• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.2 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong hệ thống đặt phòng của khách sạn

2.3.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng website của khách sạn Thanh

2.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 2.12 Kết quả Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố “sự đồng cảm” sau khi loại biến DC4

DC SỰ ĐỒNG CẢM (Cronbach’s Alpha chung=0,929)

DC1 Hệ thống luôn chú ý đến những mong muốn

khách hàng để đề xuất các lựa chọn phù hợp. 0,860 0,896 DC2 Luôn có thông báo về thông tin chi tiết về

phòng, giá tiền khi khách hàng đặt thành công. 0,839 0,908

DC3

Nhân viên trên hệ thống website có thái độ thân thiện, lịch sự, chuyên nghiệp giải quyết các thắc mắc cho khách hàng.

0,870 0,885

(Nguồn từ xử lí số liệu bằng SPSS) Như vậy, qua bảng kiểm định trên, sau khi loại bỏ biến DC4 thì độ tin cậy các hệ số của kiểm định Cronbach’s alpha đều thỏa mãn các điều điện trước khi đưa các biến vào mô hình để phân tích nhân tố khám phá EFA.

bằng việc tính toán Cronback’s Alpha.

Hệ số KMO là 0,844> 0,5 phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa bằng 0 (Sig, = 0,000).

Như vậy các biến có tương quan chặt chẽ với cùng một hay nhiều nhân tố và ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị bác bỏ theo kết quả kiểm định Barlett, thỏa mãn điều kiện của phân tích nhân tố.

Tổng phương sai trích là 61,623 % nghĩa là việc dùng 5 nhân tố này giải thích cho 22 biến quan sát đạt đến 61,623%.

Bảng 2.14: Ma trận xoay nhân tố khi tiến hành EFA Nhân tố

1 2 3 4 5

DU5 ,835

DU3 ,749

DU4 ,745

DU1 ,561

DU2 ,555

CLKT3 ,771

CLKT2 ,767

CLKT5 ,661

CLKT1 ,634

CLKT4 ,617

TC5 ,668

TC2 ,633

TC3 ,633

TC1 ,596

TC4 ,562

DC2 ,894

DC4 ,886

DC1 ,847

DB1 ,786

DB3 ,730

DB4 ,707

Trường Đại học Kinh tế Huế

DB2 ,601

(Nguồn từ xử lí số liệu bằng SPSS) Từ kết quả phân tích nhân tố ở bảng trên ta thấy trong số 22 đều có hệ số Factor loading > 0,5 nên được giữ lại mô hình và đưa vào phân tích các bước tiếp theo mà không cần phải tiến hành phân tích EFA lần 2.

Các biến quan sát được rút gọn thành 5 nhân tố tác động đến đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ website khách sạn Thanh Bình Riverside.Và theo kết quả nghiên cứu tổng phương sai trích = 61,623% > 50% đạt yêu cầu. Phương sai tổng hợp của 5 nhân tố đều thỏa mãn lớn hơn 1.

Giải thích các nhân tố

Nhóm nhân tố 1: “Độ đáp ứng” nhân tố này được kí hiệu “DU” bao gồm 5 biến quan sát “Trang web rất dễ dàng tìm kiếm thông tin về các loại deal (deal: phiếu giảm giá đặt phòng, khuyến mãi)”, “Liên tục cập nhập về số lượng phòng trống trong khách sạn”, “Đáp ứng các hình thức thanh toán trực tuyến nhanh chóng”, “Cung cấp đầy đủ các thông tin về phòng ở, các dịch vụ của khách sạn”, “Quy trình đặt phòng dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng”.

Nhóm nhân tố 2: “chất lượng kỹ thuật” nhân tố này được kí hiệu “CLKT” bao gồm 5 biến quan sát “Trang web luôn sử dụng được bất cứ khi nào tôi truy cập”,

“Trang web không bị gián đoạn trong quá trình truy cập”, “Tốc độ xử lí đặt phòng nhanh”, “Website thích hợp với diện tích màn hình điện thoại, table”, “Website khách sạn liên kết với các mạng xã hội Facebook, zalo..”.

Nhóm nhân tố 3: “tin cậy” nhân tố này được kí hiệu “TC” bao gồm 5 biến quan sát “Những thông tin về các loại deal ở web chính xác khi đặt phòng”, “Hình ảnh phòng ở trên website giống với thực tế”, “Thông tin về khách sạn đúng như mô tả trên hệ thống”, “Trang web có độ tin cậy và uy tín, bảo mật thông tin khách hàng”, “Hệ thống có sự phản hồi tích cực với góp ý của khách hàng”.

Nhóm nhân tố 4: “đồng cảm ” nhân tố này được kí hiệu “DU” bao gồm 3 biến quan sát “Hệ thống luôn chú ý đến những mong muốn khách hàng để đề xuất các lựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

chọn phù hợp”, “Luôn có thông báo về thông tin chi tiết về phòng, giá tiền khi khách hàng đặt thành công”, “Nhân viên trên hệ thống website có thái độ thân thiện, lịch sự, chuyên nghiệp giải quyết các thắc mắc cho khách hàng”.

Nhóm nhân tố 5: “đảm bảo” nhân tố này được kí hiệu “DB” bao gồm 4 biến quan sát “Hệ thống không theo dõi không chia sẻ thông tin cá nhân của khách hàng cho các đối tượng khác”, “Luôn đảm bảo luôn còn phòng khi khách hàng đã đặt phòng trước”, “Thông tin tín dụng thẻ của khách hàng được bảo mật”, “Hệ thống bảo mật các thông tin đặt phòng của khách hàng”.

Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 2.15 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Hệ số KMO 0,675

Kiểm định Bartlett's Test of Sphericity

Approx, Chi-Square 85,295

Df 3

Sig, ,000

Tổng phương sai trích 63,818

(Nguồn từ xử lí số liệu bằng SPSS) Hệ số KMO = 0675 > 0,5 cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá, Kiểm định Bartlett's Test có ý nghĩa thống kê (Sig, < 0,05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Tổng phương sai trích là 63,818 % nghĩa là việc dùng nhân tố này giải thích cho 3 biến quan sát đạt đến 63,818%.