• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA

3.2. Giải pháp

Dựa trên cơ sở những định hướng của công ty và tình hình thực tế qua kết quả phân tích số liệu điều tra tại công ty Scavi Phong Điền, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1. Giải pháp về mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên

Làm việc trong một tập thể thì luôn tồn tại mối quan hệ giữa người với người, giữa cấp trên với cấp dưới và giữa đồng nghiệp với nhau. Khi những người cùng làm chung một công việc mà hiểu nhau, hòa đồng thì tinh thần làm việc sẽ tốt hơn. Do đó, nhà lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp thích hợp để kích thích mối quan hệ đồng nghiệp trong Công ty tốt hơn nữa.

Tạo ra không khí làm việc thoãi mái, vui vẻ trong khi làm việc, người lao động hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc lẫn sinh hoạt.

Có hình thức xử lý đối với những cá nhân có ý định xấu, gây mắt đoàn kết nội

bộ củaCông ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí tập thể ngoài giờ làm việc để đưa cácngười lao động lại gần nhau hơn đồng thời tạo nên mối quan hệ gắn kết hơn giữa người lao động và ban lãnh đạo.

Khi bất kì người lao động nào của Công ty gặp phải những khó khăn thì được Công ty thông báo để người lao động trong Công ty có thể thăm hỏi, động viên đồng nghiệp của mình.

Đồng thời cần quan tâm lắng nghe người lao động hơn nữa để họ có thể phản ánh những ý kiến bản thân cũng như khuyến khích nhứng sáng kiến đóng góp cho công việc.

Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ mang lại cảm giác thoải mái, không khí vui vẻ tại nơi làm việc, điều này sẽ là yếu tố góp phần gia tăng hiệu quả làm việc của người lao động. Vì vậy, để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người lao động đối với các yếu tố thuộc Mối quan hệ với đồng nghiệp cấp trên, công ty nên thực hiện những việc sau:

Gia tăng sự hợp tác giữa các cá nhân bằng cách tăng cường tổ chức làm việc theo nhóm. Đồng thời, Tạo điều kiện để các đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau: Những công nhân có tay nghề, kinh nghiệm và thâm niên cao chịu trách nhiệm hướng dẫn cho những công nhân mới vào nghề, kinh nghiệm còn yếu.

Khuyến khích hơn nữa để nhân viên chia sẻ khó khăn với nhau không chỉ trong công việc mà còn liên quanđến cuộc sống hàng ngày.

Công ty có thể tổ chức cả ban lãnh đạo và công nhân viên đến động viên thăm hỏi gia đình công nhân viên khi có chuyện buồn, người ốm đau,...

Tổ chức các hoạt động tập thể như hoạt động thể thao thi đấu đấu bóng giữa các phòng ban với nhau, tổ chức một chuyến thăm quan hay lễ sinh nhật nho nhỏ cho những công nhân viên có sinh nhật trong cùng một tháng,... điều này sẽ làm cho công nhân viên trong công ty gấn gũi và hòa đồng hơn, và còn để nhắc nhở toàn thể công nhân viên rằng “

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tất cảchúng ta là một tập thể đoàn kết ”.

Công ty nên tổ chức tiệc mừng khi công ty đạt doanh số cao, có lãi. Đó là thời điểm để lãnh đạo công ty gửi lời cám ơn đến tất cả công nhân viên đã lao động chăm chỉ để đem đến thành tựu cho công ty. Điều này sẽ làm cho mọi người trong công ty cảm thấy đây là gia đình thứ 2 của họ, và họ sẽ làm việc hết mình vì công ty.

3.2.2. Giải pháp về bố trí và sắp xếp công việc

Ban lãnh đạo cần phải chú ý bố trí công việc sao cho phù hợp với năng lực, trìnhđộ chuyên môn của người lao động thì mới có thể phát huy tốt năng lực của họ.

Phân công công việc rõ ràngđể cho người lao động có thể làm tốt công việc.

Sắp xếp công việc một cách khoa học sao cho thời gian hoàn thiện nhanh nhất và hiệu quả công việc tốt nhất.

Bố trí công việcsao cho phù hợp với điều kiện và hoản cảnh của người lao động.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc đúng chuyên môn và nguyện vọng của người lao động trách trường hợp tự ý chuyển đổi gây bất súc cho người lao động.

