• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2. Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh

3.2.1. Lập và thực hiện kếhoạch kiểm tra thuếcác DN VVN:

Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả kiểm tra thuế. Để công tác kiểm tra thuế được hoàn thiện, cần phải nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch kiểmtra thuế hàng năm. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, để đạt được kế hoạch đề ra cần:

- Kế hoạch kiểmtra thuếphải được lậpmột cách rõ ràng, cụ thể dựa trên cơ sở phân tích hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nói chung và của các DN VVN nói riêng.

- Kế hoạch kiểm tra thuế được lập ra phải có căn cứ, có khoa học, phải xuất phát từ thực tế các DN VVN. Không phải theo hình thức, khuôn mẫu hoặc tùy tiện của người lập kế hoạch kiểm tra.

- Phải cập nhật đầy đủ dữ liệu hồ sơ khai thuế, hồ sơ pháp lý của người nộp thuế vào hệ thống phần mềm quản lý thuế. Từ đó áp dụng phân tích rủi ro theo các báo cáo tự động kết xuất từ hệ thống phần mềm ứng dụng.

- Hồ sơ khai thuế phải được kê khai đầy đủ, mang tính bắt buộc đối với từng trường hợp DN NVV trong danh sách kế hoạch kiểm tra để tránh hiện tượng lựa chọn kiểmtrangười nộp thuế theo cảm tính, chủ quan hoặc mang tính cá nhân trong cuộc sống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tuân thủ công tác lập kế hoạch kiểm tra theo quy trình quản lý rủi ro. Đội kiểmtra thực hiện lập kế hoạch kiểmtra thuếhàngnămcần dựa trên các căn cứ như kết quả xếp loại thông tin rủi ro của DN VVN, căn cứ vào các thông tin thu thập từ các đơn vị bên ngoài về mức độ vi phạm của DN, căn cứ vào việc đánh giá dữ liệu trong quá trình đốichiếu,rà soát. Căn cứ vào nguồn lực cán bộkiểmtra của đơn vị, lựa chọn số lượng các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao để thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra. Căn cứ vào chương trình trọng điểm kiểm tra hàng năm, lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch kiểmtra theo ngành, quy mô doanh nghiệp, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khi lập kế hoạchkiểm tratheo rủi rocần xem việc sử dụng hoá đơncủa các DN. Các DN VVN thường sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật do cơ quan công an đã thông báo, phối hợp xử lý. Các DN VVN kê khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn có quy mô doanh thu lớn, vẫn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển hệ thống kinh doanh. Các DN NVV chuyển đổi loại hình, liên doanh, liên kết có phát sinh việc đánh giá lại tài sản, chuyển nhượng vốn;

- Trong quá trình thực hiện kiểm tra, cần tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạchkiểmtra. Khi cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch kiểm tra. Việc điều chỉnh kế hoạchkiểmtra thực hiện theo nguyên tắc:

+ Nếu điều chỉnh giảm số lượng kiểm tra người nộp thuế thì loại bớt người nộp thuế có rủi ro về thuế thấp còn lại trong kế hoạchkiểmtra.

+ Nếu điều chỉnh bổ sung số lượng kiểm tra người nộp thuế thì bổ sung tiếp những người nộp thuế có rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm.

+ Trường hợp qua kiểm tra người nộp thuế, Đội kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức Thanh tra; hoặc có đơn tố cáo; hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế các cấp thì tiến hàng kiểm tra đột xuất mà không phải lập hoặc điều chỉnh kế hoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và hỗ trợ cho các DN VVN nộp thuế:

Luật quản lý thuế hiện nay được xây dựng dựa trên quan điểm sự tuân thủ, tính tự giác của các DNVVN và NNT. Chính vì thế, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp người nộp thuế cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội và DN VVN kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu rõ bản chất,ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế - nộp thuế để trả dịch vụ công cho nhà nước. DN VVN có nghĩa vụ nộp thuế, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện về môi trường, hạ tầng, anninh, ... cũng nhưcác dịch vụ phụ vụ DN làm ăn,phát triển.

