• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM CÔNG

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Trung tâm Công nghệ thông

3.2.2. Giải pháp nghiệp vụ

Năm là, hoàn thiện quy trình công tác về tài chính, kế toán; đảm bảo điều hành thống nhấtvà phát huy sức mạnh tổng hợp trong toàn Trung tâm.

Sáu là, chuẩn hóa và minh bạch hóa công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm công tác.

3.2.1.3. Nâng cao vai trò của công tác Thù lao lao động.

Một trong những nhân tố có tác động quan trọng đến công tác Thù lao lao động nói chung và công tác tiền lương nói riêng đó là đội ngũ viên chức làm công tác tài chính kế toán. Trước hết, cần rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy tài chính kế toán của Trung tâm cả về năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp. Qua đó, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.

- Các viên chức làm công tác thù lao lao động phải là những viên chức trung thực, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có trình độ, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình phụ trách, cập nhật thường xuyên các chính sách chế độ của Nhà nước, có uy tín trong mối quan hệ công tác với các đơn vị và cơ quan . Trong mỗi bộ phận chuyên trách, cần thiết phải phân công các viên chức chuyên sâu, có khả năng tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các viên chức quản lý của các phòng, bộ phận trực thuộc Trung tâm. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các viên chức quản lý trong các bước công việc từ lập kế hoạch, thẩm định, tổng hợp dự toán, cấp phát kinh phí tới quyết toán…

- Các viên chức làm công tác Thù lao lao động phải phát huy vai trò tham mưu cho Trung tâm về việc chi tiêu theo đúng chế độ quy định và tổ chức công tác tài chính của Trung tâm một cách chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả.

-Người quản lý có đủ năng lực và chủ động đề ra những giải pháp giảm chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng hàng hóa, dịch vụ đầu ra cung cấp cho xã hội;

- Tạo ra những đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động;

- Những người quản lý nên được trao quyền tự chủ rộng rãi trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, bao gồm quyền chuyển những quỹ chưa được sử dụng hoặc chi tiêu một phần chi phí hoạt động của năm kế tiếp. Người quản lý có đủ năng lực để quyết định sự tổng hòa các nguồn lực đang hoạt động trong mối gắn kết với những giới hạn đã được xác lập và họ cần phải được trao quyền tự chủ trong hoạt động và điều hành chi tiết. Thực hiện tốt chế độ khoán chi, để người quản lý chủ động trong phân bổ nguồn lực và tạo động lực kích thích họ tiết kiệm chi phí và nâng cao kết quả hoạt động. Đi đôi với đó, cần tăng cường chế độ khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của người quản lý;

- Thiết lập hệ thống thông tin minh bạch. Kết quả đầu ra của đơn vị cần được chi tiết hóa trước và được so sánh với những mục tiêu đã xác lập. Những thông tin tài chính về công việc thực hiện cần được công khai trong các bản báo cáo hàng năm và trong các tài liệu khác. Những bản báo cáo phải được giải trình minh bạch để cung cấp những thông tin cơ bản về khối lượng, chất lượng và chi phí phục vụ. Tăng cường kiểm toán để đánh giá những báo cáo được thực hiện một cách trung thực;

- Phải tách bạch giữa người mua và người cung cấp. Đồng thời, tăng cường vai trò kiểm soát của thị trường, phải có sựso sánh chi phí của việc mua sắm từ những đại lý riêng của người quản lý với những nhà cung cấp khác trên thị trường để có sự đánh giá và lựa chọn;

- Tăng cường kiểm soát bên trong và bên ngoài; trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực.

3.2.2.2. Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Trung tâm cần rà soát lại chương trình đào tạo để điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng chương trình phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ;

thường xuyên bồi dưỡng giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

của xã hội nhằm thu hút được nhiều người đến học tại Trung tâm. Cần có một số chính sách như:

-Thực hiện khoán doanh thu đối người làm công tác marketing về hoạt động đào tạo và có chính sách chi trả thu nhập tăng thêm phù hợp;

- Cần xây dựng và có cơ chế chủ động trong việc tuyển dụng nhân tài, cho phép thuê chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, người nước ngoài tham gia giảng dạy một số môn học trong chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế và chương trình đào chuyên sâu về CNTT;

- Có kế hoạch dài hạn về lộ trình thay đổi chương trình đào tạo Aptech và Arena của Ấn Độ bằng chương trình khác mà xã hội có nhu cầu để phát huy thế mạnh của Trung tâm, đứng vững trong xu thế cạnh tranh;

- Trung tâm cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo về lĩnh vực CNTT nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, phù hợp với nhiều đối tượng, thành phần khác nhau.

