• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH

2.3. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.3.2. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế với DNNQD

Cấp mã sốthuếcho DN là công việc đầu tiên của cơ quan thuếngay sau khi DN được thành lập.Thông qua việc cấp MST, cơ quan thuế có được thông tin vềsố lượng DN đăng ký kê khai nộp thuế, thông tin vềtình hình hoạt động SXKD thông qua các chỉtiêu kinh tế- tài chính cơ bản mà DN phải kê khai theo quy định. Tất cảcác chức năng của công tác QLT như kê khai- kếtoán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; thu nợvà cưỡng chếnợ thuế; TT&HT NNT đều sửdụng MST để nhập, cập nhật hoặc tra cứu mọi thông tin vềNNT.

Có thểnói công tác cấp MST cho DN là điều kiện tiên quyết để đưa công nghệ thông tin vào QLT. Thông qua việc cấp MST công cuộc triển khai công nghệthông tin trong ngành Thuế mới được tiến hành một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả nhấtởmọi lĩnh vực QLT.

Công tác quản lý đăng ký thuế có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Qua công tác này, CQT nắm bắt được đầy đủ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn với những yếu tố cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Từ đó cơ quan thuế đưa ra kế hoạch và biện pháp quản lý thu thuế thích hợp để có thể bao quát được hầu hết đơn vị nộp thuế, tránh bỏ sót nguồn thu thuế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội và nguồn tài chính cho NSNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo quy định về chức năng nhiệm vụ việc đăng ký cấp mã số thuế DN do phòng Kê khai - Kế toán thuế của Cục Thuế thực hiện. Sau khi cấp MST, DN sẽ được phân công cho Cục Thuếtrực tiếp quản lý thu thuếhoặc phân cấp cho các Chi cục Thuế.

Tại công văn số 185/CT-THDT ngày 08/04/2005 của Cục ThuếQuảng Bình qui định Cục Thuếchỉquản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, hạch toán toàn ngành; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có có qui mô lớn đa lĩnh vực, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra phạm vi ngoài tỉnh Quảng Bình. Sốcòn lại thuộc các Chi cục Thuếquản lý.

Theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật NS nhà nước năm 2002 số thuếcủa các DN do Cục thuếquản lý về cơ bản được điều tiết cho NSNN cấp tỉnh; DN do Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố nào quản lý thì được điều tiết cho NSNN của huyện, thịxã, thành phố đó.

Số lượng DNNQD thuộc Cục Thuế Quảng Bình quản lý giai đoạn 2015 -2017được phản ánh tại Bảng 2.3

Bảng 2.3: Số lượng DNNQD thuộc Cục Thuế Quảng Bình quản lý giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Doanh nghiệp

STT Loại hình DN Năm So sánh

2017/2015

2015 2016 2017 (+/-) (%)

1 Công ty TNHH 307 369 440 133 143.32

2 Công ty Cổphần 181 198 240 59 132.60

3 DN đầu tư NN 3 6 8 5 266.67

4 DNTN 11 14 15 4 136.36

Cộng 512 597 713 201 139.26

Nguồn: Cục thuếQuảng Bình Từbảng sốliệu 2.3 cho chúng ta thấy số lượng DNNQD thuộc Cục quản lý giai đoạn 2015 - 2017 tăng lên qua các năm, ngoài doanh nghiệp nhà nước vẫnổn định so với năm 2015thì các loại hình doanh nghiệp khác đều tăng với tốc độ tương đối cao,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tốc độ tăng tương đồng đều, loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có có tỷlệ tăng cao nhất 266,67% nhưng số tuyệt đối lại nhỏnhất: chỉ 3 doanh nghiệp năm 2015 và 8 DN năm 2017. Điều này chứng tỏ Quảng Bình vẫn chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh nhà. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Quảng Bình cần phải có những chính sách, giải pháp đểthu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, tăng thu NSNN.

2.3.2.2. Công tác quản lý kê khai thuếDNNQD

Việc chuyển sang quy trình người nộp thuếtựtính, tựkhai, tựnộp thuế đã đề cao sự chủ động cũng như tự chịu trách nhiệm của NNT trong việc kê khai, tính thuế.

Kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác quản lý, giám sát việc kê khai thuế hàng tháng, quý, năm được Cục Thuế Quảng Bình thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy trình đề ra; việc chấp hành kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng đi vào nề nếp. Tính tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng như chất lượng kê khai của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Điều đó chứng tỏrằng Cục ThuếQuảng Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp trên toàn địa bàn.