Thông qua những dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, người nộp thuế sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế.

Cũng như hiểu đúng, hiểu đủ các quy định của pháp luật thuế đểtừ đó giảm dần các sai phạm không cố ý. Chính sự tự giác chấp hành đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế và tiết kiệm chi phí cho Nhà nước,giảm thiểu tình trạng thất thu thuế.

Bên cạnh đó, để hoàn thiện kiểmtra thuế các DN VVN, công tác tuyền truyền, và hỗ trợ đối tượng nộp thuế cần được tập trung thực hiện với những biện pháp cụ thểcho từng loại hình doanh nghiệp và từng loại sản phẩm dịch vụ mà DN tham gia sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ. Vì tương ứng vớimỗi loại sản phẩm dịch vụ kinh doanh khác nhau các DN cũng có những hoạt động, thông tin đặc thù nên việc tuân thủ luật thuế cũng có khác nhau. Chính điều đó, sẽ làm cho tính tuyên truyền và hỗ trợ DN VVN cũng khác nhau. Làm được như vậy hiệu quả của Luật thuế, cơ quan thuế sẽ rất cao.

3.2.3.Ứng dụng công nghệthông tin phục vụcông tác kiểm tra thuếDN VVN:

- Cần đào tạo, hướng dẫn, trang bị cho cán bộ kiểmtra thuế các điều kiện làm việc tốt nhất về ứng dụng công nghệ thông tin khi tiến hành kiểm tra thuế. Cán bộ kiểmtra cần đượctrang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như máy tính và máy móc đặc thù một số chuyên ngành để khi cần là thẩm định ngay tính chuẩn xác của hệ thống nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, thiết bị,.... khi kiểm tra; cài đặt các phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

mềmkiểmtra chuyên dụng,luôn kếtnối mạng với mạng nội bộ ngành và các mạng liên quan để khai thác dữ liệu tập trung của ngành. Khi cần thiết cán bộkiểmtra có thể truy xuất thông tin, dữ liệu đối chiếu ngay được với NNT. Đồng thời, cán bộ kiểmtra cần được trang bị hoặc có thể trưng dụng các phương tiệncông cộng đi lại chủ động, kịp thời và tránh tình trạng cán bộkiểmtra phảitự thân vận động hoặc đi lại bằng phương tiện của NNT sẽ không khách quan, và tạo dư luận không tốt.

- Để nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế, ngành thuế cần hoàn thiện, phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm quản lý, theo dõi, phát hiện và tạo điều kiện cho cán bộ kiểm tra có thể khai thác thông tin về DN VVN một cách dễ dàng, chính xác và thuận lợi. Các ứng dụng công nghệ hỗ trợ cần xây dựng theo kiến trúc tin học dạng mở; tức hệ thống tin học cung cấp cơ sở dữ liệu tích hợp, các ứng dụng cơ bản làm công cụ tính toán và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng hỗ trợ đều được xây dựng dựa trên yêu cầu nghiệp vụ,kỹ thuậtkiểmtra.

- Cần phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành thuế theo kịp với công nghệ thông tin, đặc biệt các vấn đề như kế toán điện tử, chứng từ điện tử, về trách nhiệm cung cấp dữ liệu điện tử củaDN cho CQT trong việc trao đổithông tin, dữ liệu giữa các cơ quancó thẩm quyền, nhất là các cơ quan quản lý liên quan đến kiểmtra thuế.

- Cần trao cho cán bộkiểm tra thẩm quyền đểcó thểtruy cập, kết xuất, tra cứu thông tin trong hệ thống mạng nội bộ của ngành tài chính và của các cơ quan khác có liên quan nhằm khai khác tốt nhất cho hoạt động kiểm tra thuế. Ngành thuế tổ chức hướng dẫn cán bộ kiểm tra cách sử dụng các phần mềm phân tích thông tin, phân tích rủi ro vềthuế đểcán bộkiểm tra lựa chọn đúng đối tượng, đúng nội dung cần kiểm tra.

