• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình tiêu thụ các nhóm sản phẩm sản xuất

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN

2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của CTCP Dược Medipharco giai đoạn

2.4.1. Tình hình biến động doanh thu

2.4.1.3. Tình hình tiêu thụ các nhóm sản phẩm sản xuất

Qua bảng sốliệu 2.6, ta thấy doanh thu hàng sản xuất tăng lên qua từng năm, đây là điều đáng mừng và giúp cho công ty có thểtiếp tục hoạt động và phát triển. Cụthể, năm 2016 doanh thu tăng 9,88% và năm 2017 doanh thu tiếp tục tăng 37,42%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7 Doanh thu tiêu thụ các nhóm sản phẩm sản xuất giai đoạn 2015-2016 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu

2015 2016 2016/2015

GT % GT % +/- %

Tổng DT HSX 148.339 100 163.002 100 14.663 109,88

I. Nhóm thuốc KMN 26.291 17,72 24.057 14,76 (2.234) 91,5

Thuốc Kem–Mỡ 25.738 97,9 23.331 96,98 (2.407) 90,64

Chuyên khoa Mắt–Mũi 505 1,92 691 2,87 186 136,83

Thuốc dùng ngoài 48 0,18 35 0,15 (13) 72,92

II. Nhóm thuốc Cefalosporin 68.399 46,11 80.541 49,41 12.142 117,75

Thuốc viên 66.993 97,94 78.726 97,75 11.733 117,51

Thuốc bột 1.406 2,06 1.815 2,25 409 129,09

III. Nhóm thuốc VCB không

Betalactam 39.790 26,82 35.824 21,98 (3.966) 90,03

1. SXNQ Tenamyd 30.304 76,16 24.394 68,09 (5.910) 80,5

Thuốc viên (SXNQ) 29.974 98,91 23.993 98,36 (5.981) 80,05

Thuốc Cốm–Bột (SXNQ) 330 1,09 401 1,64 71 121,52

2. Medipharco 9.486 23,84 11.430 31,91 1.944 120,49

Thuốc viên 7.262 76,55 8.912 77,98 1.650 122,72

Thuốc Cốm–Bột 812 8,56 1.259 11,01 447 155,05

Thuốc dạng gel 1.412 14,89 1.259 11,01 (153) 89,16

IV. TPCN 13.859 9,34 22.580 13,85 8721 162,93

(Nguồn: Báo cáo SXKD CTCP Dược Medipharco) Góp phần vào tốc độ tăng trưởng của doanh thu sản xuất nhiều nhất là nhóm thuốc Cefalosporin. Nhóm thuốc này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hàng sản xuất. Năm 2015 tỷ trọng của nhóm thuốc này là 46,11%, năm 2016 là 49,41%. Vì đây là nhóm thuốc kháng sinh do vậy nhu cầu của thị trường là rất lớn, mặt khác nhóm thuốc kháng sinh này được sản xuất nhượng quyền từ Tenamyd

Trường Đại học Kinh tế Huế

Canada có chất lượng rất tốt được nhiều khách hàng tin dùng và có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn có thếmạnh vềnhóm thuốc kháng sinh trên thị trường khám chữa bệnh. Nhóm thuốc này có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Năm 2015 doanh thu của nhóm thuốc Cefalosporin là 68.399 triệu đồng, sang năm 2016 doanh thu của nhóm thuốc này đã là 80.541 triệu đồng, tăng 12.142 triệu đồng tương ứng tăng 17,75%. Mức tăng trưởng chủ yếu là do tăng từ thuốc viên. Năm 2015 doanh thu từ thuốc viên là 66.993 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,94% doanh thu nhóm thuốc Cefalosporin. Năm 2016 doanh thu thuốc viên là 78.726 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,75% và so với năm 2015 tăng 11.733triệuđồng tương ứng tăng 17,51%. Còn thuốc bột tuy chỉ góp phần nhỏ vào doanh thu nhưng cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của nhóm thuốc Cefalosporin, cụthể năm 2015doanh thu từ thuốc bột là 1.406 triệu đồng đến năm 2016 doanh thu đạt 1.815 triệu đồng, tức tăng lên 409 triệu đồng tương ứng tăng 29,09%. Với tỷ trọng chiếm đa số trong doanh thu hàng sản xuất cùng với tình hình doanh thu ngày càng tăng của nhóm thuốc này, chứng tỏ đây là nhóm sản phẩm thế mạnh của công ty. Vì vậy, công ty cần phải tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụcho nhóm sản phẩm này.

