• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộphận “một cửa” thuộc phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế. Bố trí diện tích phòng làm việc rộng rãi và tiện nghi hơn phục vụ người nộp thuế đến giao dịch được thuận tiện, tạo không khí thân thiện như đón tiếp khách hàng. Xây dựng tủ sách các văn bản pháp quy về chính sách thuế, các quy trình thủtục quản lý thuế đểNNT thuận tiện tra cứu, tìm hiểu.

- Chuẩn hoá các nội dung TT&HT NNT; từng bước hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗtrợ. Xây dựng kho dữliệu phục vụcông tác TT&HT NNT.

- Tổ chức khảo sát nhu cầu của các DN để phân loại các nhóm DNNQD từ đó thực hiện các dịch vụtuyên truyền hỗtrợphù hợp cho từng nhóm NNT.

- Đổi mới hình thức tuyên truyền cho cộng đồng xã hội, đặc biệt chú trọng các dịch vụ hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tuân thủpháp luật thuế.

- Nâng cao chất lượng trang thông tin của Cục Thuế, đảm bảo phong phú về nội dung, hấp dẫn vềhình thức để thu hút lượng truy cập của NNT.

- Cục Thuế cần phải thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh, huyện có văn bản chỉ đạo yêu cầu chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành cùng phối kết hợp trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế. Phát động tuyên truyền mạnh mẽ việc bán hàng xuất hóa đơn và mua hàng phải lấy hóa đơn trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế và cho cả công tác QLT. Từng bước đưa chính sách thuế vào cuộc sống đểnâng cao tính tuân thủ chấp hành nghĩa vụthuế.

c. Coi trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về thuế, nghiệp vụ kế toán và công tác kiểm tra nội bộ

Trước yêu cầu thực tế đó đòi hỏi công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thuếcần phải được thực hiện với những cách thức phù hợp. Phòng Tổchức

Trường Đại học Kinh tế Huế

môn nghiệp vụ của CBCC để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm cần được sử dụng như những giảng viên kiêm chức trong công tác đào tạo bồi dưỡng cho CBCC thuế. Đối với những nội dung đào tạo Cục Thuếkhông có khả năng đảm đương cần phối hợp với Trường Nghiệp vụ thuế hoặc đề nghị Tổng cục hỗ trợ về mặt tài liệu bài giảng hoặc cửgiảng viên. Bên cạnh đó Cục Thuếcần có kế hoạch cử CBCC đi đào tạo, tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng do Tổng cục Thuếhoặc Bộ Tài Chính tổchức.

-Đối với CBCC làm công tác thanh kiểm tra DNNQD yêu cầu vềnghiệp vụkế toán là hết sức quan trọng. Những cán bộkhông tốt nghiệp chuyên ngành kếtoán cần được cử đi học các lớp kế toán cơ bản và kếtoán nâng cao do Tổng cục Thuếtổchức.

-Đối với cán bộlàm công tác TT&HT NNT phải có đủtiêu chuẩn vềnghiệp vụ, biết sửdụng thành thạo các phương tiện làm việc hiện đại, có trìnhđộ ngoại ngữ tốt đểnghiên cứu tài liệu và giao tiếp với NNT làngười nước ngoài, có kinh nghiệm thực tế, nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng và nguyên tắc giao tiếp ứng xử với NNT. Ngoài những kiến thức phục vụ cho công việc, cán bộ làm công tác TT&HT NNT phải là những người có đạo đức, tác phong trong công tác tốt.

Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành, chấn chỉnh về kỷ cương, kỷluật, lề lối, tác phong, thái độ và cách hành xử trong thực thi công vụ để ngăn chặn tiêu cực có thểxảy ra. Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nghềnghiệp và đạo đức sống, nhũng nhiễu, või vĩnh NNT. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đủvềsố lượng, có trìnhđộvà kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra.

d. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuếcủa các doanh nghiệp

- Tăng cường kiểm tra hồ sơ khai thuế hàng tháng tại cơ quan thuế huế đảm bảo 100% số lượng DNNQD phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm, báo cáo tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường công tác xác minh hoá đơn đểphát hiện kịp thời những trường hợp sửdụng hoá đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừthuế; nhằm phát hiện sựbất hợp lý giữa sửdụng hoá đơn với kê khai thuế.

- Đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sởthu thập, phân tích thông tin về người nộp thuế. Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực có tiềmẩn rủi ra cao vềthuế, gian lận vềthuế như khai thác khoáng sản, nhà hàng, khách sạn...

- Tập trung nguồn lực kiểm tra 100% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau đảm bảo kịp thời, nhanh chóng tránh gây phiền hà, ách tắc cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

e. Chú trọng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Để đạt mục tiêu do Tổng cục Thuế đềra là tỷlệnợthuếtrên tổng sốthu không vượt quá 5%, góp phần thu kịp thời số thuếphát sinh vào NSNN, bộ phận thu nợ và cưỡng chếnợthuếcần tăng cường thực hiện các giải pháp sau:

- Thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận kê khai kế toán thuế để xác định chính xác số nợ thuế của từng DN. Thực hiện rà soát, phân loại nợ, tổng hợp chính xác số tiền thuếnợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tương thuế đểcó các giải pháp thu nợ đạt hiệu quả.

- Thường xuyên áp dụng các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt chậm nộp.

Kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế đối với những khoản nợthuộc diện phải cưỡng chế.

- Thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế đúng hạn, theo quy định của Luật Quản lý thuế.

-Tăng cường phối hợp với các ngành: KBNN, các Ngân hàng thương mại để tiến hành thu thuế, thu nợ của NNT qua đối tượng thứba.

-Cương quyết áp dụng các biện pháp xửlý và cưỡng chếnợ thuế đối với các DN cốtình châyỳnộp thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

f. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý thuế Ưu tiên triển khai, nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sửa đổi, bổ sung chính sách, quy trình quản lý thuế và đơn giản thủ tục hành chính thuế, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành Thuế

Cục Thuế phải chủ động xây dựng nội dung đào tạo chuẩn, phù hợp với nhóm người sử dụng, kết hợp với việc đa dạng phương pháp đào tạo và có lịch trình phù hợp với tiến độ triển khai, phát triển Hệthống công nghệthông tin của toàn ngành.

g. Cùng Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Cùng các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, tập trung vào các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn, thị trường tiềm năng, tăng cường kết nối DNNQD với thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại; Tổ chức kết nối giữa các DN với các tổ chức tín dụng, phân loại và có chính sách phù hợp cho từng nhóm DNNQD... nhằm hỗ trợ và khơi thông nguồn vốn vay, thúc đẩy SXKD phát triển,; Thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, đúng pháp luật thuế. Với những giải pháp này góp phần giúp các DNNQDvượt qua khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay, tạo lập sự ổn định cho DN phát triển, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu bền vững, tạo đà cho công tác quản lý thuếtrong những năm tiếp theo.

h. Tranh thủ sự đồng tìnhủng hộ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn

Cục Thuếcần tham mưu cho UBND tỉnh:

- Ban hành các công văn chỉ đạo các ngành; UBND các huyện thị xã, thanh phố... khi cần phải có sựphối hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế. Chỉ đạo quyết liệt công tác chống thất thu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; vận tải; nhà hàng, khách sạn.

-Đề ra các chính sách thu hút đầu tư phát triển SXKD từ đó tạo ra nguồn thu NSổn định cho địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay do suy thoái của nền kinh tế, làm tác động không nhỏ đến tình hình phát triển SXKD của các DNNQDtrên địa bàn. Do đó chỉ có tranh thủ được sự ủng hộ đồng tình của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp, công tác QLT trên địa bàn mới thực sự phát huy vừa phục vụtốt cho việc đảm bảo nguồn thu, vùa đáp ứng nhiệm vụphát triển kinh tế trên địa bàn.

i. Tăng cường triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các ngành của các cấp, trong tổ chức quản lý thuế

Cục Thuếphải có các phương pháp để huy động được sựtham gia của các cơ quan, tổ chức vào công tác quản lý thuế. Trong đó, cần tập trung vào hai nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin về DN từ các ngân hàng thương mại, các cơ quan bằng nhiều hình thức.

- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền phổbiến chính sách, pháp luật thuế, cơ sở đó để ngăn chặn, giáo dục, răn đe các DNNQD có hành vi vi phạm vềpháp luật thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