3.2.2.3.Tăng cường hoạt động sản xuất phần mềm, phát triển phần mềm và dịch vụCNTT

Cần quan tâm một số vần đề sau:

- Ưu tiên nghiên cứu các ứng dụng CNTT do UBND tỉnh giao nhiệm vụ trong cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện từ và công sở điện tử, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tǎng cường nǎng lực quản lý, nâng cao nǎng suất, chất lượng,hiệu quả và cải cách hành chính;

- Có chính sách marketing phù hợp để sớm chuyển giao, triển khai và phát triển sản phẩm phần mềm mà Trung tâm đang có, khai thác và tìm kiếm được nhiều hợp đồng xây dựng, triển khai và phát triển phần mềm cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh;

- Hợp tác, liên kết với các đơn vị CNTT trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ số sản phẩm, dịch vụ phần mềm có chất lượng cao đã có sẵn;

- Có chính sách trả thu nhập tăng thêm cho chuyên viên lập trình phù hợp với năng lực, trìnhđộ và khả năng đóng góp của họ.

- Cần có chiến lược cạnh tranh rõ ràng, cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Phải nhận diện được đối thủ cạnh tranh;

 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ;

 Cạnh tranh về kỹ thuật và công nghệ;

 Có chính sách cho viên chức và ngườilao động trong môi trường cạnh tranh.

3.2.2.4. Công tác quản lý các khoản chi phí:

Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, Trung tâm sớm ban hành định mức chi tiêu trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và hệ thống định mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và hoạt động có hiệu quả.

- Thứ hai, đầu tư kinh phí cho các mục tiêu đặt ra, ưu tiên các giải pháp tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, sản phẩm phần mềm và dịch vụ CNTT đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, bằng cách tiết kiệm chi phí quản lý hành chính;

- Thứ ba, xây dựng tiêu thức phù hợp để phân bổ quỹ tiền lương tăng thêm cho công chức, viên chức và người lao động của Trung tâm được hưởng hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm bảo đảm theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thìđược hưởng nhiều hơn;

- Thứ tư, xây dựng bản mô tả công việc theo từng vị trí việc làm của từng viên chức và người lao động. Mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều vị trí việc làm nhằm để tinh giản biên chế, giảm quỹ lương và một số khoản chi khác;

- Thứ năm, cần rà soát và xây dựng định mức phù hợp giờ giảng hằng năm của giảng viên cơ hữu; mức thanh toán giờ giảng vượt định mức của giảng viên cơ hữu;

quyđịnh mức chi phúc lợi các ngày lễ, tết; tránh tình trạng chênh lệch thu nhập giữa các phòng, bộ phận trực thuộc Trung tâm.

3.2.2.5. Tăng cường mởrộng sản xuất, dịch vụvềCNTT thông qua liên kết, liên doanh

Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực CNTT:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Liên kết, liên doanh với các công ty Microsoft, IBM, Cico...ở trong và ngoài tỉnh để tổ chức các khoá đào tạo nhân lực CNTT chuyên sâu;

- Liên kết với tập đoàn AptechẤn Độ, triển khai chương trìnhđào tạo dành cho các sinh viên chuyên ngành CNTTở các trường đại học và cao đẳng: Chương trình tập trung đào tạo kỹ sư phần mềm theo tiêu chuẩn đào tạo IT quốc tế và mang tính ứng dụng cao, học viên hoàn thành khoá học có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh gây gắt.

- Liên kết với Viện CNTT để tổ chức các khoá đào tạo cập nhật công nghệ mới, chuyên sâu về ứng dụng CNTT dành cho các lập trình viên phần mềm và kỹ sư phần mềm.

Về hoạt động sản xuất phần mềm, kinh doanh phần cứng: Liên kết với tập đoàn FPT, Intel và các công ty lớn trong và ngoài nước để gia công phần mềm cho nước ngoài; làm các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; làm đại lý để tiêu thụ sản phẩm phần cứng.

3.2.2.6. Hoàn thiện Quy chếchi tiêu nội bộ đểnâng cao hiệu quảthù lao laođộng.

Để hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội của Trung tâm, cần quan tâm một số nội dung sau:

- Trung tâm cần thực hiện việc điều chỉnh và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ kịp thời để đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện các khoản chi tiêu các hoạt động sự nghiệptại Trung tâm phù hợp với tình hình thực tế;

- Thực hiện cơ chế khoán tiền công theo doanh thu đối với các bộ phận trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất và dịch vụ sự nghiệp tại Trung tâm;

- Phân bổ tiền lương tăng thêm từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi sau thuế, Trung tâm cần xây dựng quy chế đảm bảo:

 Có chính sách tiền lương tăng thêm đủ mạnh để khuyến khích, động viên viên chức có năng lực, chuyên môn giỏi để họ gắn bó và làm việc lâu dài tại Trung tâm.

 Mức chi lương tăng thêm thỏa đáng dành cho viên chức không phải trực tiếp làm công tác marketing và kinh doanh thuộc Trung tâm đã tìm kiếm và giới thiệu được các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm của Trung tâm đến với khách hàng mang lại doanh thu cho Trung tâm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai dân chủ đảm bảo ý kiến thống nhất của công chức, viên chức và người lao động trong Trung tâm.