• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát khuôn khổ pháp lý điều tiết các hoạt hoạt động logistics

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS QUỐC GIA

I. Khái quát khuôn khổ pháp lý điều tiết các hoạt hoạt động logistics

Luật Thương mại của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2005 và chính thức có hiệu lực tháng 1/2006, thay thế bổ sung cho Luật Thương mại 1997, có những quy định về dịch vụ logistics tại Mục 4, từ Điều 233 đến Điều 240. Các điều liên quan đến dịch vụ logistics bao gồm nội dung về khái niệm dịch vụ logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của khác hàng, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa của khách hàng.

Tuy nhiên, khái niệm về dịch vụ logistics và các quy định điều chỉnh hoạt động logistics trong Luật Thương mại 2005 chưa đầy đủ và bao quát, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa logistics, dịch vụ logistics, quản trị logistics,quản lý nhà nước về logistics… nhưng sự ra đời của Luật đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực., phản ánh sự thay đổi nhận thức cơ bản ở Việt Nam trong việc thừa nhận hoạt động logistics như là hoạt động thương mại.

Luật Thương mại 2005 là căn cứ pháp lý chủ yếu để phát triển lĩnh vực logistics ở Việt Nam.

Ngoài pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics nói trên, Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản luật và dưới luật khác liên quan đến hoạt động logistics nhằm góp phần tạo môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động này. Luật Hàng hải Việt Nam 2005, 2015 quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm

môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tài biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

Có hiệu lực từ tháng 1/2007, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Luật sửa đổi luật hàng không dân dụng năm 2014, quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng. Luật quy định chỉ có các hãng hàng không Việt Nam mới có quyền vận chuyển hàng không nội địa, chỉ trong một số trường hợp nhất định như phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp mới có thể cho phép các hãng hàng không nước ngoài tham gia.

Luật Đường sắt Việt Nam được thông qua vào tháng 6/2005, có hiệu lực từ tháng 7/2006 được thay thế bằng Luật đường sắt 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt, tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt. Nhà nước đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ.

Sau khi Việt Nam trở thành thanh viên WTO, hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics còn chịu sự điều chỉnh bởi các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải chủ yếu tham gia hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa, môi giới vận tải và dịch vụ thông quan ở Việt Nam thông qua hình thức liên doanh, chứ chưa được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn. Các doanh nghiệp này có thể liên doanh, hoặc đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài để đảm nhiệm một phần trong chuỗi logistics của họ. Như vậy, có thể thấy các công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung và kinh doanh vận tải nói riêng của Việt Nam vẫn được hưởng sự bảo hộ đáng kể của nhà nước.

Vai trò định hướng, hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh của nhà nước là rất quan trọng. Nếu nhìn sang Singapore chúng ta có thể thấy sức mạnh của nhà nước tác động đến lĩnh vực logistics như thế nào. Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận tải biển, hãng hàng không, công ty logistics thành một chuỗi dịch vụ theo đúng mô hình One-Stop-Shop. Ở Việt Nam, điều này chưa được thể hiện rõ nét, hoặc nếu có thì còn rời rạc thiếu tính tổng thể và dài hạn.

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics của Việt nam hiện nay chưa đồng bộ, thiếu nhất quán gây cản trở cho hoạt động Logistics. Sự chồng chéo và không phân định rành mạch về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan này trong điều chỉnh, quản lý hoạt động logictics. Nhất là sự chồng chéo giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công

thương trong điều chỉnh dịch vụ Logistics liên quan đến quy hoạch phát triển các trung tâm, ngành logistics, vận tải và hỗ trợ vận tải. Bên cạnh đó, bản thân những quy định chi tiết trong Nghị định 140-CP vẫn chưa thể gọi là đầy đủ để xây dựng một hành lang pháp lý đủ cho quản lý dịch vụ logistics của Việt Nam và đến Nghị định 163 NĐ-CP thay thế cho Nghị định này 140 NĐ-CP vẫn còn để lại thêm các khoảng trống này! Thực chất, dịch vụ logistics không có tên trong phân loại các ngành/phân ngành dịch vụ của WTO. Các hoạt động của dịch vụ logistics được xếp nằm trong "Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải" thuộc ngành Dịch vụ vận tải và được phân loại thành các nhóm như:

- Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ Logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.

- Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (non core logistics service): Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.

Trong khuôn khổ cam kết trong WTO và ASEAN, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics bao gồm: dịch vụ xếp, dỡ công-ten-nơ; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; và các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng với những quy định hết sức cụ thể. Các dịch vụ cụ thể đều yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam; tỷ lệ vốn góp không quá 49%, 50%

hoặc 51% tùy từng dịch vụ; và có mốc thời gian cụ thể (từ 5-7 năm) cho việc tăng vốn góp trong liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ Logistics cụ thể còn bị ràng buộc theo phương thức cung cấp cụ thể là phương thức 1: cung cấp qua biên giới, phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài, phương thức 3: hiện diện thương mại và phương thức 4: hiện diện của thể nhân (chẳng hạn, đối với phương thức số 1 - được đánh giá là phổ biến và rất cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam chưa cam kết gì).

Thêm vào đó, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, dựa trên cam kết trong WTO, các nước thành viên đã nhất trí xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics trong ASEAN được ký kết tại Hội nghị Không chính thức các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) vào tháng 5/2007. Hiện nay, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã tổng hợp lấy ý kiến của các nước, các nhóm công tác để hoàn chỉnh dự thảo lần 3 (dự thảo cuối cùng) của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics.

