• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

dàng lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp; Khách hàng thanh toán tiền hàng theo đúng quy trìnhđãđược quy định sẵn.

Thang đo “Đội ngũ nhân viên”với các biến: Nhân viên Công ty nhiệt tình; Nhân viên có trìnhđộ chuyên môn cao; Nhân viên chuyên nghiệp trong tác phong làm việc;

Nhân viên có thái độ niềm nở với khách hàng; Nhân viên bán hàng của Công ty thường xuyên đến thăm cửa hàng.

Thang đo “ Chính sách sau bán hàng” với các biến: Chính sách chăm sóc khách hàng tốt; Dịch vụ bảo hành đảm bảo; Luôn tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng;

Chính sách đổi trảphù hợp.

Thang đo “Khuyến mãi” với các biến: Những chương trình khuyến mãi được thực hiện thường xuyên; Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn; Hình thức khuyến mãi phong phú; Chương trình khuyến mãiđược thực hiện có giá trịcao.

Một nguyên nhân khác, Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp nhỏ lẻ, việc xây dựng hệ thống các doanh nghiệp nội thất hiện nay nhìn chung chưa đủ tầm, các cửa hàng bán lẻ cũng như việc giới thiệu các sản phẩm trưng bày không được nhiều, doanh số chưa cao. Các doanh nghiệp lại khó khăn trong việc giải quyết bài toán tồn kho, đa dạng hóa sản phẩm cũng như phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, chính sách hậu mãi để các cửa hàng yên tâm với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi thị trường bất động sản có những bước khởi sắc thì đó là thị trường tuyệt vời cho thị trường đồ nội thất, theo như dự báo, thị trường này có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là sau năm 2020, với thị trường nội địa tăng 6%, đạt 1,75 tỷ USD, vậy đâu là cơ hội và đầu là thách thức cho thị trường đồ nội thất ở trong nước ?

- Cơ hội:Mặc dù trong 10 năm trở lại đây, ngành nội thất chịu sức ép nặng nề từ các công ty nước ngoài, không ngừng gây nên những khó khăn cho các cửa hàng lớn nhỏ của nước ta. Nhưng tuy vậy, thị trường nội thất vẫn đang được các doanh nghiệp nội địa nắm giữ thị phần lớn với khoảng hơn 7.000 doanh nghiệp lớn nhỏ. Nhu cầu nhàở ngày càng tăng cao, kèm theo đó là các dịch vụ, sản phẩm đi kèm cũng tăng cao đáng kể, trong đó có thị trường đồnội thất. Với thu nhập của người dân ngày càng cao, chất lượng đời sống ngày càng tăng làm cho nhu cầu có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và sang trọng ngày càng lớn, dẫn đến việc sẵn lòng chi trả càng trở nên dễ dàng cho các loại sản phẩm nội thất.

- Thách thức:Năm 2017,tập đoàn có thương hiệu về đồ nội thất nổi tiếngIKEA của Thụy Điển đã tuyên bố sẽ gia nhập vào thị trường Đông Nam Á sau khi đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nhu cầu và thị hiếu ở khu vực này, thị trường có nguy cơ trực tiếp khi IKEA có dự định đầu tưcác chi nhánhở Đông Nam Álà thị trườngViệt Nam, điều này gây rất nhiều khó khăn cũng như áp lực cho các doanh nghiệp trong nước, buộc họ phải có được các biện pháp cũng như chiến lược hoạt động, chiến lược cạnh tranh sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn trong việc chọn lựa hàng hóa, đặc biệt là về đồ nội thất trong gia đình, nó buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mẫu mã, giá cả sản phẩm, nếu doanh nghiệp đáp ứng được tốt hoặc vượt quá mong đợi từ người tiêu dùng thìđây sẽ là thách thức ngọt ngào cho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.2. Tình hình thị trường mua bán đồ nội thất, vật liệu xây dựng ở Thừa Thiên Huế

Tình hình mua bán đồ nội thất tại tỉnh Thừa Thiên Huế có những sự biến động trong những năm vừa qua, khi thu nhập và mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu về những sản phẩm nội thất cao cấp cũng ngày càng cao. Điển hình (theo cổng thông tin điện tử tỉnh thừa thiên huế), ở tháng 1/2017 thông báo về doanh thu của đồ dùng, dụngcụ, thiết bị gia đìnhđạt 259.2 tỷ đồng, sang đến 1/2018 con số này tăng lên 268.1 tỷ đồng, tức là tăng 8.9 tỷ đồng (tăng 3.43% so với 1/2017), mức tăng có thể chấp nhận được vì khả năng tiêu dùng của khách hàngở Thừa Thiên Huế còn rất nhiều hạn chế, vẫncòn dè dặt trong việc chi tiêu, cho nên mức tăng trong tháng 1 qua 2 năm như vậy cũng được xem là khá ổn. Trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1634.2 tỷ đồng tăng lên 53 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2017, tức là tăng khoảng 3.35%. Trong cả năm 2018 con số này là 3322.4 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3141.0 tỷ đồng tức tăng 181.4 tỷ đồng ứng với 5.78%.

Đối với các sản phẩm gỗ và vật liệu xây dựng 1/2018 đạt 261.9 tỷ đồng tăng 23.5 tỷ đồng (tăng 8.97%) so với cùng kì năm ngoái. 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1749.7 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với cùng kì năm 2017. Trong cả năm 2018 thì doanh thu này đạt được là 3812.0 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3481.2 tỷ đồng, tức là năm 2018 tăng lên 330.8 tỷ đồng so với năm 2017 ( tăng 9.5%). (theo cổng thông tin điện tử tỉnh thừa thiên huế)

Có thể dễ dàng thấy được rằng, trong 6 tháng đầu năm của mỗi năm đối với từng chỉ tiêu có sự tăng về doanh thu bán hàng, tuy nhiên tỉ lệ tăng lại có sự giảm sút so với việc tính riêng cho tháng 1, đến cuối năm lại có sự tăng nhẹ, điều đó cho thấy rằng việc mua các đồ dùng dụng cụ, thiết bị gia đình, cũng như mua gỗ và vật liệu xây dựng chủ yếu tập trung vào đầu năm và trong 6 tháng cuối năm. Nhìn một cách tổng quan thì việc tiêu dùng năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 qua các mốc thời gian và qua từng chỉ tiêu, đây là sự gia tăng mang tính tích cực giúp cho thị trường mua bán đồ nội thất và vật liệu xây dựng sôi động hơn, thúc đẩy việc hình thành nên những doanh nghiệp mới, đáp ứng lượng cầu hàng hóa đang ngày một tăng của người tiêu dùng.

Tuy nhiên,

Trường Đại học Kinh tế Huế

qua đó ta cũng thấy được rằng tuy mức doanh thu tăng nhưng tỷ lệ tăng

khá nhỏ, nguyên nhân chính có tác động lớn nhất đó là hành vi mua hàng của người tiêu dùngở địa bàn tỉnh, chính những lối suy nghĩ chi tiêu tiết kiệm, dè dặt trong mua hàng, kĩ tính trong việc chọn lựa đãảnh hưởng sâu sắc đến việc mua bán hàng nội thất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC ĐẠI LÝ ĐỐI VỚI