• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hìnhngành dược trên thếgii hin nay [6]

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil với tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này từ 11% - 14%/năm đã tạo ra sựphân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển trong đó Trung Quốc vàẤn Độtrởthành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phẩm lớn nhất thếgiới.

Giai đoạn 2004 – 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng bình quân 5,8%/năm từmức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức 717 tỷ USD năm 2013.

Giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng của các thuốc kê toa có bản quyền phát minh (patent drug) đạt khoảng 5,5%/năm, tăng trưởng của các thuốc generic (thuốc mô phỏng theo thuốc phát minh khi hết hạn bảo hộ độc quyền) đạt khoảng 7,1%/năm. Theo ước tính của

Trường Đại học Kinh tế Huế

EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018. Trong đó Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụthuốc lớn nhất trên thế giới, khoảng 800 USD/người/năm. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có xu hướng chậm lại, bình quân 1% -4%/năm.

1.2.2. Tình hình ngành dược Vit Nam hin nay

Dược phẩm là ngành có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội hiện nay. Không giống như những ngành kinh doanh thông thường khác, dược phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng chính là tài sản quý giá nhất của con người. Và để có được cái nhìn đúng, đồng thời tìm ra nhữnghướng đi thích hợp thì trước hết chúng ta cần phải biết rõ về thực trạng phát triển, khả năng cạnh tranh của ngành dược Việt Nam so với dược phẩm ngoại nhập. Từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sựphát triển mạnh mẽ hơn nữa của dược phẩm Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện Việt Nam đang đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụthuốc hàng năm. Thị trường dược phẩm Việt Nam hiện có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 17%/năm, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.

Theo số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2017 khoảng 4,7 tỷ USD (tương đương trên 105.500 tỷ đồng). Hãng này dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên 7,7 tỷ USD (trên 184.500 tỷ) vào năm 2021 và đạt 16,1 tỷ USD (trên 289.000 tỷ đồng) tới năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.

Trong khi đó, Báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) dẫn số liệu của Business Monitor International - BMI, cho biết thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan với doanh thu thị trường trong nước năm qua ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước và dự đoán tiếp tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm tới.

Với dân sốlên tới hàng triệu dân thì việc phát triển ngành dược phẩm là được coi như là một điều tất yếu và rất đáng được quan tâm ở Việt Nam. Theo thống kê mới

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất của Cục quản lí dược Việt Nam, lượng tiêu dùng thuốc hàng năm của người dân ngày càng tăng nhanh. Dự kiến con sốnày sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những năm tới đây khi mà đời sống nhân dânngày càng được cải thiện.

Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cho rằng quy mô thị trường dược phẩm năm 2017 đạt 79.070 tỷ đồng, với mức tăng trưởng 6% so với năm 2016. IMS Health dự báo chi tiêu cho dược phẩm bình quânđầu người tại Việt Nam sẽnâng lên mức 50 USD/người/năm vào năm 2020, cao hơn mức 33USD/người/năm năm 2015.

Với mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm hơn 14% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi, lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.[6]

Tuy nhiên, trên thực tếthì ngành dược phẩm Việt Nam vẫn còn đang phải đứng trước nhiều thửthách gay gắt.

Thị trường dược phẩm trong nước đã bị thuốc ngoại chiếm giữ đến khoảng 60%

thị phần. Đasốcác doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có khả năng sản xuất ra những loại thuốc đặc trị, mà chủ yếu vẫn là thuốc thông thường nhưng chủng loại thì chưa phong phú. Theo VINANET, hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ. Ngoài ra nhiều loại thuốc trong nước mặc dù có chất lượng tương đương với thuốc ngoại nhập nhưng do vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho chính mình nên khả năng cạnh tranh còn thấp.

Có thể nói rằng, ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn nhưng cũng gặp không ít những thách thức. Vì vậy, đểcó thểphát triển, và chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì việc các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu chính là một điều tất yếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN