• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với DN vừa và nhỏ:

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với DN vừa và nhỏ:

thất thu ngân sách nhà nước. Mang tính áp đặt,không phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế dẫn đến công tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thu thuế thấp.

+ Cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế:

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của người nộp thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế,Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; xử lý tờ khai và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra thuế.

Trong đó chức năngkiểmtra thuế là chức năng trọng tâmnhất.

Chỉ khi người nộp thuế nhận thức rằng cơ quan thuế đang thực hiện các chương trình kiểm tra thuế và nếu có gian lận về thuế, họ sẽ bị cơ quan thuế phát hiện và xử lý, người nộp thuế mới có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Trong cơ chế tự khai tự nộp, công táckiểmtra không phải để tăng số thu thuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm. Trên thực tế các doanh nghiệp phần lớn đều biết và tuân thủLuật thuế. Vì vậy, khi cơ chế và chính sách pháp luật không minh bạch, chính xác thì hoạt động kiểm tra thuế sẽ không nhận được sự hợp tác từ các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện tổ chứckiểmtra thuếtại trụ sở NNT.

1.4.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:

Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất phong phú, phức tạp, nhiều loại hình của người nộp thuế cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công táckiểmtra. Cán bộkiểmtra thuếphải được đào

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụkiểmtra các sắc thuế. Bên cạnh đó, thái độ và phong cáchứng xử của cán bộcông chứcthuế thật tận tụy, khách quan, công tâm giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các Luật thuế. Số lượng cán bộ kiểm tra thuế cũng ảnh hưởng lớn đến kết quảkiểmtra thuế. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, các thủ đoạn luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc kiểm tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định. Nếu nguồn lựckiểmtra thiếu thì không thể đạt hiệu quảkiểmtracao. Nhưng nếu bộ máy kiểmtra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như ngân sách nhà nước.

1.4.3. Cơ sởvật chất, kỹthuật phục vụcông tác kiểm tra:

Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn,ngắn hạn để nâng cao năng lực cán bộkiểm tra. Đặc biệt, chú trọng đào tạo kỹ năng kiểmtra chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thứcvềkế toán doanh nghiệp, kỹ năng tin học. Tạo điều kiện để cán bộkiểmtra thuếtham gia các lớp ngoại ngữ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, quyhoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng, nhằm nâng cao năng lực điều hành của cơ quan thuế.

Công cụ hỗ trợ cuối cùng nhưng rất quan trọng là công nghệ thông tin. Theo đó, máy tính xách tay rất tiện lợi và phù hợp với hoạt động kiểm tra. Máy tính sẽ hỗ trợ thiết thực, từ việc lập kế hoạchkiểmtra và quá trình kiểmtra, bao gồm cả việc truy cập trực tuyến vào các hướng dẫn trên mạng. Truy cập dữ liệu kiểm tra các hồ sơ và tờ khai trong quá trình kiểmtra. Ngoài ra, còn có một công cụ tham chiếu di động được cài đặt vào máy tính xách tay để cán bộkiểmtra có thể truy cập các thông tin về nghiệp vụ, chính sách, quy trình khi không làm việc tại trụ sở cơ quan thuế.

1.4.4. Phối kết hợp với các cơ quan ban ngành:

- Phối hợp giữa các bộ phận trong Cơ quan thuế: tăng cường sự phối hợp với các bộ phận trong CQT để hỗ trợkiểmtrathuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Bộ phận kiểm tra thuế và bộ phận kê khai và kế toán thuế: trong quá trình kiểmtrathuế, NNT có thể phải làm việc với các bộ phậnkiểmtra thuế để đối chiếu, xác nhận hồ sơ, tài liệu, các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình nếu có chênh lệch về số liệu kê khai trên hệ thống. Do vậy, bộ phận kiểmtra thuế cần thông báo, phối hợp với các bộ phận này để theo dõi số liệu kê khai của NNT. Qua đó, giúp cán bộ kiểm tra thuế nắm được tình hình khai, nộp của NNT một cách chính xác. Số liệu từ bộ phận kê khai và kế toán thuế là dữ liệu quan trọng để phân tích rủi ro về thuế, lập kế hoạch kiểmtrathuế.

