• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN

2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

2.3.2. Môi trường vi mô

dược rất được chú trọng. Từ năm 2002, các công ty dược phẩm đa quốc gia đã có xu hướng triển khai hoạt động R&Dở nước ngoài nhiều hơn, đặt biệt các nước trong khu vực Châu Á và các nước đang phát triển trở thành điểm đến của hoạt động R&D ở nước ngoài của các công ty này do chi phí nhân công rẻ. Trung Quốc vàẤnĐộlà hai nước thu hút hoạt động R&D nhiều nhất hiện nay, kế đến là Singapore. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển với chi phí nhân công rẻ nhưng đầu tư nước ngoài trong hoạt động R&D tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của ngành.Nguyên nhân là do quy định về đầu tư và sản xuất của chính phủ đối với ngành dược phẩm vẫn tồn tại một số rào cản đối với các nhà đầu tư như: các doanh nghiệp dược 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép thành lập, trừ khi đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc liên doanh với một doanh nghiệp dược nội địa; hạn chế việc các công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm hoạt động một cách toàn diện; một số quy định vềthửnghiệm lâm sàng trước khi đăng ký thuốc mới, giấy chứng nhận dược phẩm cùng với việc kiểmđịnh vắc xin và sinh phẩm y tếnhập khẩu vào Việt Nam, bảo hộquyền sởhữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế.

2.3.1.5.Môi trường tựnhiên

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, thời tiết phức tạp, đặc biệt là miềntrung mưa nắng thất thường và luôn xảy ra tình trạng bão lũ nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với công ty là doanh nghiệp sản xuất các loại dược phẩm nên điều đó rất quan trọng bởi các sản phẩm phải được sản xuất trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm nhiệt độ thích hợp và kho hàng phải được bảo quản tránhẩm mốc hư hỏng.

Với điều kiện khí hậu đó cộng với điều kiện mức sống của người dân còn thấp nên thường phát sinh ra nhiều căn bệnh do tự nhiên gây ra như nhiễm trùng, sổ mũi, cảm cúm, sốt rét,…Làm tăng nhu cầu sửdụng các loại dược phẩm.

2.3.2.Môi trường vi mô

Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng trong nước và một ít khách hàng là người nước ngoài bao gồm nhiều chủthể đối tượng khác nhau. Có thểliệt kê một số đối tượng khách hàng như sau:

- Người tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm của công ty. Tuy nhiên sức ảnh hưởng là không lớn do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính mạng và sức khỏe người sửdụng nên nhu cầu vềthuốc là không thể trì hoãnđược và không có sựmặc cảvềgiá khi khách hàng sửdụng sản phẩm dược.

- Các nhà bán lẻlà các nhà thuốc khắp các tỉnh thành trong cả nước.

- Các nhà bán buôn là các công ty doanh nghiệp chuyên kinh doanh dược phẩm trong cả nước.

- Bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm khám chữa bệnh, trạm xá, cơ sở y tế địa phương thuộc Nhà nước quản lý và các bệnh viện phòng khám tư nhân. Đây là nhóm khách hàng có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt đông tiêu thụsản phẩm của công ty.

-Các đối tác nước ngoàiở các nước mà công ty tiến hành xuất khẩu.

2.3.2.2. Nhà cungứng

Nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty, vì chất lượng, số lượng, giá cả và sự ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty. Trong những năm gần đây thị trường NPL có nhiều biến động gâyảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nguyên phụ liệu thảo dược: Theo VINANET, hơn 60% NPL Đông dược của Việt Nam nhập từ Trung Quốc, vì vậy tình hình thảo dược tại Trung Quốcảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất Đông dược. Giá một số NPL thảo dược từ Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt là cây hồi đểbào chếShikimic acid. Khan hiếm nguyên liệu thô, giao thông gián đoạn do bão tuyết vào tháng 11 và 12 đã đẩy giá NPL thảo dược từTrung Quốc tăng cao.

- Nguyên phụ liệu Tây dược: Kháng sinh, giảm đau và vitamin là những mặt hàng NPL được nhập khẩu nhiều nhất. Nhìn chung, giá các NPL tăng qua các năm.

Nguyên nhân một phần là do dầu đang chịu sức ép tăng giá cộng với tình hình bão tuyết tháng 11 và 12 làm trì trệ khả năng vận chuyển tại Trung Quốc, khan hiếm nguyên liệu thô cũng khiến giá NPL tăng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.2.3.Đối thủcạnh tranh

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng vài trăm công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm, thêm vào đó là sự xâm nhập của các công ty nước ngoài tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt và không kém phần hấp dẫn. Cụthể:

- Cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược phẩm nước ngoài: Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK, Servier, Pfizer, Novatis Group… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trịcũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổthông. Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện và ủy quyền cho các công ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phối nước ngoài đểphân phối tới các nhà thuốc bán lẻ. Các tập đoàn dược nước ngoài gia tăng thịphần tại Việt Nam nhờ vào những lợi thếvềtài chính và sản phẩm.

+ Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y -dược, các cuộc hội thảo khoa học.

+ Các sản phẩm nước ngoài hầu hết có giá trị cao và đa dạng vềchủng loại, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị; trong khi thuốc nội chủ yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thông thường (generic).

- Các đối thủ cạnh tranh trong nước: CTCP Dược TW Mediplantex Hà Nội, CTCP Traphaco - Hà Nội, CTCP Dược Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định (Bidiphar) -Bình Định, CTCP dược phẩm Nam Hà (Naphaco) - Nam Định, CTCP Pymepharco -Phú Yên, CTCP Công nghệ Sinh học - Dược phẩm ICA TP.HCM, CTCP SPM -TP.HCM, CTCP Hoá - Dược phẩm Mekophar - TP.HCM, CTCP dược phẩm OPC TP.HCM, CTCP Dược Hậu Giang - Cần Thơ, CTCP dược phẩm Imexpharm - Đồng Tháp, CTCP XNK Y Tế Domesco - Đồng Tháp, CTCP Cần Giờ (Cagipharm) - Cần Giờ, CTCP dược phẩm Viễn Đông TP.HCM, CTCP dược phẩm Cửu Long (Pharimexco) - Vĩnh Long.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho những năm tới, một số doanh nghiệp dược đã triển khai các dựán lớn. Theo đó, các doanh nghiệp kể trên sẽ có khả năng tăng trưởng khảquan trong thời gian tới. Điều này sẽtạo áp lực rất lớn đến công ty làm thế nào đểcông ty không bịlép vếso với các công ty đó trên thị trường.

2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của CTCP Dược Medipharco giai đoạn