• Không có kết quả nào được tìm thấy

Những cơ hội, thách thức về phát triển nguồn nhân lực của Cục Dự trữ Nhà

PHẦN I: MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.1.1. Những cơ hội, thách thức về phát triển nguồn nhân lực của Cục Dự trữ Nhà

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC

DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN

3.1CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

chứng tỏ tầm nhìn và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, của Nhà nước dành cho công tác dựtrữ.

Với mục tiêu dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên cũng như toàn thể cán bộ, công chức ngành dự trữ nói chung luôn luôn cố gắng thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với mỗi thời kỳ khác nhau, hoạt động của ngành dự trữ quốc gia cũng được phát triển và đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của tình hình kinh tế, đất nước nhưng vẫn luôn là ngành giữ vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển bền vững, đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước khi có xẩy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa và tham gia bình ổn thị trường khi có tình huống đột biến xẩy ra. Hoạt động dự trữ nhà nước ngày càng được nhiều tầng lớp xã hội quan tâm khi có sự ra đời của Luật Dự trữ Quốc gia, hoạt động của ngành dự trữ ngày nay không chỉ bó gọn trong việc phục vụ công tác cứu trợ, cứu nạn, cứu đói mà đãđược mở rộng hơn nữa các đối tượng chính sách xã hội khác như: hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ người dân trồngrừng...

Việc được mở rộng phạm vi hoạt động của ngành dự trữ nhà nước tạo cơ hội cho cán bộ công chức làm công tác dự trữ được biết đến nhiều hơn, tầm quan trọng của ngành dự trữ càng được khẳng định trong các mặt của đời sống xã hội, cơ hội phát triển của ngành hết sức rộng mở. Đứng trước sự rộng mở của phạm vi hoạt động dự trữ, cán bộ, công chức Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên có nhiều cơ hội hơn trong việc làm, tạo thu nhập tăng thêm chính đáng, cùng với việc được hưởng những tiến bộ khoa học mới nhất được ứng dụng vào công tác bảo quản hàng hóa dự trữ giúp cho công tác bảo quản hàng hóa được chuẩn hóa với sự giúp sức của công nghệ tiên tiến.

3.1.1.2 Thách thc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong nhiều năm qua, tầng lớp cán bộ, công chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên có sự thay đổi, chuyển giao hợp lý. Xuất phát từ đặc thù của ngành dựtrữ, một ngành có tính chất khá đặc thù và nặng nhọc, có vẻ như “kén người” trong việc chọn lực lượng lao động. Bởi các hoạt động như trực tiếp bảo quản hàng hóa, khử trùng kho, nhập, xuất hàng trong những thời điểm nắng nóng cao độhoặc mưa bão mịt mùng khiến cho ngành dựtrữrất kén “nhân tài”. Hầu hết tầng lớp công chức giữchức vụthủkho bảo quản tại các Chi cục Dựtrữ Nhà nước, các điểm kho là những công chức có tuổi nghề tương đối lớn, điều này hứa hẹn là đội ngũ này có dạn dày kinh nghiệm trong công tác bảo quản, tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy là trong tương lai gần số thủkho bảo quản này về hưu cần phải tìm kiếm thếhệkếcận. Đây đang là một bài toán khó giải cho lãnhđạo đơn vị.

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo độtuổi

Độ tuổi Số lao động Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi 17 11,2

Từ 30 đến 40 tuổi 31 20,4

Từ 40 đến 50 tuổi 47 31

Từ 50 tuổitrở lên 55 37,4

Tổng cộng 150 100,00

Nguồn: Cục Dựtrữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên Ngoài ra, vói sự lớn mạnh và phạm vi hoạt động rộng lớn của ngành, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên cũng như nhiều đơn vị khác trong hệ thống Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang đứng trước thách thức của sự mở rộng các hệ thống kho, hoạt động dự trữ ngày càng được xã hội hóa. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều mặt hàng sẽ được bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, nhiều đối tượng sẽ tham gia vào hoạt động dự trữ, công tác bảo quản hàng hóa được hiện đại hóa, tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Tất cả những điều trên thách thức với đơn vị làm công tác dự trữ trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thực tế, kịp thời lĩnh hội những kiến thức mới để phục vụ nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