- Cần xây dựng hệ thống mạng trao đổi thông tin với bên ngoài: để có kết quả phân tích rủi ro về tình trạng tuân thủ của NNT, CQT phải có đầy đủ thông tin. Ngoài những thông tin do NNT cung cấp, thông tin do bản thân ngành thuế thu thập thì trong quá trình quản lý còn phải truy cập, tham chiếu với các thông tin có liên quan đến DN nộp thuế do các cơ quan, tổ chức chuyên ngành nắm giữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Phối hợp các ban ngành có liên quan trong việc kiểm tra thuế đối với DN VVN:

- Phối hợp giữacácĐộithuếtrong Chi cục thuế Quảng Điền:

+ Bộ phận kiểm tra, theo dõi quản lý nợ và cưỡng chế nợ:

Đội kiểm tra và Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ nhau. Kết quả kiểm tra thuế có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hoặc là kết quả đầu vào của kiểm tra thuế trong trường hợp qua kiểm tra phát hiệu dấu hiệu vi phạm luật pháp nên chuyển sang thanh tra. Thông qua việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cuối cùng của DN VVN tại Biên bản Kết luận kiểm tra thuế, bộ phận kiểm tra thuế cần thông báo cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế về việc thay đổi nghĩa vụ thuế của DN VVN theo kết quả kiểm tra thuế, từ đó giúp bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuếnắm bắt được chính xác, kịp thời tình trạng nợ thuế của NNT, tránh tình trạng bộ phận nợ theo dõi, ra thông báo đôn đốc nợ sai. Ngược lại, từ bộ phận theo dõi nợ, cưỡng chế nợ có thể chuyển ngược sang kiểmtra, các bộ phận cơ quan khác có thẩm quyền theo luật định.

+ Phối hợp giữa ĐộiKiểmtra thuế với bộ phận kê khai, kế toánvà tin học:

Thông tin, số liệu từ các bộ phận khác có liên quan đến hồ sơ DN VVN là rất quan trọng cho Đội kiểm tra thuế. Các thông tin số liệu trên giúp cho Đội kiểm tra thuế nghiên cứu hồ sơ, lập kế hoạch kiểm tra, đưa vào diện nghi ngờ rủi ro, kiểm tra đột xuất, phân tích dữ liệu làm chứng cứ trong suốt quá trình kiểm tra. Số liệu từ bộ phận kê khai, kế toán thuế là dữ liệu quan trọng để phân tích rủi ro về thuế, lập kế hoạch kiểm tra thuế. Trong quá trình kiểm tra thuế, DN VVN có thể phải làm việc với các bộ phận kiểm tra thuế để đối chiếu, xác nhận hồ sơ, tài liệu, các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình nếu có chênh lệch về số liệu kê khai trên hệ thống. Do vậy, bộ phận kiểm tra thuế cần thông báo, phối hợp với các bộ phận này để theo dõi thông tin số liệu kê khai của DN VVN, qua đó giúp cán bộ kiểm tra thuế nắm được tình hình khai, nộp của NNT một cách chính xác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phối hợp giữa các cơ quankiểmtra cùng cấp:

Chi cục thuế cần xây dựng quy chế phối hợp công tác,công nhận kết quả kiểm tra về thuế giữa các cơ quan kiểm tra cùng cấp để tránh chồng chéo, tiết kiệm chi phí và thời giankiểmtra. Chủ động và phối hợp với các cơ quankiểmtra có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung về kiểmtra thuế, tách bạch rõ trách nhiệm của từng cơ quankiểmtra với kết luậnkiểmtra thuế.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành khác:

Cần sớm nghiên cứu phối hợp với các cơ quan ban ngành khác: hải quan, tài nguyên và môi trường, kho bạc nhà nước, quản lý thị trường, tổ chức tín dụng, quản lý đăng ký kinh doanh, công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến DN NVV nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và kịp thời ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

3.2.5.Tăng cường hình thức kiểm tra thuế tại cơ quan thuế và tập trung kiểm tra theo chuyên đề:

- Kiểmtra thuế diễn ra tại cơ sở của DN VVN ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bình thường của DN.Đồng thời, tổ chức kiểmtra thuếtại cơ sở củaDN dễ bỏ soát nội dung và phát sinh tiêu cực. Vì vậy, việc tăng dần tỷ lệ DN VVN được kiểmtra tại trụ sở CQT sẽ là hướng chuyển dịch loại hình kiểm tra khả thi, hiệu quả.

