• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động marketing trong doanh nghiệp

1.3.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là tổng thể các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing bao gồm: khách hàng, nhà cungứng, đối thủcạnh tranh, khách hàng.

Mục tiêu của mọi doanh nghiệplà đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu, cung cấp thứkhách hàng cần. Và để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp, trung gian marketing tạo nên hệ thống marketing hiệu quả. Đồng thời bên cạnh đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹcác đối thủcạnh tranh của mình bởi đối thủcạnh tranh có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.1. Doanh nghip

Doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị marketing. Bởi các cấp quản lí, các CEO là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing, hầu hết các kếhoạch, chiến lược đều phải thông qua họmới có thểquyết định có thểthực hiện nó hay không, theo sau là các cấp quản lí trung gian, cơ sở, các phòng ban, nhân viên. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, văn hóa công ty cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảhoạt động marketing.

1.3.2.2. Nhà cungng

Nhà cung ứng là một cá thể hay tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những biến động trong quá trình cung ứng đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ví dụ như thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào hay giá nguyên liệu tăng..vv. Các nhà quản trị phải tìm cách bảo đảm có được các nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn và với giá cả ổn định. Bởi các nhập lượng này tượng trưng cho các bất trắc–tức là sựkhông có sẵn hoặc sự đình hoãn của chúng có thểlàm giảm hiệu quảcủa tổchức–quản trị bịbuộc phải cốgắng hết sức để có được nguồn cungứngổn định.

1.3.2.3. Khách hàng

Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Không có khách hàng doanh nghiệp sẽkhông thểtiêu thụcác sản phẩm và dịch vụcủa mình.

Có thểnói rằng, khách hàng và nhu cầu của họ có tác động rất lớn đến các hoạt động hoạch định chiến lược, mục tiêu của công ty. Các nhà quản trị cần nghiên cứu kĩ lưỡng những nhu cầu và hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu, đểtừ đó đưa sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng, đảm bảo đầu ra của sản phẩm.

Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp.

Nó cho biết sự thỏa mãn về các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần phân loại khách hàng, đây là cơ sở để định hướng hoạt động chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan đến marketing.

1.3.2.4. Đối thcnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những tổchức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầu các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm có khả năng thay thếnhững sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong tình hình hiện nay, chỉ hiểu khách hàng thôi chưa đủ, các doanh nghiệp cần phải hiểu được sự phát triển của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào việc tìm kiếm, tranh giành thị trường với các đối thủcạnh tranh.

Hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình là một trong những yếu tố xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có 3 nhóm đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềmẩn, sản phẩm thay thế.

Đối thủcạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng mức giá và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc.

Hiện nay, cho dù kinh doanh ở mặt hàng gì, doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua các đối thủcạnh tranh của mình, nếu bỏqua, họphải trảmột cái giá rất đắt.

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Sựtồn tại của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sựcạnh tranh thêm gay gắt.

Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ đểnắm và hiểu được các biện pháp phảnứng và hành động mà họcó thểcó.

Đối thủcạnh tranh tiềmẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụthểsong hiện tại chưa gia nhập, đây cũng là những đối thủgây ra nguy cơ đối với doanh nghiệp.

Đểcó thể đối phó được với những đối thủnày, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồng thời sửdụng những hàng rào ngăn cản sự xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bằng cách: đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất trên quy mô lớn, hay là có thểtạo ra ưu thếvềgiá thành.

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm cung cấp lợi ích tương tự như sản phẩm của công ty nhưng theo một cách thức đặc biệt khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những đối thủnày là những đối thủgián tiếp thường hoạt động trong ngành khác.

Và cũng chính từ sựkhác biệt này, tạo nên sự khác biệt của họ, họ không hành động như các đối thủ truyền thống hay những đối thủ trực tiếp trên thị trường mà họ bước vào không dự đoán được. Những đối thủ này thường khó để nhận ra, đem lại mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp.

Sức ép từsản phẩm thay thếlàm hạn chếtiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất của ngành bị khống chế. Muốn có được thành công đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.2.5. Công chúng

Công chúng trực tiếp là bất kỳmột nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm, có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Công chúng trực tiếp sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, tức là tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các nhóm công chúng

Các tổchức tài chính, ngân hàng, tín dụng, các cổ đông. Họ đảm bảo cho doanh nghiệp nguồn vốn kinh doanh. Nhóm công chúng này quan tâm đến sựhoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có được sự thiện cảm của họthì phải kinh doanh phát đạt, tài chính lành mạnh và thông tin thường xuyên với họ vềtình hình tài chính doanh nghiệp.

Các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh. Họ đưa tin tuyên truyền cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chiếm được thiện cảm của xã hội.

Các cơ quan chính quyền. Thông qua luật pháp, các cơ quan chính quyền thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chủ trương chính sách của Nhà nước

Các Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường ngày càng có tiếng nói trong dưluận xã hội. Các công ty phải tránh sựlên tiếng phản đối của các tổchức này, vì như vậy sẽgây tiếng xấu trong dư luận xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây là nhóm khách hàng hàng bên trong doanh nghiệp. Họlà nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp

Quần chúng đông đảo. Họ có thểtrở thành khách hàng của công ty. Nếu dư luận của quần chúng đối với công ty là xấu thì chắc chắn công ty sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh. Do vậy, công ty phải theo dõi thường xuyên dư luận công chúng vềcông ty và sản phẩm của công ty. Công ty cũng cần phải tham gia vào các hoạt động tài trợ giúp đỡ địa phương đểtạo ra hìnhảnh tốt đẹp vềcông ty trong con mắt công chúng.

1.3.3. Tổng quan vềsựhài lòng