• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 8: BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra

Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ A-pác-thai ở Cộng hoà Nam Phi?

3.Dạy học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2 )

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

G: Treo bản đồ các nước Mĩ La tinh- giới thiệu.

? Nêu và nhận xét về đặc điểm tự nhiên của các nước Mĩ La tinh?

G: Để thấy được phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này các em xét bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Những nét khái quát về tình hình Mĩ La –tinh từ sau chiến trang thế giới 2 đến nay

- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân đã đạt được sau khi giành độc lập

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt G: Giải thích vì sao lại gọi là Mĩ

Latinh.

? Tình hình Mĩ Latinh trước chiến tranh thế giới thứ hai?

? Em hiểu thế nào là “sân sau”

G: Lược thuật trên lược đồ.

? Nhận xét phong trào giai đoạn này?

G: Phát phiếu học tập cho 3 nhóm:

Nhóm 1: Nêu những nét tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn: 1959-1960.

Nhóm 2: Tại sao sau chiến tranh thế giới hai Mĩ Latinh thành đại lục núi lửa; Phong trào đấu tranh từ những năm 80 đến nay.

H:Cả lớp nghe.

H: Là sân sau của đế quốc Mĩ.

H: Là vùng đất an toàn của Mĩ.

H: Diễn ra ở nhiều nước, vứi nhiều hình thức khác nhau.

H: Hoạt động theo nhóm- trả lời theo yêu cầu.

I) Những nét chung.

1) Trước chiến tranh thế giới thứ hai.

2)Sau chiến tranh thế giới thứ hai.

* Từ 1945-trước 1959:

- cách mạng bùng nổ ở nhiều nước.

* 1959-nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX:

-> Đại lục núi lửa * Giai đoạn từ những năm 80-> nay

Nhóm 3: Từ cuối những năm 80->

nay các nước Mĩ Latinh đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

G: Chỉ trên lước đồ các nơi đã diễn ra phong trào cách mạng.

? Đọc mục chữ in nhỏ? Nhận xét về tình hình mĩ Latinh trong giai đoạn này? Nguyên nhân?

? Xác định trên bản đồ châu Mĩ các nước Cuba, Chilê, Nicaraoa và nêu những sự kiện đấu tranh ở 3 nước này?

H: Cả lớp quan sát.

Một em đọc to

- Gặp nhiều khókhăn về kinh tế, chính

trị.-> do sự can thiệp của đế quốc Mĩ.

Một Hs lên bảng xác định.

- Khó khăn căng thẳng.

? Chỉ vị trí của Cuba và nêu vài nét hiểu biết về đất nước này?

G: Giới thiệu.

? Dưới chế độ độc tài Batixta thái độ của nhân dân như thế nào?

G: Lược thuật phong trào cách mạng.

G: giới thiệu chân dung Phiđen?

Nêu hiểu biết và suy nghĩ của em về lãnh tụ Phiđen?

G: Bổ sung thêm

? Nghĩa quân tấn công vào pháo đài Môncađa nhằm mục đích gì?

? Nhận xét về cuộc chiến đấu của Phiđen và các đồng chí.

? Cách mạng Cuba thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đói với Cuba và Mĩ Latinh?

? Sau khi cách mạng thắng lợi Cuba thực hiện những nhiệm vụ gì?

G: Giới thiệu sự kiện Hirô

Một em lên bảng chỉ.

H: Mâu thuẫn dân tộc với chế độ Batixta lên cao->

nhân dân đứng lên đấu tranh.

H: Cả lớp theo dõi.

H: Nêu hiểu biết: là một thanh niên rất trẻ, học luật, dũng cảm kiên cường.

H:- Cướp kho vũ khícủa địch phát cho nhân dân.

- Thức tỉnh nhân dân Cuba nổi dậy chống chế độ độc tài.

H: Không cân sức, khó khăn.

H: Mở ra một kỉ nguyên mới cho Cuba: Độc lập dân tộc gắn với CNXH; đem lại niềm tin mạnh mẽ cho khu vực-> lá cờ đầu của Mĩ latinh.

H Dựa vào Sgk trình bày.

H: Bị Mĩ cấm vận, gặp

II) Cuba hòn đảo anh hùng.

1) Trước cách mạng.

- Chế độ độc tài Batixta

2) Cách mạng bùng nổ và thắng lợi.

* 1/1/ 1959: chế độ độc tài Batixta bị lật đổ.

? Tình hình hiện nay của Cu ba hiện nay như thế nào?

? Trình bày mối quan hệ của Việt Nam với Cuba?

nhiều khó khăn.

H: Tự bộc lộ.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (4') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Bài tập 1:

G: dùng bảng phụ ghi bài tập 4: gọi một Hs lên bảng làm.

? Nhận xét về phong trào đấu tranh ở Mĩ La tinh so với châu á, Châu Phi?

-Diễn ra sôi nổi,rầm rộ.

- Muộn hơn ở Châu á, sớm hơn ở châu Phi.

- phong trào cách mạng ở 3 châu diễn ra mạnh mẽ làm cho hệ thống thuộc địa của thực dân tan rã từng mảng.

Bài tập 2: Vì sao sau Chiến tranh thế giới 2, Mĩ la tinh được mệnh danh là Đại lục núi lửa”?

A- Ở đây thương xảy ra cháy rừng.

B- Vì nhân dân đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống đế quốc Mĩ.

B- Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba nổ ra.

C- Ở đây có các cuộc tấn công vào nước Mĩ.

Bài tập 3: Kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ La- tinh là:

A- Chế độ phân biệt chủng tộc.

B- Chủ nghĩa thực dân cũ.

C- Chế độ tay sai phản động.

D- Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 4: Câu nói nào của chủ tịch Phi- đen thể hiện được tháI độ ủng hộ chân thành đối với Việt Nam?

A- Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình.

B- Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng chiến đấu.

C- Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hy sinh.

D- Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng cử quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (4’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Theo em tình hình cách mạng Mĩ La - tinh có gì khác với phong trào cách mạng châu Á và châu Phi?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Học bài cũ theo câu hỏi SGK

+Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết Sưu tầm một số hình ảnh

Tiết 9: KIỂM TRA 1 TIẾT