Việc áp dụng hình thức kiểm tra thuế tại trụ sở CQT có nhiều ưu điểm, đảm bảo tính hiệu quả do CQT ít tốn kém nhân lực, chi phí hơn, tập trung nguồn lực sàng lọc thông tin sẵn có trên hệ thống và các nguồn thông tin thứ ba vào phân tích rủi ro, lựa chọn NNT có những rủi ro có khả năng truy thu. Hình thức kiểm tra tại trụ sở CQT sẽ giúp tăng được số lượng các cuộc kiểm tra do CQT giảm được thời gian, chi phí đi lại, di chuyển cho bộ phận kiểm tra, dành nhiều thời gian để tập trung phân tích thông tin và tìm ra các dấu hiệu rủi ro, gian lận. Tại trụ sở CQT, cán bộkiểmtra thuế được hỗ trợ tối đa về máy móc, thiết bị, chủ động truy cập hệ thống dữ liệu sẵn có và các văn bản pháp lý liên quan. Các hồ sơ, tài liệu cụ thể nếu CQT cần cung cấp cụ thể sẽ doDN VVN tự đem lên, giải trình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Loại hình kiểm tra toàn diện trong kiểmtra thuế có các hạn chế là tốn nhiều thời gian, chi phí,nhân lực thực hiện. Thủ tục, quy trình kiểmtra tại cơ sở NNT còn rườm rà, không tập trung vào trọng tâm và trọng điểm các rủi ro cao ẩn chứa gian lận, trốn thuế. Nếu ngành thuế chuyển đổi loại hình kiểmtra thuếsang kiểmtra thuế theo chuyên đề thì các hạn chế này sẽ được khắc phục, Đôfng thời CQT có khả năng thu được số thuế lớn hơn.

Kiểm tra thuếtheo chuyên đề một kế hoạch thống nhất sẽ tạo điều kiện cho CQT nắm bắt được sâu sát từng lĩnh vực được kiểm tra. Lựa chọnkiểm tra thuếtheo chuyên đề cần tập trung vào các ngành, các lĩnh vực có dư địa khai thác nguồn thu cao như:xây dựng,dược phẩm, dịch vụ du lịch, kinh doanh vàng bạc, bất động sản,thương mại,điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, khoáng sản, kinh doanh thiết bị y tế, bệnh viện, trường học,…

3.2.6.Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộlàm công tác kiểm tra thuếcác DN VVN:

- Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuếQuảng Điềnhiện nay còn rất mỏng và bộ máy tổ chức chưa được hoàn thiện, mang tính đối phó. Nhiều trường hợp cán bộ kiểm tra thuế thực hiện mang tính ép buộc và chưa thực tâm tự nguyên theo nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra thuế các DN VVN trong huyện tăng nhanh cả về số lượng, quy mô, nhất thiết phải tăng cường số lượng cán bộ thực hiệnkiểmtra.

- Để đảm bảo chính sách làm việc cho cán bộ nhân viên bộ phận Đội kiểmtra, Chi cục thuế cần có chế độ ưu đãi về tiền lương, phụ cấpvà tiền thưởng thoả đáng.

Thực tế hiện nay, tiền lương của cán bộ thuế nói chung và cán bộkiểmtra thuế nói riêng quá thấp, gây khó khăn cho việc duy trì cuộc sống hàng ngày của cán bộ thuế.

Chế độ phụ cấp cũng chỉ có tiền công tác phí với mức tượng trưng và khó có tác dụng kích thích cán bộ công chức cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, cần có chế độ lương vàthưởng thích đáng, có kế hoạch nâng lương trước hạn cho cán bộ, chế độ phụ cấp thiết thực như: phụ cấp đi lại, phụ cấp điện thoại, phụ cấp tiền ăn trưa,giải quyết chế độ làm thêm giờ... cho cán bộ kiểm tra thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế