• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:

Kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đều có nội dung và tuân theo quy trình kiểm tra đối tượng nộp thuế được quy định trong Luật quản lý thuế.

Để chuẩn hoá hoạt động kiểm tra thuế và hướng dẫn cán bộ thuế tiến hành kiểm tra đảm bảo các nguyên tắc của kiểmtra thuế, Tổng cục thuế đã ban hành Quy trình kiểmtra thuế. Hiện nay, hoạt độngkiểmtra thuế được tổ chức tiến hành theo Quy trình kiểmtra ban hành theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuếvề việcban hành quy trình kiểm tra thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra thuế (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Điền)

Quy trình kiểm tra thuế gồm 3 phần cơ bản: lập kế hoạch kiểm tra năm, tổ chức kiểmtra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sau kiểmtra.

* Lập kế hoạchkiểm tra năm:

Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế:

a. Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch kiểm tra được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

QUY TRÌNH KIỂM TRA

LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA NĂM

Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ

liệu về NNT

Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn

đối tượng lập kế hoạch kiểm tra

Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch kiểm tra

thuế năm.

Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

kiểm tra.

TỔ CHỨC KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Bước 1. Chuẩn bị kiểm tra.

Bước 2. Công bố Quyết định kiểm tra thuế Bước 3. Phân công công việc và lập nhật ký kiểm

tra thuế.

Bước 4. Thực hiện kiểm tra theo các nội dung trong Quyết định kiểm

tra.

Bước 5. Thay đổi, bổ sung nội dung kiểm tra hoặc gia

hạn thời gian kiểm tra

Bước 6. Lập Biên bản kiểm tra thuế.

Bước 7. Công bố công khai Biên bản kiểm tra.

XỬ LÝ KẾT QUẢ SAU KIỂM TRA

Bước 1. Báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra

kết quả kiểm tra

Bước 2. Thủ trưởng CQT ký kết luận kiểm tra; QĐ xử lý truy thu thuế; QĐ xử phạt vi

phạm HC Bước 3. Ban hành Kết luận kiểm tra; QĐ xử lý

truy thu thuế; QĐ xử phạt vi phạm HC

Bước 5. Nhập kết quả vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm tra thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của NNT gồm:

+ Lịch sử tuân thủ khai thuế, tính thuế.

+ Lịch sử tuân thủ nộp thuế.

+ Mức độ tuân thủ qua kết quả kiểmtra.

- Đánh giá sự biến động về kê khai thuế của NNT qua các năm.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

b. Nguồn dữ liệu phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu ngành Thuế hiện có. Cụ thể bao gồm các nguồn dữ liệu sau đây:

- Thông tin đăng ký thuế.

- Thông tin từ các tờ khai thuế (GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB).

- Thông tin về tình hình thực hiện tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT.

- Thông tin từ Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Thông tin về kết quả kiểmtra.

Bộ phận kiểmtra thuế và cán bộkiểm tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu của ngành thuế, của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Phòng tài chính, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng... và của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra tỉnh, huyện;

Bảo hiểm xã hội; thông tin từ các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí...

Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạchkiểmtra:

Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch kiểmtra thuế, bộ phận kiểm tra thuế phải dựa vào các căn cứ: Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí; Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm của Cơ quan Thuế.

Bước 3. Trình, duyệt kế hoạchkiểmtra thuế năm:

1. Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 năm trước, Lãnh đạo bộ phận kiểm tra phải trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạchkiểm tra năm sau.

2. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt xong kế hoạchkiểm tra năm sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểmtra:

Từ ngày 15/09 đếnngày 20/09 của năm thực hiện kế hoạchkiểmtra, Lãnhđạo bộ phận kiểmtra tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạchkiểmtra.

Các trường hợp kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch:

- Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức kiểmtra.

- Kiểm tra người nộp thuế theo đơn tố cáo.

- Kiểm tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên.

* Tổ chứckiểmtra tại trụ sở người nộp thuế:

Bước 1. Chuẩn bị kiểmtra:

-Căn cứ vào kế hoạchkiểm tra đãđược duyệt, Lãnhđạo bộ phậnkiểmtra dự kiến thành lập đoàn kiểm tra và giao số lượng đơn vị cần kiểm tra cho từng đoàn kiểmtra theo kế hoạchkiểm tra đãđược duyệt.

- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết địnhkiểm tra, Trưởng đoàn kiểmtra có trách nhiệm giao trực tiếp Quyết định kiểm tra cho người nộp thuế hoặc gửi bằng thư bảo đảm có hồi báo cho Cơ quan Thuế biết người nhận Quyết địnhkiểmtra.

Trường hợp khi nhận được Quyết địnhkiểm tra, người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểmtra thì Trưởng đoàn kiểmtra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời giankiểmtra.

Bước 2. Công bố Quyết địnhkiểmtra thuế:

Thời hạn công bố Quyết định kiểm tra chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định kiểmtra thuế.

Bước 3. Phân công công việc và lập nhật ký kiểmtra thuế:

- Sau ngày công bố Quyết địnhkiểm tra, Trưởng đoàn kiểmtra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoànkiểmtra theo nội dung Quyết địnhkiểmtra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Trưởng đoàn kiểm tra và mỗi thành viên trong đoàn kiểmtra có trách nhiệm lập nhật kýkiểm tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộckiểmtra từ khi công bố Quyết định kiểm tra đến khi có kết luậnkiểmtra.

Bước4. Thực hiệnkiểmtra các nội dung trong Quyết định kiểmtra:

1. Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp và tiếp nhận các tài liệu, chứng từ kế toán; sổ sách kế toán;

các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; báo cáo giải trình... liên quan đến nội dung kiểmtra.

2. Phương pháp áp dụng trong kiểm tra là so sánh, đối chiếu giữa tài liệu do người nộp thuế cung cấp với hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế gửi Cơ quan Thuế để:

- Xem xét tính hợp pháp của cáctài liệu người nộp thuế đã cung cấp.

-Đối chiếu số liệu ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáokế toán, báo cáo tài chính, báo cáo giải trìnhđể phát hiện tăng, giảm so với Hồ sơ khai thuế.

3. Kết thúc từng nội dung kiểm tra, từng thành viên đoàn kiểm tra phải lập Biên bản xác nhận số liệu kiểm tra với người được người nộp thuế uỷ quyền làm việc với đoànkiểmtra.

4. Trưởng đoàn kiểm tra có quyền thực hiện một số biện pháp trong quá trình thực hiệnkiểmtra: Quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra để đảm bảo nguyên trạng tài liệu; kiểm kê tài sản khi phát hiện giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý; Khi xét thấy cần có sự đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận kết quả kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơquan Thuế quyết định trưng cầu giám định.

Bước 5. Thay đổinội dungkiểmtra hoặc gia hạn thời giankiểmtra:

Trong quá trình kiểm tra, cần thiết phải thay đổi, bổ sung nội dung đã ghi trong Quyết định kiểm tra, thì Trưởng đoàn phải báo cáo rõ lý do thay đổi, bổ sung nội dungkiểmtra kèm theo dự thảo Quyết định thay đổi, bổ sung nội dungkiểmtra để Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký Quyết định thay đổi, bổ sung nội dungkiểmtra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 6. Lập Biên bảnkiểmtra thuế:

- Sau thời hạn kết thúc kiểm tra và trước thời hạn công bố công khai Biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểmtra phải lập Biên bảnkiểmtra thuế.

- Trong quá trình dự thảo Biên bản kiểm tra, nếu có vướng mắc về việc áp dụng chính sách chế độ thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểmtra bằng văn bản để xin ý kiến xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Lãnh đạo bộ phậnkiểmtra báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế để xử lý.

Bước 7. Công bố công khai Biên bảnkiểmtra:

- Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểmtra công bố công khai trước thành viên đoàn kiểm tra và người nộp thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểmtra.

- Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra thì chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai Biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo Lãnhđạo bộ phậnkiểmtra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế ký Biên bản kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký Biên bản kiểmtra thì Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểmtra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận kiểm tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo đúng thời hạn quy định.

* Xử lý kết quả saukiểmtra:

- Chậm nhất5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúckiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểmtra; dự thảo kết luận kiểm tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnhđạo bộ phậnkiểmtra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.

- Chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ phận kiểmtra, Thủ trưởng Cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Quy trình kiểm tra thuế được áp dụng cho bộ phận kiểm tra, cán bộ kiểm tra thuế thuộc cơ quanCục thuếvà Chi cục thuếkiểmtra thuế đối với người nộp thuế. Mọi hoạt độngkiểmtra thuế của cơ quan thuế đều phải tuân theo quy trình này.

Trường Đại học Kinh tế Huế