• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Sự quan tâm của các nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối của các doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam

Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Với dân số hơn 90 triệu người với hơn 70% dân số ở độ tuổi từ 16 đến 64 chính là nhân tố hứa hẹn tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, tỷ lệ đô thị hoá cao, điều kiện sống ngày càng được nâng lên, môi trường kinh tế duy trì sự ổn định và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm là những yếu tố khiến ngành bán lẻ của Việt Nam hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Các con số thống kê của Tổng cục thống kê cho biết, kết thúc năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.469,9 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 109,77 tỉ đô la

Trường ĐH KInh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Mỹ), tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2014. Khép lại năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 2.67.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm 2015. Đáng chú ý ,theo cơ quan thống kê, doanh số bán lẻ mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng đến 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may mặc tăng 10,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,7%,... so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, rõ ràng thị trường bán lẻ trong nước đang tiếp tục tăng trưởng và có doanh số lớn hơn khá nhiều so với dự báo mà nhiều nhà bán lẻ và các công ty tư vấn quốc tế đưa ra trước đây.

Thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện nay được phân chia thành 2 phần chính là thị trường bán lẻ hiện đại bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Big C,VinMart, Co.op Mart,…và thị trường bán lẻ truyền thống bao gồm cái đại lý, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ truyền thống được chiếm bởi các đại lý, tiệm tạp hóa chứa đầy tiềm năng và rất đáng được quan tâm. Nếu muốn khai thác những cơ hội của phần thị trường này, các doanh nghiệp thương mại và nhà cung cấp cần biết khách hàng nhà bán lẻ quan tâm đến chính sách phân phối của công ty như thế nào.

Trước đây, khi thị trường bán lẻ chưa phát triển, số lượng nhà cung cấp và các doanh nghiệp thương mại còn ít, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối chưa gay gắt, các nhà bán lẻ bị hạn chế về quyền lực, mối quan tâm chủ yếu của khách hàng đối với chính sách phân phối là giá cả. Ngày nay, khi thị trường bán lẻ phát triển mạnh, sự canh tranh trong lĩnh vực phân phối gay gắt, các doanh nghiệp thương mại tập trung nhiều hơn đến việc làm hài lòng nhà bán lẻ khiến quyền lực của họ gia tăng. Giờ đây, sự quan tâm của khách hàng không chỉ là giá cả, chương trình khuyến mại mà còn rất nhiều yếu tố khác của chính sách phân phối, và mức độ quan tâm đến những yếu tố đó cũng vô cùng lớn.

Trong nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà bán lẻ Vinaphone tại thành phố Hồ Chí Minh” của Hoàng Tuấn Anh (2015) đã chỉ ra sự

Trường ĐH KInh tế Huế

quan tâm của nhà bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm sáu yếu tố: Quan hệ cá nhân, Chính sách bán hàng, Chăm sóc đại lý, Chính sách giá, Hỗ trợ thông tin, Thủ tục cài đặt, Cung cấp thẻ cào. Trong đó, yếu tố khách hàng quan tâm nhất là Quan hệ cá nhân, tiếp đến là Chăm sóc đại lý. Kết quả nghiên cứu đã phản ảnh một phần thực tế rằng, ngày nay các nhà bán lẻ có xu hướng quan tâm đến dịch vụ hoàn hảo, các yếu tố chăm sóc đại lý được ưu tiên, chính sách giá tuy quan trọng nhưng đã giảm đi mối quan tâm của họ.

1.2.2. Tình hình thị trường bán lẻ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hòa chung với xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Thừa Thiên Huế trong thời gian qua cũng đã có những sự phát triển mạnh mẽ.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ ra đời cùng với nhiều nhà phân phối nhảy vào thị trường Huế làm cho hoạt động tiêu dùng và phân phối tại đây diễn ra sôi động.

Theo Cục thống kê Thừa Thiên Huế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2016 ước đạt 2 703,3 tỷ đồng, tăng 1,01% so với tháng trước và tăng 9,31% so cùng kỳ năm 2015. Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 7/2016 ước đạt 2 073,3 tỷ đồng, chiếm 76,7% tổng số, tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 9,64% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Cục thống kê Thừa Thiên Huế, tính chung 7 tháng đầu năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 18 406,6 tỷ đồng, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bảy tháng đầu năm 2016, kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 14 126,3 tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng số và tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, thị trường bán lẻ tại địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng, tuy nhiên so với quy mô các tỉnh thành lớn khác ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng thì sự phát triển này vẫn còn quá khiêm tốn.

Đặc điểm các nhà bán lẻ tại Thừa Thiên Huế hiện nay là số lượng các nhà bán lẻ truyền thống như: chợ, quầy tạp hóa…với quy mô nhỏ nhưng số lượng rất lớn, còn nhà bán lẻ hiện đại như: siêu thị, trung tâp thương mại…với quy mô vừa và số lượng ít. Đặc điểm tiêu dùng của người Huế thường có xu hướng tiết kiệm, chi tiêu rất dè dặt và kỹ lưỡng, đây là một nét văn hóa đặc trưng vùng miền đã ăn sâu vào tư tưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ tại Huế.

Trường ĐH KInh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh

Theo cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, trong 3 tháng đầu năm 2017, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa và giá cả trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ được sự ổn định. Nhằm kích cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và giá trị khuyến mại lớn. Từ đầu năm đến tháng 03/2017, có khoảng 2.750 thông báo khuyến mại với tổng trị giá sản phẩm khuyến mại đạt khoảng 841 tỉ đồng; tổ chức 11 chuyến bán hàng bình ổn thị trường kết hợp đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa với doanh số bán hàng khoảng 900 triệu đồng. Hoạt động thương mại điện tử cũng diễn ra sôi động với 12 website được đăng ký mới, nâng tổng số trang thương mại điện tử hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 45 Website.

Trường ĐH KInh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ BÁN LẺ ĐỐI VỚI CHÍNH