• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH

2.5. Đánh giá chung công tác quản lý thuế GTGT các đối tượng DNNQD tại cục

2.5.2. Những tồn tại hạn chế

2.5.2.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợcác DNNQD

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền và hỗ trợ DNNQD vẫn còn những hạn chếmà cụthểlà:

Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền:

Mặc dù hệthống tuyên truyền và hỗtrợ đã có những cốgắng nhất định trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đa dạng hoá nội dung và hình thức trong việc cung cấp thông tin cho các DN tuy nhiên xét một cách khách quan và yêu cầu của công tác tuyên truyền thì vẫn còn có những thông tin được cung cấp chưa đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời cho DN. Mặt khác, các hình thức cung cấp thông tin qua các phương tiện báo, đài vẫn tương đối khô khan và chưa có nhiều sự đổi mới, sáng tạo đểthu hút sựquan tâm của NNT và xã hội.

Vận hành hệthống xửlý tập trung theo mô hình “một cửa”:

Việc triển khai thực hiện mô hình “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan thuế vẫn còn hạn chếvềtrang thiết bị, con người. Do đó, chưa đạt được sựhài lòng cao của các DNNQD; Đội ngũ cán bộlàm công tuyên truyền, hỗtrợ NNT tại Cục Thuế hiện nay có trình độ kiến thức, kỹ năng công tác chưa cao, chưa đồng bộvà chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cơ chếluân phiên công việc đãảnh hưởng đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc đòi hỏi công chức có kỹ năng chuyên sâu. Điều này dẫn đến chất lượng của công tác tư vấn, hỗtrợvẫnchưa thực sự đáp ứng được sựkỳvọng của NNT.

Công tác TT&HT NNT vẫn chủ yếu theo một chiều, tính tương tác giữa DNNQD và cơ quan thuế còn hạn chế. Cơ quan thuế chưa thực sựcoi DN là trung tâm của công tác TT&HT, chưa khảo sát phân loại DNNQDđểáp dụng các hình thức phù hợp với nhu cầu của từng nhóm DN khác nhau. Cơ quan thuế vẫn chủ yếu cung cấp những dịch vụ mà mình có, chưa thực sựcung cấp những nội dung mà DN cần.

Việc điều tra khảo sát nhu cầu của NNT đểlập chương trình kếhoạch phát triển chức năng TT&HT NNT mới chỉ đươc thực hiệnở mức đơn giản, rời rạc, không thành hệ thống và theo một quy mô tổng thể.

Cơ chếphối hợp giữa các phòng chức năng:

Phối hợp giữa các bộphận chức năng trong cơ quan thuế để cung cấp thông tin nhằm giúp cho hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ sát với thực tế nhu cầu của DNNQD còn rất hạn chế. Hoạt động tuyên truyền, hỗtrợNNT hiện tại chỉ tập trung ở cấp Cục Thuế, mà chưa chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyềnở Chi cục Thuếvà các tổchức khác trong xã hội.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào TT&HT NNT; công tác đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử; giải đáp trực tuyến qua mạng ngành Thuếvới sựhỗ trợ của công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra...

2.5.2.2. Công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế

Hiện vẫn còn tình trạng có một số DNNQD khi thay đổi thông tin thuộc loại bắt buộc phải kê khai bổ sung theo quy định nhưng không kê khai làm cho các thông tin về DN tại cơ quan thuế trên hệ thống quản lý của ngành chưa thực sự chính xác. Một số DNNQD khi sát nhập, chuyển đổi sở hữu hoặc mua bán DN nhưng chậm kê khai với cơ quan thuế. Một số DN vì lý do khách quan phải tạm ngừng SXKD một thời gian nhưng không báo cáo cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cũng không kê khai thuế theo quy định. Một số DN gặp khó khăn trong SXKD, thực tếkhông còn hoạt động nhưng không làm các thủ tục giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vẫn còn hiện tượng thất thu thuế do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguồn thu còn chưa được khai thác triệt để như khai thác khoáng sản, nhà hàng, khách sạn, vận tải... Cơ quan thuế cần có nhiều biện pháp để tăng cường QLT GTGT để tăng nguồn thu NSNN, góp phần đảm bảo tính bìnhđẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tếvà trong các DN.

Về tiêu chí đểphân cấp quản lý DN giữa Cục Thuếvới các Chi cục Thuếcòn chưa thực sự khoa học cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý các DNNQD mới thành lập. Cơ chế liên thông một cửa giữa Cục Thuếvới SởKếhoạch và đầu tư hoạt động chưa thực sựthông suốt, còn hiện tượng DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng chậm đến cơ quan thuế đăng ký, kê kê khai nộp thuế theo quy định.

Việc kê khai thuế GTGT theo cơ chếNNT tựkhai, tựnộp như hiện nay còn phụthuộc vào tính tựgiác của DN. Do đó, có một sốDNNQD đã lợi dụng cơ chếtự khai, tự nộp để kê khai không đúng nghĩa vụ thuế, thậm chí gian lận tiền thuế ở nhiều mức độ khác nhau. Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra từ năm 2015 đến năm 2017cho thấy cảdoanh thu tính thuế, thuế GTGT đầu ra, khấu trừthuếGTGT đầu vào của DNNQDđều chứa đựng những rủi ro dẫn đến thất thu thuế:

VềthuếGTGT: Loại hành vi phổbiến nhất trong gian lận thuếGTGT là kê khai không trung thực trong khấu trừthuế GTGT đầu vào. Bao gồm sửdụng hoá đơn bất hợp pháp để khấu trừkhống các yếu tố đầu vào, không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho phần hàng hoá dịch vụkhông chịu thuếGTGT bán ra, kê khai khấu trừthuếGTGT của phần chi phí vượt định mức, khấu trừ thuếGTGT của hàng hoá dịch vụsửdụng cho các mục đích khác ngoài hoạt động SXKD, ...

Về doanh thu, thuế GTGT đầu ra: Hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là không xuất hoá đơn khi bán hàng hoặc ghi hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán hoặc xuất hoá đơn chậm so với thời điểm bán hàng thực tế.

2.5.2.3. Công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế nợ thuế

Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơn, bước đầu được chuyên nghiệp hoá song cũng còn nhiều vấn đề cần được cải cách. Số thuế nợ vẫn còn ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

mức cao, sốthuếnợtrên tổng sốthu cả 3 năm bình quân là 17,17% trên tổng sốthu Ngân sách, vượt rất cao so với yêu cầu của Tổng cục Thuế(yêu cầu là 5%).

Công tác cưỡng chếnợthuếthực hiện còn rất hạn chế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như trích tiền của DNNQD nợ thuế tại tài khoản ngân hàng, cưỡng chếkê biên tài sản, cưỡng chếnợ qua bên thứ 3...đều chưa đạt hiệu quả cao do DNNQD nợ thuế đã mất khả năng thanh toán, tài sản của DN đã thực hiện thếchấp tại Ngân hàng, DN không còn khách hàng nợ...

2.5.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác thanh, kiểm tra thuế mới chỉ đáp ứng được một phần với yêu cầu quản lý mới. Tình trạng gian lận thuế còn diễn ra phổ biến, trong khi số lượng DNNQD ngày càng tăng, số lượng cán bộthuếlàm công tác thanh kiểm tra có hạn.

Tỷlệ DN được thanh tra, kiểm tra còn chưa cao, trong khi đó hầu hết số DN được thanh kiểm tra đều có sai phạm phải xửlý truy thu, xửphạt vềthuế. Những DN qua kiểm tra phát hiện gian lận thuế, Cục Thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy thu số tiền thuếkhai thiếu, xửphạt chậm nộp tiền thuếvà phạt do khai sai.

Việc thanh tra, kiểm tra theo rủi ro còn rất hạn chế do chất lượng của công tác thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro theo quy định của Luật quản lý thuế còn lúng túng, chưa tổ chức thu thập được thông tin về tình hình SXKD, số liệu về tỷlệ giá trị gia tăng, số liệu về giá cảthị trường,... nên không có đủ thông tin cho quá trình phân tích. Việc áp dụng tin học hỗ trợ cho phân tích thông tin thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phân tích thông tin chỉmới dừng lại ởcác thông tin trên các hồ sơ khai thuế của NNT.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn) còn chưa chú trọng dẫn đến việc phát hiện hồ sơ khai thuếcòn sai sót, thiếu thông tin để áp dụng phương pháp phân tích rủi ro đối với các DN.

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra... chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó trìnhđộ chuyên môn của một số cán bộthanh, kiểm tra còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng khai thác thông tin, xửlý thông tin trong quá trình tác nghiệp cũng làm hạn chếhiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.5.2.5. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế

Thực hiện cơ chếquản lý theo mô hình tựkhai tựnộp là một bước tiến trong công tác quản lý thuế, nó đòi hỏi bộ máy quản lý thuế của Cục Thuếphải được tổ chức theo mô hình chức năng và vận hành tương đối thông suốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn vẫn cần phải có những cải cách điều chỉnh để khắc phục một số hạn chế. Hàng năm theo quy định của Tổng cục Thuế, Cục Thuếphải thực hiện việc luân phiên, luân chuyển trong khi quản lý thuế theo mô hình chức năng đòi hỏi cán bộ phải được chuyên môn hoá cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn mang tính chắp vá, chưa có chiến lược đào tạo bài bản. Các bộ phận chức năng phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Việc khai thác sốliệu phục vụcho công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phục vụcho công tác lãnh chỉ đạo còn mất nhiều thời gian.

Bộmáy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng DN tăng nhanh dẫn đến việc bố trí nhân lực cho công tác quản lý thuếcòn có những bất cập.

2.5.2.6. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ban ngành

Công tác quản lý thuế ngày nay cần được sự phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp quản lý thuếgiữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành cấp Tỉnh chưa được chặt chẽ. Các ban, ngành còn xem công tác quản lý thuếlà việc riêng của cơ quan thuế, do đó, trong quá trình thu thập, nắm bắt thông tin từ các cơ quan phục vụ cho việc quản lý thuếgặp không ít khó khăn, một số ban, ngành còn vô tình tạo điều kiện cho DN trong việc không chấp hành nghĩa vụthuế.

2.5.3. Nguyên nhân tn tại