• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

Bên cạnh đó, với lực lượng lao động nào không làm được việc, đơn vị cũng thẳng thắn nhìn nhận để có hướng bố trí, sử dụng thích hợp. Những đội ngũ này có thể được cho đào tạo lại hoặc cho thôi việc tạo điều kiện và cơ hội cho đội ngũ lao động có chất lượng.

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một vốn quý của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên, việc thực hiện các phương pháp đào tạo, bố trí và sử dụng người lao động được sử dụng một cách đồng bộ, góp phần đảm bảo nguồn lực được giữ gìn và phát triển có lộ trình, kế hoạch cụthể.

3.2.4 Nhóm giải pháp về tạo động lực cho người lao động

Sở hữu một nguồn nhân lực có chất lượng đã là khó, duy trì và tạo động lực cho đội ngũ này ngày càng phát triển lại càng khó hơn. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên hiện nay đang sở hữu một đội ngũ cán bộ côngchức có cơ cấu độ tuổi khá trẻ, do đó tạo được nhiều cơ hội cho sự phát triển của đơn vị trong việc thích nghi với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của nền công nghệ tiên tiến.

Dựa trên việc nghiên cứu tâm lý người lao động và các học thuyết của nước ngoài về quản trị nguồn nhân lực, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên đã tìm ra được nhóm giải pháp tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại đơn vị. Đó là: Thuyết hai nhân tốcủa Herzberg và Thuyết công bằng do J.S. Adams phát triển.

Thuyết hai nhân tố của nhà tâm lý học người Mỹ Herzberg đã rất đúng đắn khi đưa ra hai yếu tố tạo nên động lực cho con người, đó là:

- Nhóm yếu tố thúc đẩy: Các yếu tố thúc đẩy là các yếutố thuộc bên trong công việc. Đó là các nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiến. Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm của nhóm này là nếu không được thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo độnglực.

- Nhóm yếu tố duy trì: Đó là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lương, sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các yếu tố này khi được tổ chức tốt thì có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của người lao động[17].

Qua nghiên cứu thuyết hai nhân tố của nhà tâm lý học người Mỹ Herzberg, đơn vị đã thấy được các yếu tố thúc đẩy và duy trì người lao động làm việc luôn luôn song hành cùng nhau. Việc hiểu và áp dụng nhuần nhuyễn chiến lược tâm lý này vào người lao động giúp cho đơn vị có được những sách lược đúng đắn trong việc tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả.

Theo thuyết cân bằng của J.S. Adams thì lại đề cập đến khía cạnh công bằngqua việc cống hiến và hưởng thụ của quá trình laođộng và sử dụng nguồn lao động Thuyết công bằng đòi hỏi sự đối đãi xứng đáng giữa những gì người lao động đóng góp cho tổ chức và họ phải nhận về những lợi ích nhất định xứng đáng với những gì mà họ đã bỏ ra.

Việc nghiên cứu thuyết hai nhân tố và thuyết cân bằng mở ra cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên những giải pháp trong việc tạo động lực cho người lao động, giúp đội ngũ nguồn nhân lực tại đơn vị được ổn định tư tưởng, yên tâm công tác và cống hiến chongành.

Tại đơn vị với sự giúp đỡ của các tổ chức giúp việc là các đoàn thể trong cơ quan, thực hiện các chức năng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: Công đoàn cơ sở, Ban Nữ công, Ban Thanh tra nhân dân nên trong công tác tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức tại đơn vị cũng gặp nhiều thuận lợi.

Với việc coi trọng nguồn nhân lực là vốn quý của đơn vị, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên luôn tạo cơ hội tốt nhất về môi trường làm việc, các chế độ chính sách về lương, thưởng, phúc lợi xã hội nhằm tạo cho người lao động vị thế an tâm công tác. Ngoài ra, với mỗi đóng góp và cống hiến của đội ngũ công chức luôn được tập thể lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể giúp việc ghi nhận và kịp thời khen thưởng, động viên. Những việc làm đó tuy nhỏ nhưng luôn có tác động lớn tới đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị. Những người được khen thưởng xứng đáng là tấm gương cho các cá nhân khác noi theo, từ đó tạo ra sự cạnh tranh công bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong đơn vị, hướng tầng lớp cán bộ, công chức tới việc khuyến khích sự phấn đấu trong công việc của các công chức, tạo động lực phát triển cá nhân lành mạnh để được ghi nhận và khen thưởng xứng đáng.

Các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: quy hoạch, tuyển dụng, thu hút nhân lực; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; bố trí và sử dụng lao động cũng như việc tạo động lực cho người lao động trong đơn vị là những giải pháp mà đơn vị đúc rút được qua nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng tất cả các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, ngang nhau, không được nặng, nhẹ khác nhau thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới có hiệu quả. Bằng không, chỉlàm sai lệch đi sự phát triển của nguồn nhân lực

Trường Đại học Kinh tế Huế