện liên kết kinh tế … Với các chức năng cơ bản trên, trung tâm logistics có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa các dòng vận động hàng hóa, tiền tệ, thông tin; Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu, điều quan trọng là giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và

Đề cương

Tài liệu liên quan