3.2.3. Giải pháp về môi trường và điềukiện làm việc

Qua điều tra cho thấy người lao độngcó mức thỏa mãn chưa cao về môi trường và điều kiện làm việc. Do đó, để nâng cao sự thỏa mãn và gắn bó nhờ điều kiện làm việc của người lao động hơn nữa, tôi đưa ra một số giải pháp:

Phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động về việc giữ gìn vệ sinh chung trong Công ty, đảm bảo vị trí làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát, luôn đề cao cảnh giác các hoạt động phòng cháy chữa cháy phòng khi có trường hợp xấu xảy ra.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Công ty cần phải có những biện pháp cải thiện môi trường làm việc an toàn, không gian làm việc thoải mái, rộng rãi cho người lao động.

Thực hiện giờ giấc đúng quy định, tránh trình trạng làm thêm giờ quá nhiều gây mệt mỏi cho người lao động, thời gian nghỉ giải lao hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giảm thời gian tăng ca cho các đối tượng có con nhỏ và đang mang thai, thực hiện chính sách tăng ca theo pháp luật quy định.

Mua mới và sữa chữa những thiết bị làm việc đã cũ và hay hư hỏng cho người lao động trách trường hợp mấy móc, thiết bị thường xuyên hư không thể làm việc được.

Cho thêm 1 vài tuyến xe buýt khác ở các xã trong địa phương để đưa đón những nhân viênở xa đi làm việc,hỗ trợ xăng xe cho các đối tượng ở xa.

3.2.4. Giải pháp về tiền lương, khen thưởng và phúc lợi

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy răng vấn đề lương thưởng có tác động mãnh mẽ nhất đến động lực làm việc của người lao động, điều đó rất quan trọng trong việc gắn bó lâu dài với tổ chức.Tuy nhiên, người lao động vẫn chưa quá hài lòng với mức lương được nhận hiện tại, do đó ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp cụ thể hơn về vấn đề này để tăng động lực làm việc cho người lao động.

Không ngừng hoàn thiện hệ thống bảng lương hơn nữa sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế xã hội cũng như phù hợp với năng lực làm việc của người lao động.

Đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho người lao động có thời gian làm việc lâu năm tại công ty, thực hiện việc khen thưởng xứng đáng đối với những người lao động có đóng góp tích tực trong công việc và những người đạt năng suất tốt.

Hơn nữa cần có sự tuyên dương trước tập thể để thúc đẩy mọi người củngphấn đấu. Đặc biệt công tác thưởng cho nhân viên phải luôn nâng cao được tính công bằng, tạo được sự đồng thuận và nhất trí cao trong đội ngũ người lao động.

Ngoài ra, Phúc lợi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể giữ được người lao động. Vấn đề lợi ích cho cá nhân luôn được người lao động quan tâm nhất. Do đó, người lãnhđạo cần chú trọng đến vấn đề này.

 Luôn đảm bảo các chế độ mà người lao động được hưởng, làm thủ tục và giải quyết nhanh chóng cho các trường hợp đau ốm, thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Tặng quà thăm hỏi cho những nhân viên ốm đau, tai nạn nghề nghiệp hay tặng quà vào dịp sinh nhật của người lao động.

 Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí, thể dục thể thao cho đội ngũ công nhân viên trong công ty như văn nghệ, đá bóng,...

3.2.5. Giải pháp về sự hứng thú trong công việc

Đối với nhóm nhân tố “Sự hứng thú trong công việc ”, để tránh sự nhàm chán trong công việc và tạosự thích thú cho người lao động, ban lãnh đạo nên xem xét tăng cường các hoạt động tập thể nhằm giúp người lao động giảm căng thẳng, làm việc nhiệt tình và thoải mái hơn.

Công ty cần chú trọng tới việc tạo ra hứng thú trong công việc cho người lao động, giảm bớt căng thẳng trong công việc bằng những chính sách khuyến khích, động viên quan tâm, kết hợp sự giúp đỡ của người lao động với nhau để tìm hiểu khó khăn vướng mắc trong công viêc để từ đó cùng người lao động tháo gỡ khó khăn giảm áp lực trong công viêc.

Bên cạnh đó lãnh đạo công ty cần quan tâm tới giá trị bản thân của mỗi người lao động đểkhai thác tối đa năng lực và nhiệt huyết của họ, kích thích sựsáng tạo và công nhận những đóng góp của người lao dộng.

Nên có cuộc khảo sát về nguyên nhân thiếu đi sự thích thú trong công việc để hỗ trợ người lao động. Đồng thời tạo cơ hội cho người lao động sáng tạo bằng các cuộc thi đua và khen thưởng trong công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế