• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH

2.3. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng DNNQD

Với việc QLT theo cơ chếtựkhai, tựnộp thuế đã làm tăng tínhchủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thuế của DN. Tuy nhiên DNNQD kinh doanh trước hết vì mục tiêu lợi nhuận nên tối thiểu hoá số thuế phải nộp luôn là việc mà không một DN nào không muốn. Vì vậy trốn thuế, khai thiếu thuế luôn luôn tồn tại ởmột sốDN.

Trước thực tế đó, cơ quan thuế bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hỗtrợ các DNNQD để nâng cao trình độ nhận thức, tính tự giác của DN đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Theo quy định của Luật Quản lý thuếthì kiểm tra thuế được thực hiện dưới 2 hình thức, đó là: Kiểm tra thuếtại cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn) và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong những năm qua Cục ThuếQuảng Bình đã tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ DNNQD vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy nhanh tiến độthanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Chú trọng vào các doanh nghiệp lớn, có dấu hiệu rủi ro vềthuếcao; các doanh nghiệp có những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế; các doanh nghiệp thường xuyên lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mởrộng; các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ 2 năm trở lên; kiểm tra trước và sau hoàn thuế; kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Tập trung vào những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu nhiều như: xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

2.3.5.1. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuếgiá trị gia tăng tại trụsở cơ quan thuế Theo quy định tại Điều 77 của Luật Quản lý thuế, các hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra tính đầy đủ chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuếnhằm đánh giá sựtuân thủpháp luật vềthuếcủa NNT.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT, đây là một công việc mà yêu cầu công chức thuếthực hiện kiểm tra phải có trình độchuyên môn nghiệp vụgiỏi. Cán bộ kiểm tra thuế phải biết phân tích được các dữ liệu thông qua hồ sơ khai thuế GTGT: Hàng hóa đơn vị bán ra trong tháng là bao nhiêu gồm những loại hàng hóa gì, hàng hóa bán ra thuộc đối tượng chiụthuếGTGT hay không, mức thuếsuất thuế GTGT áp dụng cho loại hàng hóa đó là sát với quy định chưa; hàng hóa dịch vụ mua vào là gì; thuế GTGT đầu vào là bao nhiêu, sốthuế được khấu trừlà bao nhiêu;

tình hình mua bán hàng hóa có thanh toán qua ngân hàng như quy định hay không;

hàng hóa dịch vụmua vào có phù hợp với nội dung của hàng hóa dịch vụbán ra hay không; thuếGTGT phải nộp là bao nhiêu;… từ đó so sánh mức thuế đã kê khai của các DN cùng ngành nghề, quy mô hoạt động, phát hiện những DN có rủi ro cao trong việc kê khai thuế, qua đó mời giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu. Một số DN qua kiểm tra tại cơ quan thuế đã tựgiác kê khai, nộp thuếbổ sung số tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường hợp kiểm tra hồ sơ khai thuếtại trụsở cơ quan thuế, phát hiện có dấu hiệu gian lận thuế, Cục Thuế yêu cầu DN bổ sung thông tin tài liệu. Đối với những doanh nghiệp không bổ sung hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh sốthuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định sốthuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụsởcủa DN.

Nhận thức rõ điều này, những năm qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại CQT được quan tâm và coi đây là một bước phân tích, đánh giá mức độ tuân thủpháp luật thuế đểlựa chọn đối tượng kiểm tra tại trụsở.Trong 3 năm 2015-2017 đã kiểm tra 18.903 hồ sơ khai thuế, qua kiểm tra hồ sơ đã phát hiện 5 trường hợp sai sót đềnghị người nộp thuếgiải trình, điều chỉnh bổ sung tăng số thuếphải nộp 5.207 triệu đồng.

2.3.5.2. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm do các phòng thanh tra thuế, kiểm tra thuế lập và trình Cục trưởng Cục Thuế phê duyệt và sau đó báo cáo về Tổng cục Thuế. Do số lượng DNNQD lớn nên cơ quan thuế không thể và cũng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các DN. Việc lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra phải dựa trên nguyên tắc phân tích thông tin kê khai thuế của DN để đánh giá mức độrủi ro vềthuế.

Ngoài các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hóa, xem xét chứng từ, sổsách kếtoán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của quyết định kiểm tra. Riêng đối với kiểm tra hoàn thuếthìđoàn kiểm tra quan tâm đến những tài liệu liên quan phải có dấu của cơ quan Hải quan, phương thức thanh toán, chứng từthanh toán...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8. Tình hình thanh, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế GTGT tại trụ sở DNNQD giai đoạn 2015-2017.

Chỉ tiêu

Năm So sánh %

2015 2016 2017 2016/

2015

2017/

2016 Số lượng DN thanh,

kiểm tra

Kế hoạch 146 149 140 2,05 (6,04)

Thực hiện 184 169 160 (8,15) (5,32)

Tỷ lệ (%) 126,03 113,42 114,29

Kết quả xử lý (Tr. đồng)

Truy thu 10.193,7 12.061,4 10.144,9 18,32 (15,88)

Phạt 2.295,3 2.293,6 3.205,4 (0,00) 39,75

Số truy thu và phạtBQ 1 DN (Tr.đồng)

67,88 84,94 83,44 27,56 1,76

Nguồn: Cục thuếQuảng Bình Sốliệuở bảng 2.8 cho thấy kết quảthanh, kiểm tra thuếtại DNNQD trong 3 năm từ2015đến 2017: SốthuếGTGT truy thu và phạt bình quân 1 DN tăng dần, từ 67,88 triệu đồng năm 2015 tăng lên 83,44 triệu đồng năm 2017. Tuy nhiên cũng có DN qua thanh tra, kiểm tra không có thuế truy thu, điều này cho thấy việc phân tích thông tin, lựa chọn DN để thanh tra, kiểm tra thực hiện còn chưa đảm bảo yêu cầu.

Việc lựa chọn không đúng DN để thanh tra, kiểm tra đã gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế, mất thời gian của DN, không phát huy được vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện tại, việcứng dụng tin học đểphân tích và lựa chọn DN kiểm tra chưa được áp dụng do còn thiếu thông tin và chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá rủi ro vềthuế đối với DN.

Các hành vi vi phạm được phát hiện và xửlý sau thanh tra, kiểm tra cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Đó là bán hàng không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

khống để khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá dịch vụ không có thật, khấu trừthuếGTGT của hàng hoá dịch vụkhông phục vụ cho SXKD; hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT nhưng không phân bổ theo quy định; không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo quy định, tình trạng một số doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật để giảm số thuếphải nộp ngày càng tinh vi... Tình hình trên cho thấy dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, nhằm hạn chếthất thu thuế, làm tăng tính tuân thủ Luật Quản lý thuếvà Luật thuếGTGT.