Chiếm tỷ trọng cũng không nhỏ trong doanh thu hàng sản xuất là nhóm thuốc Viên - Cốm - Bột không Betalactam. Năm 2015 doanh thu của nhóm thuốc này là 39.790 triệuđồng chiếm tỷtrọng 26,82%. Năm 2016 doanh thu đạt 35.824 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,98% và so với năm 2015 doanh thu giảm 3.966 triệu đồng, tương ứng giảm 9,97%. Đây là nhóm thuốc có một số loại thuốc được sản xuất nhượng quyền bởi Tenamyd Canada và một số loại thuốc thì được sản xuất bởi công nghệcủa Medipharco vì vậy công ty đã phân làm 2 nhóm nhỏ là nhóm sản xuất nhượng quyền Tenamyd và nhóm sản phẩm Medipharco để tiện theo dõi và đánh giá kết quả. Qua bảng số liệu 2.7, ta có thể thấy trong tổng doanh thu nhóm thuốc Viên - Cốm - Bột không Betalactam thì doanh thu nhóm sản xuất nhượng quyền Tenamyd chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Cụ thể, năm 2015 tỷ trọng của nhóm thuốc này là 76,16% và năm 2016 là 68,09%, trong đó tỷ trọng thuốc viên và thuốc cốm bột có sự chênh lệch rất lớn. Tuy nhiên, doanh thu của nhóm thuốc sản xuất nhượng quyền Tenamyd lại có xu hướng giảm. Năm 2016 doanh thu của nhóm thuốc này giảm 5.910 triệu đồng tương

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng giảm 19,5%. Mặt khác, nhóm sản phẩm Medipharco lại có xu hướng tăng lên, năm 2016 doanh thu tăng lên 1.944 triệu đồng tương ứng tăng 20,49% so với năm 2015 với doanh thu thuốc viên chiếm đa số. Đây là nhóm thuốc tiềm năng vì vậy công ty cần có những chiến lược và chính sách phát triển để nhóm thuốc này tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Nhóm thuốc Kem - Mỡ- Nước mặc dù chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng doanh thu hàng sản xuất. Năm 2015 tỷ trọng của nhóm thuốc này là 17,72% và năm 2016 là 14,76%. Năm 2016 doanh thu nhóm thuốc này đạt 24.057 triệu đồng giảm 2.234 triệu đồng so với năm 2015,tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,5%. Tuy nhiên,đây là nhóm thuốc giúp công ty được đánh giá là công ty hàng đầu tại Việt Nam có nhóm sản phẩm Kem-Mỡ - Gel đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt cung cấp cho ngành Da liễu Bỏng -Mắt trên toàn quốc chiếm tỷtrọng chủyếu trong kinh ngạch xuất khẩu của đơn vị.

Nhóm thực phẩm chức năng chiếm tỷtrọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu hàng sản xuất. Năm 2015 doanh thu của nhóm này là 13.859 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,34%, sang năm 2016 doanh thu của nhóm đạt 22.580 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13.85% và so với năm 2015 doanh thu của nhóm này tăng 8.721triệuđồng tương ứng giảm 62,93%. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có thể thấy rằng hiện nay đời sống người dân ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng ngày càng nhiều cộng với tình hình tăng trưởng của nhóm thực phẩm chức năng là rất khảquan nên đòi hỏi công ty cũng cần chú ý vàđầu tư cho nhóm sản phẩm này nhằm nâng cao doanh thu.

Riêng năm 2017, là năm đầu tiên công ty chuyển đổi cơ cấu sản xuất và triển khai phương án kinh doanh mới nên cơ cấu các nhóm sản phẩm cũngcó sự thay đổi, chưa ổn định, còn nhiều bất cập. Dođó, công ty không có sốliệu cụthểvềdoanh thu từng nhóm sản phẩm như các năm trước. Vì vậy, tác giả không thể thống kê và nhận xét về tình hình doanh thu cũng như tốc độ tăng trưởng của từng nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, theo Báo cáo SXKD của Công ty năm 2017, tổng doanh số bán ra đối với Nhóm thuốc Cefalosporin là 90.435 triệu đồng, Nhóm thuốc Viên –Cốm–Bột không Betalactam là 40.866 triệu đồng và Nhóm thuốc Kem–Mỡ-Nước là 37.177 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế