• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY

2.3. Phân tích SWOT đối với Carlsberg Việt Nam

Phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về công ty, nhằm xác định những thếmạnh mà công ty đang có, những hạn chế, điểm yếu mà công ty đang gặp phải, từ đó định ra các chiến lược nhằm tận dụng những điểm mạnh để phát triển hơn và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để có cơchếphòng thủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1. Điểm mạnh:

- Thương hiệu bia Huế, nay là Carlsberg Việt Nam, cụ thể là dòng sản phẩm Huda beer từ lâu đã trởthành một thương hiệu quen thuộc và có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân Huế.

- Là công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động và có tính tổchức cao, đây cũng là một trong sốcác công ty lớnở Huế có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, và có chế độ đãi ngộtốt đối với cán bộnhân viên, tổchức và hoạt động được chuẩn hóa bài bản và quản trị theo mục tiêu. Đây là cơ hội để công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

- Các hoạt động truyền thông, marketing khá tốt, thường xuyên có các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó là những hoạt động quan hệ công chúng quen thuộc như nhiều năm liền là nhà tài trợ kim cương, nhà tài trợ vàng cho lễ hội Festival Huế.

- Được sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền tỉnh, công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam, tiền thân là công ty TNHH Bia Huếluôn là doanh nghiệp đầu tàu, có đóng góp rất lớn và thu ngân sách mỗi năm của tỉnh nhà.

- Đối với hoạt động bán hàng tại điểm bán, công ty có đội ngũ BA chuyên nghiệp trong tác phong làm việc, bên cạnh đó, lực lượng Sale Rep thường xuyên tiếp xúc trao đổi với khách hàng, từ đó luôn kịp thời nắm bắt được các nhu cầu, phổ biến các chính sách của công ty đối với quý đại lý, khách hàng, và giải quyết thỏa đáng những yêu cầu cũng như khó khăn mà các đại lý gặp phải khi kinh doanh các sản phẩm bia của công ty.

- Carlsberg Việt Nam có chiến lược phát triển công ty bền vững, đặc biệt là sự quan tâm đến các đại lý về chính sách ưu đãi, các chính sách hỗ trợ tài chính thông qua những hoạt động trưng bày tại điểm bán. Cùng với đó là việc trang bị đầy đủcác trang thiết bịphục vụbán hàng, quảng cáo sản phẩm tại điểm bán.

- Các dòng sản phẩm bia của công ty đã được bảo chứng về chất lượng qua những cuộc thi vềbia mang tẩm cỡ thếgiới, như Huy chương Bạc tại… nhưng lại có mức giá hợp lý đối với nhiều phân khúc người tiêu dùng bằng những dòng sản phẩm khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đội ngũ cán bộnhân viênở khối kinh doanh có trìnhđộcao, và là những người trẻ năng động, khả năng thích ứng cao, nắm bắt nhanh nhạy đối với thị trường.

Cònở khối kỹthuật– sản xuất là những người có thâm niên kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và gắn bó từnhững ngày đầu thành lập công ty cho đến nay.

2.3.2. Điểm yếu:

- Đối với các dòng sản phẩm cao cấp như bia Carlsberg (chai và lon) của công ty có thị trường khá hẹp.

- Chịuảnh hưởng lớn từ sau vụ tin đồn sử dụng men bia có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Độ phủ thị trường chưa thật sự lớn, cùng với đó là áp lực từ đối thủ, nếu như công ty không có các cơ chế phòng thủ về thị phần thì nguy cơ mất đi thị phần về tay các đối thủtrên thị trường là rất lớn.

- Vẫn xảy ra tình trạng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong các dịp cao điểm vềtiêu dùng bia.

- Định hình về thươnghiệu của các dòng sản phẩm chỉ mới được thực hiện trong một khoảng thời gian chưa đủdài ( kểtừ2016, vấn đề định vị thương hiệu mới được quan tâm một cách đúng mức với các chiến dịch Marketing thành công như “25 năm chân thành gắn kết”, câu Slogan “Huda, Đậm tình miền Trung”…).

2.3.3. Cơ hội:

- Thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi những loại bia chất lương cao hơn và có yếu tốkhác biệt nhằm đem lại trải nghiệm mới và thú vị, điều này buộc các hãng bia phải thay đổi nhiều hơn, nhưng cũng chính là động lực, là cơ hội đểmột hãng bia như Carlsberg Việt Namngày càng đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đúng như câu nói của Ngài JC.

Jacobsen–nhà sáng lập hãng bia Carlsberg: “Trong nghề làm bia, mục tiêu tiên quyết không phải là lợi nhuận trước mắt, mà là phát triển nghệthuật nấu bia đến độhoàn hảo nhất có thể”.

- Huế được công nhận là thành phố Festival, là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trên thếgiới, cùng với đó là lễ hội Festival được tổchức 2 năm một lần,

Trường Đại học Kinh tế Huế

đây chính là cơ hội để công ty quảng bá nhiều hơn nữa các sản phẩm bia của mìnhđến với khách hàng trong nước cũng như bạn bè khách du lịch thếgiới.

2.3.4. Thách thức:

- Giá cảnguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng cao do các biến động về địa kinh tế.

- Thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, làm giảm thị phần mà công ty đã tạo dựng và có được.

Thông qua phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà công ty TNHH TM Carlsberg Việt Nam đang có cũng như gặp phải tại thị trường Huế, từ đó có thể đềra các chiến lược với mục tiêu như đãđề cập ban đầu. Chi tiết được thể hiện thông qua bảng 25 dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 25: Ma trận SWOT đối với Carlsberg Việt Nam tại thị trường Huế O: CƠ HỘI

Cơ hội về đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cơ hội quảng bá thông qua các hoạt động lễ hội của tỉnh nhà.

T: THÁCH THỨC Áp lực cạnh tranh gay gắt Giá cả nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng cao do các biến động về địa kinh tế.

S: ĐIỂM MẠNH

Thương hiệu trở thành một phần quen thuộc đối với người dân Huế.

Luôn nhận được sự quan tâm phát triển của chính quyền tỉnh.

Là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, có tiềm lực mạnh về tài chính từ tập đoàn sở hữu là Carlsberg (Đan Mạch)

Chiến lược S – O:

Tận dụng các tiềm lực về vốn để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Tận dụng niềm tự hào về thương hiệu địa phương trong các hoạt động quảng bá xúc tiến sản phẩm.

Phát triển các sản phẩm có tính đa dạng hơn trong chọn lựa, và phù hợp với phân khúc khách hàng (qua yếu tố định giá).

Chiến lược S – T:

Mở rộng kênh phân phối thông qua mở rộng số lượng điểm bán (outlet) – bằng việc chấp nhận cơ chế hợp đồng không độc quyền đối với các điểm bán.

Khắc phục các hậu quảcủa vụ tin đồn bằng việc chứng minh chất lượng sản phẩm và nguyên liệu xuất xứ 100% từ Đan Mạch, thông qua các bảo chứng về giải thưởng từcác cuộc thi.

W: ĐIỂM YẾU

Các hoạt động định hình về thương hiệu chỉ mới được thực hiện trong thời gian chưa lâu.

Độ phủ thị trường chưa thật sựlớn

Tình trạng chưa đáp ứng kịp nhu cầu vào các dịp cao điểm.

Chiến lược W – O:

Tận dụng nguồn lực từ tập đoàn sở hữu nhằm đầu tư mởrộng quy mô sản xuất Tiếp tục hoàn thiện về công tác định vị thương hiệu cho các dòng sản phẩm

Chiến lược W – T:

Có các chiến lược xúc tiến nhằm duy trì và tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Bia Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG