• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Cơ sở thực tiễn

1.6.1 . Khái quát tình hình thị trường viễn thông Việt Nam năm 2016-2017 Có thể nói, năm 2017 là một năm có nhiều dấu ấn của thị trường viễn thông Việt Nam. Những chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp viễn thông đều được thực hiện với kết quả đạt được khả quan, đáng ghi nhận. Trong tháng 3 năm 2017, cả 3 nhà mạng lớn năm 95% thị phần viễn thông cả nước là Viettel, MobiFone, VinaPhone đều đã chính thức triển khai cung cấp dịch vụ công nghệ4G tới khách hàng, thịphần dịch vụ4G Việt Nam từ đó cũng có sự thay đổi lần gần nhất có thống kê về thị phần 4G tại Việt Nam số liệu 6 tháng đầu năm 2017, do IDG thực hiện với sựtham gia của 14.000 người dùng 4G. Tại thời điểm đó, Viettel

Trường Đại học Kinh tế Huế

áp đảo hoàn toàn hai đối thủ, khi chiếm lĩnh 52% thị phần, xếp sau là MobiFone 27%

và VinaPhone với 21% thị phần. Cũng theo khảo sát của IDG, thìước tính Việt Nam đang có khoảng 20 triệu thuê bao 4G. Về số trạm phát sóng BTS trong năm 2017, MobiFone đặt ra mục tiêu là 30.000 trạm, VinaPhone là 21.000 trạm trong khi Viettel nhanh chóng đạt tới 36.000 trạm phát sóng 4G ngay trước thời điểm chính thức triển khai dịch vụ.

Năm 2017 cũng là năm Việt Nam đã chuyển đổi thành công mã vùngđiện thoại cố định. Việc chuyển đổi được chia làm ba giai đoạn, tiến hành từ 11/2/2017 đến 31/8/2017 tại 59 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định giúp đảm bảo kho sốviễn thông được sửdụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ. Đồng thời, việc chuyển đổi mã vùng sẽ giúp độdài mã vùngđược nhất quán, đáp ứng thông lệquốc tế.

Trong năm 2017 công tác quản lý thông tin thuê bao trả trước tiếp tục được tăng cường. Một trong những động thái nhằm quản lý thông tin thuê baođó là thu hồi sim kích hoạt sẵn. Theo báo cáo của Cục Viễn thông (Bộ TT & TT) từ ngày 28/10/2016, 5 doanh nghiệp viễn thông gồm: VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile đã thảo thuận, thống nhất ký bản cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối của các doanh nghiệp viễn thông di động dưới sự chứng kiến của Bộ TT&TT.

Sau gần 1 năm triển khai bản Bản cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, tổng số thuê bao có dấu hiệu nghi vấn là hơn 28 triệu, sau đó đã có khoảng 4 triệu SIM thuê bao đã đi đăng ký lại thông tin hoặc đã bị hủy, khóa (do hết hạn sử dụng); tổng số thuê bao bị khóa tài khoản, thu hồi là hơn 24 triệu, tình trạng SIM có sẵn tài khoản khủng, SIM được khuyến mãi vượt mức giảm rõ rệt.

Ngày 24/4/2017 chính phủ ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP. Nghị định đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường quản lý thông tin thuê bao với một sốnội dung chính như: Thống nhất bán SIM tại điểm đăng ký thông tin thuê bao; việc cung cấp SIM chỉ được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập hoặcủy quyền, không hạn chế số SIM nhưng phải đầy đủ thông tin thuê bao chính chủ. Tính đến tháng 3/2018, qua việc triển khai Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã có tổng số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp thiết lập là 316.449 (gồm

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.254 điểm cố định, 313.195 điểm lưu động); số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông được ủy quyền là 29.882 điểm. Về việc rà soát, cập nhật lại thông tin thuê bao, theo báo cáo của Cục Viễn thông, tính đến 15/3/2018, đã có gần 4 triệu thuê bao trong tổng số 38 triệu thuê bao mà các doanh nghiệp đã xác định là có thông tin chưa đầy đủ, chính xác, đã thực hiện việc cập nhật lại thông tin thuê bao.

Đối với việc ngăn chặn phát tán tin nhắn rác trên mạng di động, sau 10 tháng triển khai từ 5/2017 đến 2/2018. Số tin nhắn rác được chặn trên toàn quốc là khoảng 260 triệu; số lượng tin nhắn rác đã giảm đi đáng kể. Theo thống kê của VNCERT, tổng lượng phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 năm 2017 giảm khoảng 86% so với năm 2016.

Năm 2017, cũng là năm đánh dấu sự kiện các nhà mạng tiến hành thửnghiệm chuyển mạng giữsố. Thực hiện quyết định số 846/QĐ-BTTTT ngày 23/5/2016 của Bộ TT&TT vềviệc phê duyệtĐềán triển khai dịch vụchuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam, quý 3 năm 2017, ba mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel đã bắt đầu thử nghiệm kỹ thuật chuyển mạng giữ nguyên số theo yêu cầu của Bộ TT&TT để chính thức áp dụng vào đầu năm 2018. Để chuẩn bị cho công tác này, các nhà mạng như VinaPhone, MobiFone, Viettel đều rất tích cực phối hợp với Cục Viễn thông và các nhà mạng khác nhằm đảm bảo tiến độ triển khai dịch vụchuyển mạng thông tin di động giữnguyên sốthuê bao.

Thị trường viễn thông những năm qua hầu như không có sự thay đổi lớn về vị thếcác doanh nghiệp trên thị trường so với trước đây, các doanh nghiệp vẫn phát triển với doanh sốlên tới hàng nghìn tỷ đồng cụthể:

Theo số liệu thống kê trong sách trắng CNTT-TT năm 2017, trong năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động tiếp tục có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile và Gtel. Cụ thể thị phần các doanh nghiệp viễn thông như sau: Viettel dẫn đầu thị trường viễn thông với thị phần chiếm 46,7%, MobiFone đứng vị trí thứhai với 26,1% thị phần, VNPT chiếm 22,2%, Vietnamobile theo sau chiếm 2,9% thịphần, và GTel chỉchiếm 2,1%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ1.1: Thịphần dịch vụviễn thông di động năm 2016

(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017) Theo thông tin từ Bộ TT&TT, trong tổng số khoảng hơn 127.4 triệu thuê bao trong đó có gần 63.6 triệu thuê bao của nhà mạng Viettel, hơn 34.6 triệu thuê bao mạng MobiFone, trên 20.5 triệu thuê bao của VinaPhone, gần 5.9 triệu thuê bao mạng Gtel và hơn 3.7 triệu thuê bao của Vietnamobile.

1.6.2 . Khái quát tình hình thị trường viễn thông tại Thừa Thiên Huế 2016-2017

Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn, trung du, miền biển và miền núi, ngành viễn thông Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà phân bố rất đa dạng và phức tạp.

Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dựbáo, quy hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.

Bên cạnh đó cùng với sự phát triển chung của ngành viễn thông ở Việt Nam, ngành viễn thông Thừa Thiên Huế cũng có sự phát triển mạnh mẽ không kém. Hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viên thông như Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile. Tuy nhiên trong đó thị phần Viettel và MobiFone vẫn chiếm chủ yếu, cụ thể: Theo thống kê từ MobiFone Thừa Thiên Huế ,Viettel đang nắm giữ 45% thị phần, MobiFone chiếm 37%, VinaPhone chiếm 17%, Vietnamobile 1%.

Trường Đại học Kinh tế Huế