Theo nội dung của dự thảo lần 3 của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics trong ASEAN, thời hạn cuối cùng để tự do hóa các phân ngành thuộc dịch vụ Logistics là năm 2013, nhưng phương pháp tiếp cận để xử lý vấn đề tự do hóa sẽ được thảo luận và thống nhất trong khuôn khổ Ủy ban điều phối về dịch vụ ASEAN (CCS). Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong ASEAN được xác định gồm 11 phân ngành sau: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC 741); Dịch vụ kho bãi (CPC 742); Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748); Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749); Dịch vụ chuyển phát (CPC 7512**); Dịch vụ đóng gói (CPC 876); Dịch vụ thông quan (không có trong phân loại của CPC); Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ; Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN); Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112); Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213).

Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong thời gian tới đặt các nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam đứng trước thách thức cạnh tranh gay gắt hơn trong điều kiện các doanh nghiệp trong nước vốn đã yếu thế ngay trên sân nhà.

Về một số chính sách phát triển logistics :Trong thực tế kinh doanh, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới.

Khi tham gia kinh doanh, để thành công trên thương trường, các doanh nghiệp không những phải nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững pháp luật các doanh nghiệp cũng phải hêt sức chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì mới giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững hoạt động kinh doanh.

Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có các quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Đến khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.

Theo các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ theo lộ trình. Vì vậy các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với các thương nhân tại Nghị định 140-CP đã được chi tiết hoá để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường như thương nhân kinh doanh dịch vụ này phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo đủ điều kiện, các thương nhân phải có phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu thực hiện được các hoạt động kinh doanh.

Tại Nghị định, các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng được đưa ra. Các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ những quy định hạn chế mở cửa thị trường hoặc hạn chế

đãi ngộ quốc gia theo các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế. Cụ thể như đối với kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi, được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, quy định này đến năm 2014 mới được chấm dứt.

Đối với kinh doanh vận tải, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định bắt buộc, thương nhân nước ngoài chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi thương nhân đó thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics. Ví dụ, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải biển, chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế, trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, quy định này chấm dứt vào năm 2012; trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Quyết định Số 169/QĐ-TTg ngày 22/1/2014 phê duyệt về Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quy định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống Cảng biển, đặc biệt Cảng Quốc gia, đề cập cả nội dung và giải pháp và thực hiện bao gồm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển trung tâm phân phối, nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải, nội dung và giải pháp nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ… và Quyết định Số 1012 QĐ – TTg ngày 03/07/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025…

Đối với lĩnh vực hàng hải, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 được sửa đổi năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 với phạm vi điều chỉnh rộng, quy định về hoạt động hàng hải, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam, là cơ sở pháp lý quan trọng trong điều chỉnh hoạt động logistics.

Nghị định 115/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy điịnh về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Nghị định này được ban hành ngày 26-6-2007, có hiệu lực thi hành thay thế Nghị định số 57/2001/NĐ-CP ngày 24-8-2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển và Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19-3-2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và đến ngày 29/11/2016 ,Chính phủ ban hành Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển,kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển có hiệu lực từ

ngày 01/07/2017 thay thế cho Nghị định 30/2014/NĐ-CP, ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển cho phù hợp với quá trình tự do hoá dịch vụ hàng hải mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết trong ASEAN và WTO.

Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 và luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có các quy định liên quan về vận tải hàng hoá như: Bồi thường hàng hoá khi bị mất mát, hư hỏng; Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết bồi thường và thời hiệu khiếu kiện; Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; Miễn bồi thường; Vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng; Vận tải động vật sống.

Luật Đường sắt 2005 và sửa đổi 2017 có hiệu lực từ ngày 1-7-2018, trong đó có các quy định liên quan đến hoạt động logistics như: Hợp đồng vận tải hàng hoá; Vận tải quốc tế; Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; Giải quyết tranh chấp; Thời hạn khiếu nại; Thời hiệu khởi kiện.

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, có hiệu lực từ ngày 1-1-2007, thay cho Luật năm 1991, 1995 và Luật bổ sung năm 2014. Luật có những quy định liên quan như: Vận chuyển hỗn hợp; Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển; Mức bồi thường thiệt hại hàng hoá, hành lý; Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm; Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển; Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển; Thời hạn khiếu kiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

Luật Giao dịch điện tử 2005, có hiệu lực từ ngày 1-3-2006. Luật quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định, như: Chữ ký điện tử; Thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài; Hợp đồng điện tử; Giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử...

Luật quản lý ngoại thương. Luật quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua năm 2017, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 gồm 8 chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật điều chỉnh chủ yếu công quản lý nhà nước về ngoại thương bao gồm; các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế, không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau. Luật chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.

Luật quản lý ngoại tương hệ thống hóa lại các hình thức thương mại quốc tế, bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh...

Đây là những hoạt động mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong lĩnh vực đại lý hải quan cần nắm vững quy định, quy trình, thủ tục để tư vấn và thực hiện thay mặt khách hàng.

Ngoài các chính sách của Trung ương, nhiều địa phương trong vùng KTTĐMT đã có kế hoạch triển khai Quyết định số 200/QĐ-TTg (14.2.2017) về kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.Thành phố Đà Nẵng cũng đã phê duyệt đề án

Đề cương

Tài liệu liên quan