Thực hiện kê khai, nộp thuế điện tửtừ năm 2015 Cục ThuếQuảng Bình triển khai khai thuế và nộp thuế qua mạng. Việc kê khai qua mạng giúp NNN hạn chế tiếp xúc với CQT, giảm bớt thời gian nộp thuế , giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho NNT. Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế giai đoạn 2015 – 2017 thểhiện qua bảng 2.4.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Tình hình kê khai nộp thuế DNNQD tại cục thuế Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm So sánh %

2015 2016 2017 2016/

2015

2017/

2016 Số lượng DNNQD được

phân cấp (DN)

512 597 713 16,6 19,4

DNNQD đã kê khai thuế 491 575 698 17,1 21,4

Tỷ lệ DN đã nộp/ quản lý (%)

95,89 96,21 97,90

Nguồn: Cục thuếQuảng Bình Sốliệu bảng 2.4 cho thấy tỷlệnộp tờ khai trên số lượng doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý là khá cao. Năm 2015, 2016 do tình hình kinh tế khó khăn, bão lụt, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, một sốdoanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nên số DN kê khai chỉ đạt trên, dưới 96%, đến năm 2017 tình hình kinh tế có bước khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và thực hiện khai thuế đúng quy định, bên cạnh đó công tác quản lý kê khai thuế tháng, quý, năm cũng được chú trọng, đãđôn đốc doanh nghiệp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế kịp thời; thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vềnộp hồ sơ khai thuế, số trường hợp sai phạm giảm vì vậy tỷlệkhai thuế năm đạt gần 98% tăng 2% so với năm 2015, 2016 đây cũng là sựnỗ lực lớn của Cục Thuế trong công tác đôn đốc khai thuế. Đến cuối năm 2017 đã có 98,75%

doanh nghiệp kê khai thuế đã kê khaiđiện tử.

2.3.2.3. Kết quảthu thuếgiá trị gia tăng của các DNNQD tại Cục ThuếQuảng Bình giai đoạn 2015-2017

Với đặc thù của địa phương là sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, các DNNQD chủyếu hoạt động ở lĩnh vực XDCB và dịch vụ, thương mại nên số thu về thuế GTGT qua 3 năm qua ngày càng giảm, có thểthấyởbảng 2.5 sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5 Tình hình thu nộp thuế GTGT của các DNNQD tại Cục Thuế Quảng Bình giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh %

2017/2015 Tổng sốthu nội địa 935.454 956.899 1.104.643 118,09

Thu từThuếGTGT 427.365 403.801 382.433 89,49

Tỷtrọng (%) 46 42 35

Nguồn: Cục thuếQuảng Bình.

Qua sốliệuởbảng cho thấy: Mặc dù tổng thu nội địa tăng dần qua từng năm, năm 2015 đạt 935,4 tỷ đồng, đạt 117,7% dự toán giao và bằng 115,3% so với cùng kỳ; năm 2016đạt 956,9 triệu đồng, đạt 97,3% so với dựtoán và bằng 102,85% so với cùng kỳ; năm 2017 đạt 1.104 tỷ đồng, đạt 103,4% dự toán giao và bằng 114,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số thu về thuế GTGT DNNQD lại giảm dần qua các năm.

Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Đặc thù của DNNQD tại Cục thuế chủ yếu là hoạt động trong các trong lĩnh vực XDCB và ngành dịch vụ. Trong những năm 2015 – 2017, tình hình kinh tếcả nước nói chung và sựcố môi trường biển tại Quảng Bình nói riêng đã gặp nhiều khó khăn vềkinh tế, sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do suy thoái vềkinh tế dẫn đến các DN bị mất thị trường, doanh thu bịgiảm sút, hàng tồn kho nhiều dẫn đến nhiều DN có hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau làm cho tình hình tài chính của DN lâm vào cảnh thiếu vốn.

Thứ hai: Trong giai đoạn 2015 – 2017, Chính Phủ cắt giảm mạnh chi tiêu công, cơ cấu lại tỷtrọng phân bổvốn NSNN cho các lĩnh vực, đặc biệt cắt giảm vốn đầu tư phát triển các dự án đầu tư cơ sởvật chất, hạtầng nên nhiều công trình, dựán phải tạm ngừng thi công, hầu hết các DNNQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều không đạt chỉ tiêu đềra; các DN hoạt động sản xuất, chếbiến, xuất khẩu gỗ, cao su…do giá cảxuống thấp, hàng hóa không tiêu thụ được tồn kho số lượng lớn;

Trường Đại học Kinh tế Huế