+ Bộ phận chức năng theo dõi thu nợ và cưỡng chế nợ:

Thông qua việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cuối cùng của NNT tại Biên bản Kết luận kiểm trathuế, bộ phận kiểm trathuế cần thông báo cho bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế về việc thay đổi nghĩa vụ thuế của NNT theo kết quả kiểm tra thuế. Từ đó, giúp bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ nắm bắt được chính xác, kịp thời tình trạng nợ thuế của NNT, tránh tình trạng bộ phận nợ theo dõi, ra thông báo đôn đốc nợ sai.

- Phối hợp giữa các cơ quankiểmtra cùng cấp:

Cần xây dựng quy chế phối hợp công tác và công nhận kết quả kiểm tra về thuế giữa các cơ quan kiểmtra cùng cấp để tránh chồng chéo, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Ngành thuế phải chủ động, phối hợp với các cơ quan kiểm tra, có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung vềkiểmtra thuế, tách bạch rõ trách nhiệm của từng cơ quankiểmtra với kết luậnkiểmtra thuế.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành khác:

Cần phối hợp đồng bộ của cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành khác tại địa phương trong việckiểmtra NNT. Ngành thuế cần sớm nghiên cứu phối hợp với các cơ quan ban ngành khác: hải quan, tài nguyên và môi trường, quản lý thị trường, tổ chức tín dụng, quản lý đăng ký kinh doanh, công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tincủaNNT nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường sự hợptác quốc tế trong lĩnh vực thuế:

Tăng cường hợp tác quốc tế giữa cơ quan thuế ở Việt Nam và các cơ quan hữu quan phía nước ngoài sẽ giải quyết triệt để vấn đề chống trốn thuế thông qua chuyển giá. Ngoài ra, sự hợp tác này còn giải quyết bài toán thu nhập từ 2 nơi trở lên trong công tác quản lý thuế các DN vừa và nhỏ có liên quan nước ngoài. Mặt khác, hợp tác quốc tế cũng đem lại sự trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan thuế về công tác kiểm tra thuế. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác kiểmtra thuế đối với cácDN vừa và nhỏ.

1.4.5. Ý thức của các doanh nghiệp:

Khi trình độ dân trí càng cao, thì sự hiểu biết về pháp luật thuế càng nhiều thì khả năng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn.Vì vậy, công tác kiểmtra thuế càng phải sát sao, kịp thời hơn để nhanh chóng phát hiện các gian lận, nâng cao hiệu quả kiểmtra thuế và quản lý thuế.

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đang phát triển, vì vậy, trình độ của các ông chủ trong các doanh nghiệp đều rất cao. Điều này dẫn đến các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế của các doanh nghiệp cũng tinh vi, phức tạp hơn nhiều khiến cho công tác kiểmtra thuế trở nên khó khăn hơn.

Môi trường kinh tế xã hội bao gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng ngày càng gia tăng vềsố lượng, mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân, trang thiết bị hiện đại, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tương thích với quốc tế, xu hướng hội nhập…. Tất cả những vấn đề trên của môi trường kinh tế- xã hội đều tác động tới hiệu quả công tác kiểmtra thuế.

Cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, sự gia tăng về số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng sẽ dẫn theo sự đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước đa dạng…kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn tránh, gian lận thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sáchNhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.4.6. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT:

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của CQT sẽ giúp đối tượng nộp thuế cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội kịp thời nắm bắt các qui định về thuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuếnghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Đồng thời, thông qua những thông tin, dịch vụ hỗ trợ do CQT cung cấp, đối tượng nộp thuế sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế cũng như hiểu đúng các quy định của pháp luật thuế, từ đó giảm dần các sai phạm khôngcố ý.

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT kết hợp với hoạt động kiểm tra thuế giúp NNT phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế hành vi vi phạm hành chính về thuế và đặc biệt là hành vi trốn thuế.