• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Thực tế ngành bia tại Việt Nam

Theo các số liệu từ báo cáo ngành bia 2017 của FPT Securities. So với bề dày lịch sử kéo dài từ cách đây 7000 năm của ngành bia thế giới, ngành bia tại Việt Nam bắt đầu muộn hơn. Vào cuối thếkỷ19, hoạt động sản xuất bia được nguồn người Pháp đưa vào Việt Nam thông qua hai cơ sở sản xuất là Nhà máy Bia Hà Nội (thành lập năm 1890) và Nhà máy Bia Sài Gòn (thành lập năm 1875). Từ 1875 đến nay, ngành bia Việt Nam đã có rất nhiều đổi mới và phát triển,thu hút vốn đầu tư và mối quan tâm từcả trong và ngoài nước.

Năm 2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 74 và 75/2003/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco), tiền thân là Nhà máy Bia Sài Gòn và Tổng Công ty Bia– Rượu– Nước Giải Khát Hà Nội (Habeco), tiền thân là Nhà máy Bia Hà Nội và chuyển một số công ty bia trong khu vực miền Bắc và miền Nam thành các đơn vịthành viên của hai Tổng công ty này. Kể từ đó đến nay, ngành sản xuất bia nội địa phần lớn chịu sựchi phối của hai Tổng công ty với Sabeco hiện đang sởhữu 23 công ty con và 14 công ty liên kết; Habeco đang sở hữu 17 công ty con và 6 công ty liên kết hoạt động trong cả ba lĩnh vực sản xuất, thương mại và vận tải các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát. Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều công ty bia hoạt động độc lập khác với quy mô nhỏ hơn như Công ty TNHH TM Huếthuộc sở hữu 100% của tập đoàn Carlsberg, Công ty Cổ phần Bia và NGK HạLong, Nhà máy Bia Masan Brewery Hậu Giang thuộc tập đoàn Masan, Công ty Cổphần Bia Nada…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từchỗchỉ có 2 nhà máy bia Hà Nội và Sài Gòn, đến nay, ngành bia Việt Nam đã phát triển với 129 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh, thành phố với sản lượng sản xuất trong năm 2015 đạt 4,6 tỷlít.

Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm trong giai đoạn 1996-2015. Điều này là do thói quen tiêu thụ bia ngày càng phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng tích cực đầu tư xây dựng thêm nhà máy, liên tục nâng công suất toàn ngành. Từ giaiđoạn 2001-2015, chỉ số CAGR 5 năm đềuở mức 2 con số, với mức CAGR 5 năm gần nhất là 10,93%. Tính đến năm 2015, theo thống kê của Kirin Holdings, tổng sản lượng bia sản xuất tại Việt Nam là 4,6 tỷlít, trở thành quốc gia sản xuất bia lớn thứ8 thếgiới và thứ3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Vềtiêu thụ đứng nhất Đông Nam Á, đứng thứ3 Châu Á và thứ9 toàn thếgiới.

Với tiềm năng lớn như vậy, việc các tập đoàn bia ngoại gia nhập vào thị trường bia Việt Nam là một điều tất yếu. Điển hình là tập đoàn bia Heineken đầu tư vào ngành bia Việt Nam từ năm 1991 với việc thành lập Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam.

Theo sau đó là hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới như Carlsberg (sở hữu 100%

Công ty Bia Huế và 17% tại Habeco), Sapporo với nhà máy bia tại Long An đi vào hoạt động từ2011 với công suất tối đa 150 triệu lít/năm hay AB-Inbev với nhà máy tại Bình Dương khánh thành năm 2015 với công suất 100 triệu lít/năm.

Dựa trên các phân tích vềsản lượng sản xuất, lượng tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng và xuhướng ngành bia Việt Nam, các chuyên gia đãđưa ra một số nhận định như sau:

- Các hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy, nâng cao công suất và đổi mới máy móc thiết bị vẫn đang được tích cực xúc tiến trong những năm gần đây cho thấy sản lượng sản xuất của ngành bia Việt Nam vẫn còn có thể tiếp tục tăng trong tương lai. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụbia tuy vẫn được kỳvọng tăng nhưng sẽ tăng với tốc độgiảm dần. Tăng trưởng về lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2015-2020 được dựbáo dừng lạiở mức CAGR (Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 6%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn tăng trưởng 2 chữsố trước đó. Điều này có thể được giải thích là do tác động từchính sách hạn chế tiêu thụ bia rượu và chất kích tích của chính phủ cùng với mối lo ngại về sức khỏe của người dân ngày càng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mức độ tập trung của thị trường rất cao với 3 doanh nghiệp lớn là Sabeco, Habeco và Heineken nắm giữ đến hơn 80% thịphần của toàn ngành,. Phần còn lại hầu hết rơi vào tay các hãng bia nước ngoài khác. Cạnh tranh ngày càng gay gắt được thể hiện ở việc thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam không tăng (Sabeco) và thậm chí có xu hướng giảm (Habeco) trong các năm gần đấy.

Trong khi đó thịphần của các tập đoàn bia ngoại lại không ngừng tăng lên.

- Phân khúc bia trung cấp và bình dân vẫn là các phân khúc được tiêu thụ nhiều nhất do cơ cấu dân số với tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao, nhưng phân khúc cao cấp sẽlà phân khúc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhờ hưởng lợi từ xu hướng cao cấp hóa đang phủ sóng không chỉ trên ngành bia mà còn rộng khắp các ngành hàng tiêu dùng khác. Như vậy, có thể nói ngành bia Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại do đãđạt đến quy mô lớn (thị trường tiêu thụbia lớn thứ9 thếgiới trongnăm 2017 với gần 4 tỷlít) [8].

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA