• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT

2.2 Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

2.2.4 Hỗ trợ

2.2.4.3 Nhận thức

hiện việc truyền đạt cho tất cả các thành viên trong công ty cũng như đối với các bên quan tâm.

Hằng quý công ty tổ chức cuộc gặp mặt giữa ban lãnh đạo và toàn thể người lao động đểphổbiến các chính sách chất lượng, chính sách bảo hiểm, luật lao động, an toàn môi trường,…và nêu rõ các mục tiêu tiếp theo của công ty để mọi người nắm rõ thông tin cũng như nhận thức được trách nhiệm của mìnhđối với mục tiêu chung của công ty.

Và nếu như chỉcần một nhân viên không tuân thủcác tiêu chuẩn công việc, nó sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi roảnh hưởng đến quá trình vận hành. Vì vậy, việc tạo động lực làm việc là cần thiết để đảm bảo rằng người lao động có động lực thực hiện tốt công việc. Tóm lại, dù bằng cách nào đi nữa công ty phải truyền tải, phổbiến cho người lao động nhận thức được tầm quan trong của hệthống quản lý chất lượng và những rủi ro, hậu quảcó thểxảy ra nếu không tuân theo những tiêu chuẩn công việc đó.

Thông thường cuối năm, ban lãnh đạo công ty Prime Phong Điền phát phiếu khảo sát ý kiến vềcác hoạt động tại công ty. Các phiếu khảo sát này không yêu cầu viết tên người lao động, nhờ đó, nhân viên có thểtự do bày tỏý kiến, nguyện vọng cá nhân thông qua phiếu khảo sát này, ban giám đốc có thể kiểm tra nhận thức của người lao động, biết được tâm tư, nguyện vọng của mỗi người lao động. Trong đó, các câu hỏi liên quan đến nhận thức gồm:

Anh/chị có hài lòng vềchế độ phúc lợi của công ty hay không ? Có 34 phiếu rất hài lòng, 102 phiếu hài lòng và 15 phiếuchưa hài lòngnhưng không biết lý do.

Anh/chị thấy môi trường làm việc tại công ty như thế nào? Có 115 phiếu tốt;

28 phiếu khá và 8 phiếu trung bình. Như vậy gần 90% người lao động nhận thấy môi trường tốt.

Anh chị có tin tưởng vào sự lãnh đạo và sự phát triển của công ty ? Có 19 phiếu rất tin; 124 phiếu tin và 8 phiếu chưa tin. Chỉ có khoảng 5% người lao động chưa tin vào sựlãnhđạo và phát triển của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Anh/chi có thường xuyên được phổbiến các chính sách của tập đoàn ?Có 137 phiếu thường xuyên; 14 phiếu ít biết và 0 có phiếu không biết. Hơn 90% biết và khoảng 10% ít biết, cho thấy nhận thức người lao động vềcác chính sách của công ty rất tốt.

Anh/chị thấy hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở của mình như thế nào ? Có 79 phiếu tốt; 46 phiếu khá; 20 phiếu trung bình và 8 phiếu kém nhưng không biết lý do. Cho thấy hoạt động của tổchức công đoàn cần cải thiệt sôi nổi hơn, quan tâm sâu sát đến toàn thểnhân viên nhiều hơn.

Đáng lưu ý, với câu hỏi “ Để phát triển doanh nghiệp anh/chị có ý kiến hoặc đềxuất giải pháp gì ? Một số người laođộng đãđề xuất công ty nên tổchức lớp học sử dụng bình phòng cháy chữa cháy và sơ cấp cứu khi bị rắn cắn. Qua tìm hiểu em được biết, mặc dù công tyđã trang bịbình phòng cháy chữa cháy rất đầy đủ và hằng năm đều có cuộc diễn tập về phòng cháy chữa cháy nhưng đến hiện tại chỉ một vài người biết cách sử dụng và khi có tình huống cháy nổ xảy ra, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì sẽkhông biết cách xửlý kịp thời. Bên cạnh đó, xung quanh công ty là rừng cây có rất nhiều rắn và người lao động muốn biết cách sơcấp cứu khi bị rắn cắn, phòng tránh trường hợp xấu có thểxảy ra.

Qua các số liệu khảo sát trên, có thể nhận thấy nhận thức của người lao động vềcác mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng của công ty tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn thấy còn một tỷlệ nhỏ người lao động chưa thực sựquan tâm cũng như hài lòng vềcác chính sách của công ty.

Căn cứ theo tiêu chuẩn (7.3) của hệthống quản lý chất lượng, công ty đã phổ biến mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng. Tuy nhiên, thực trạng một số thành viên vẫn chưa hiểu đúng và chưa nhận thức rõ tầm quan trong của mục tiêu, chính sách chất lượng làm cho quá trình vận hành thực tế gặp một vài khó khăn.

Chẳng hạn, công nhân làm việc ca 3 vẫn lơ là trong công việc làm cho thành phẩm men Frit không đạt chuẩn, những lô này thường phải tái chế đưa vào sản xuất lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế